Thủ tục sau đăng ký doanh nghiệp
1- Đăng ký khắc con dấu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây: Tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp việc khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi sử dụng.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong thành lập doanh nghiệp
2- Kê khai thuế
Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp tiến hành việc kê khai và nộp các loại thuế sau:
Thuế môn bài: Doanh nghiệp mới thành lập, chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai nộp thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp mới thành lập, có phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh thì phải khai, nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh (những doanh nghiệp thành lập trong 06 tháng đầu năm phải nộp thuế môn bài cả năm; những doanh nghiệp thành lập trong 06 tháng cuối năm chỉ nộp thuế môn bài nửa năm).
Hồ sơ khai thuế môn bài là Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung).
Thuế GTGT: Doanh nghiệp mới thành lập phải thực hiện phương pháp tính thuế GTGT theo một trong hai phương pháp sau:
+ Phương pháp khấu trừ thuế: Doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, bao gồm: (i) Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; (ii) Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh. Hồ sơ khai thuế GTGT tháng, quý áp dụng phương pháp khấu trừ thuế là Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính.
+ Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Người nộp thuế muốn chuyển đổi áp dụng các phương pháp tính thuế GTGT thì gửi văn bản thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT theo mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung). Hồ sơ khai thuế GTGT tháng, quý tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu là Tờ khai thuế GTGT mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung).
+ Khai thuế GTGT theo quý áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống. Với doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc khai thuế GTGT được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất, kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của năm dương lịch liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý. Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo theo mẫu số 07/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
-Thuế TNDN: Doanh nghiệp mới thành lập căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý. Kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp thực hiện kê khai quyết toán thuế TNDN. Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN bao gồm: Tờ khai quyết toán thuế TNDN; báo cáo tài chính năm; một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN tùy theo thực tế phát sinh của doanh nghiệp... Thời hạn nộp Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
- Thuế TNCN: Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên khai thuế theo tháng. Nếu tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở xuống thì khai thuế theo quý. Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm. Nếu trong tháng hoặc quý không phát sinh thuế TNCN thì không kê khai nhưng vẫn phải nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN năm. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong thành lập doanh nghiệp
3- Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp
Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp giúp quản lý tài chính một cách chuyên nghiệp và minh bạch. Các bước thực hiện bao gồm:
Lựa chọn ngân hàng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, CMND/CCCD của người đại diện theo pháp luật, v.v.).
Thực hiện các thủ tục mở tài khoản và đăng ký các dịch vụ ngân hàng điện tử (nếu cần).
Thông báo số tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế và các đối tác liên quan.
Việc mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp giúp tối ưu hóa quản lý tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch kinh doanh.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong thành lập doanh nghiệp
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Thủ tục sau đăng ký kinh doanh được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Thủ tục sau đăng ký kinh doanh có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.


TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm