Các thủ tục liên quan đến văn bản công chứng, hợp đồng lao động

21/04/2023
Đỗ Đăng An
Đỗ Đăng An
Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì toà án ra quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, trong quyết định này toà án phải quyết định về hậu quả pháp lí của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và mục đích của việc gửi quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thoả ước lao động tập thể vô hiệu cho cơ quan quản lí nhà nước về lao động để cơ quan này thực hiện chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình các bên kí kết và thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể.

I- THỦ TỤC YÊU CẦU TUYÊN BỐ VĂN BẢN CÔNG CHỨNG VÔ HIỆU

1. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

Văn bản công chứng vô hiệu làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Vì vậy, khoản 1 Điều 398 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về công chứng. Quy định này nhằm bảo đảm tính thống nhất của pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật về công chửng, đáp ứng yêu cầu của thực tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan.
Đơn yêu cầu toà án tuyên bổ văn bản công chứng vô hiệu phải có đủ những nội dung của đơn yêu cầu nói chung được quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ Luật tố tụng dân sựnăm 2015. Trong đó, nêu rõ yêu cầu toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu nào; tên, địa chỉ của phòng công chứng, văn phòng công chứng đã thực hiện việc công chứng; họ, tên, địa chỉ cư trú của người có quyền và nghĩa vụ liên quan V.V..
Gửi kèm theo đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là có căn cứ và hợp pháp như: vãn bản công chửng, chứng cứ chứng minh văn bản công chứng là không đúng thẩm quyền, thủ tục hoặc vô hiệu...

2. Việc xét đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

Theo quy định tại Điều 399 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là 01 tháng kể từ ngày toà án thụ lí đơn yêu cầu. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, toà án cồn tiến hành các công việc sau:

- Thông báo ngay việc thụ lí đơn yêu cầu tuyên bổ văn bản công chứng vô hiệu cho tổ chức hành nghề công chứng (phòng công chứng, văn phòng công chứng) hoặc công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người yêu cầu công chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và viện kiểm sát cùng cấp.

- Trong thời hạn này, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.

Khi hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, toà án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, toà án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu. Quyết định này được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp, người có đơn yêu cầu và người có liên quan.

Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì toà án ra quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, trong quyết định này toà án phải quyết định về hậu quả pháp lí của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

II- THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU; THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ VÔ HIỆU

1. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thoả ước lao động tập thể vô hiệu

Theo khoản 1 Điều 401 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, chủ thể có quyền yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể vô hiệu ỉà các bêíi của quan hệ ỉao dộng như người lao động, iổ chức đại diện tập thể lao động, người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước có thẩrn quyền khi có những căn cứ được quy định trong Bộ Luật lao động năm 2012. Mặc dù cho đến thời điểm hiện nay chưa có văn bản nào quy định những “cơ quan nhà nước có thẩm quyền” có quyền yêu cầu toà, án tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể vô hiệu. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của quan hệ lao động, phạm vi những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể vô hiệu phải là những cơ quan, tổ chức có liên quan như cơ quan quản lí nhà nước về lao động (phòng lao động-thương binh và xã hội; sờ lao động- thương binh và xã hội); cơ quan bảo hiểm xã hội...

Đơn yêu cầu của ngời lao động, ngời sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, văn bản yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 như ngày, tháng năm làm đơn; tên. toà án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; tên, địa chỉ, số điện thoại... của người yêu cầu; những vấn đề cụ thể yêu cầu toà án giải quyết và lí do, mục đích, cán cứ của việc yêu cầu toà án giải quyết; tên, địa chỉ của người liên quan... Kèm theo đơn yêu cầu/vàn bảĩi yêu cầu, người yêu cầu phải gửi các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đề nghị toà án tuyên hợp đồng lao động, thoả ước lao động vô hiệu là có căn cứ và hợp pháp.

2. Xem xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể lao động vô hiệu

Bên cạnh việc áp dụng các quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 361 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, việc xem xét đơn. yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể vô hiệu được thực hiện, theo thủ tục sau:

- Thời hạn chuẩn bị xét yêu cầu tuyên bổ hợp đồng lao động vô hiệu là 10 ngày, thoả ước lao động tập thể vô hiệu là 15 ngày, kể từ ngày toà án thụ lí đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, toà án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu. Sau khi thụ lí đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thoả ước lao động tập thể vô hiệu, toà án có trách nhiệm gửi thông báo thụ lí cho người có đơn yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và viện kiểm sát cùng cấp.

Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn hoặc văn bản yêu cầu, nếu người yêu cầu rút yêu cầu thì toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn, văn bản yêu cầu. Nếu đương sự không rút đơn yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, toà án phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, toà án phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bổ thoả ước lao động tập thể vô hiệu.

Khi xét đơn yêu cầu, thẩm phán có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thoả ước lao động tập thể vô hiệu. Trường hợp chẩp nhận yêu cầu thì thẩm phán ra quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thoả ước lao động tập thể vô hiệu. Trong quyết định này, toà án phải giải quyết hậu quả pháp lí của việc tuyên bổ hợp đồng lao động vô hiệu, thoả ước lao động tập thể vô hiệu.
Sau khi ban hành quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thoả ước lao động tập thể vô hiệu, ngoài việc phải gửi cho người có đơn hoặc văn bản yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, toà án còn phải gửi quyết định này đến cơ quan quản lí nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, cơ quan quản lí nhà nước về lao động cùng cấp trong trường hợp có liên quan đển doanh nghiệp không có trụ sở chính tại Việt Nam. Mục đích của việc gửi quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thoả ước lao động tập thể vô hiệu cho cơ quan quản lí nhà nước về lao động để cơ quan này thực hiện chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình các bên kí kết và thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể.


 

0 bình luận, đánh giá về Các thủ tục liên quan đến văn bản công chứng, hợp đồng lao động

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.85958 sec| 963.242 kb