Thực tập sinh pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

"Luật sư luôn có cơ hội làm việc tử tế. Vậy nếu chọn làm Luật sư, bạn hãy là một Luật sư tử tế".

- Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Everest

Thực tập sinh pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

Chương trình thực tập sinh pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest dành cho: [1] Sinh viên năm cuối ngành luật hoặc [2] Cử nhân luật chưa có kinh nghiệm làm việc, muốn trải nghiệm công việc trong Nghề Luật hoặc phát triển sự nghiệp trong Nghề Luật.

Chương trình thực tập nhằm: [a] Góp phần thực hiện Chức năng, Sứ mệnh của Luật sư; [b] Truyền thông về Văn hóa và Hoạt động của Công ty tới cộng đồng, đối tác, khách hàng và người hành Nghề Luật; [c] Chọn lọc nhân sự phù hợp với định hướng phát triển của Công ty.

Chương trình thực tập cơ bản có thời lượng (học tập, làm việc): 100 buổi, trong 02 tháng (toàn thời gian) hoặc 04 tháng (bán thời gian)

Liên hệ

CÁC VẤN ĐỀ CỦA SINH VIÊN NGÀNH LUẬT:

Kiến thức hàn lâm:
Kiến thức hàn lâm:
Chương trình đào tạo ngành luật tập trung nhiều vào những kiến thức pháp lý mà không phải tư duy pháp lý và phương pháp giải quyết vấn đề. Kiến thức hàn lâm cần thời gian, môi trường để chuyển hóa.
Thiếu trải nghiệm thực tế:
Thiếu trải nghiệm thực tế:
Chương trình đào tạo chính thức ngành luật đều có thời lượng dành cho kiến tập, thực tập. Thế nhưng đối với sinh viên, những trải nghiệm thực tế từ những chương trình này dường như quá ít.
Thiếu kỹ năng mềm:
Thiếu kỹ năng mềm:
Khả năng giao tiếp hiệu quả, soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ, ngoại ngữ... không thể thiếu đối với chuyên gia, nhưng lại không thể có được chỉ bằng học lý thuyết.
Thiếu kinh nghiệm sống:
Thiếu kinh nghiệm sống:
Khách hàng tìm đến chuyên gia pháp lý thường trong tình trạng đang gắp rắc rối pháp lý nào đó. Để giải quyết vấn đề, kiến thức sẽ không đủ, mà kinh nghiệm sống rất quan trọng.
Thiếu mối quan hệ:
Thiếu mối quan hệ:
Một người không thể thành công nếu làm việc một mình. Đối với chuyên gia pháp lý, điều này là rất quan trọng. Các chuyên gia hướng dẫn chính là khởi đầu những mối quan hệ quan trọng của sinh viên.
Áp lực thay đổi môi trường:
Áp lực thay đổi môi trường:
Áp lực học tập tại trường đại học sẽ không đáng kể so với áp lực công việc sau khi ra trường. Trở thành chuyên gia, bạn sẵn sàng chấp nhận làm việc nhiều hơn 08 giờ mỗi ngày, giải quyết nhiều việc cùng một lúc.

GIÁ TRỊ CỦA CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH PHÁP LÝ:

Trải nghiệm nghề luật:
Trải nghiệm nghề luật:
Được học tập, trải nghiệm tại một môi trường làm việc pháp lý chuyên nghiệp, thực tập sinh có cơ hội tìm hiểu về nghề luật, luật sư và Công ty Luật TNHH Everest.
Đạo đức và Ứng xử:
Đạo đức và Ứng xử:
Đạo đức và chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi nghề Luật sư liên quan mật thiết tới công lý, pháp luật, pháp quyền, pháp chế.
Chuẩn hóa kiến thức:
Chuẩn hóa kiến thức:
Các luật sư hướng dẫn giúp thực tập sinh hệ thống và chuẩn hóa kiến thức pháp lý được đào tạo tại trường đại học, thông qua trải nghiệm thực tế.
Đào tạo kỹ năng mềm:
Đào tạo kỹ năng mềm:
Chương trình huấn luyện thường xuyên, liên tục các kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ, làm việc đa nhiệm.
Tiếp cận kỹ năng nghề:
Tiếp cận kỹ năng nghề:
Thực tập sinh được tiếp cận vụ việc thực tế, có môi trường rèn luyện kỹ năng nghề, từ đó tự đánh giá năng lực, xác định mục tiêu, định hướng nghề nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp:
Cơ hội nghề nghiệp:
Những thực tập sinh xuất sắc luôn được chào đón tại Công ty. Dựa trên quan hệ cộng sự, các luật sư, chuyên gia cùng cam kết chịu trách nhiệm, cùng chia sẻ lợi ích.

I- VỀ CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH EVEREST:

[1] Chương trình thực tập:

Chương trình thực tập sinh pháp lý (gọi tắt là: Chương trình thực tập) của Công ty Luật TNHH Everest (gọi tắt là: Công ty), là một Chương trình đào tạo nghề nghiệp (không phải quan hệ lao động, việc làm), theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Việc làm, Bộ luật lao động. Chương trình thực tập được thiết kế gồm:

- Chương trình thực tập cơ bản có thời lượng: 100 buổi, trong 02 tháng (toàn thời gian) hoặc 04 tháng (bán thời gian), dành cho Sinh viên Ngành luật năm cuối, muốn trải nghiệm công việc trong Nghề Luật hoặc phát triển sự nghiệp trong Nghề Luật.

- Chương trình thực tập mở rộng: áp dụng đối Cử nhân luật nhưng chưa có kinh nghiệm làm việc, Sinh viên Ngành luật (năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba) các Trường đại học, mong muốn có cơ hội trải nghiệm Nghề Luật hoặc thực tập, kiến tập theo Chương trình đào tạo nghề nghiệp của Nhà trường.

- Chương trình thực tập nâng cao: có thời lượng đến 100 buổi. Thực tập sinh sau khi hoàn thành Chương trình thực tập cơ bản, vẫn có nhu cầu tiếp tục thực tập có thể đề xuất với Luật sư hướng dẫn việc nguyện vọng học tập, làm việc, bao gồm cả thời gian thực tập nâng cao dự kiến.

- Chương trình thực tập từ xa (online): ứng dụng công nghệ để cung ứng Chương trình thực tập online, áp dụng đối với Người được đào tạo Ngành luật, nhưng học tập, làm việc tại nơi Công ty không có trụ sở, địa điểm giao dịch. 

[2] Mục tiêu của Chương trình thực tập:

Đối với Công ty: [a] Góp phần thực hiện Chức năng, Sứ mệnh của Luật sư ghi nhận trong Luật Luật sư và Bộ Quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề luật sư Việt Nam; [b] Truyền thông về Văn hóa và Hoạt động của Công ty tới cộng đồng, đối tác, khách hàng và người hành Nghề Luật, đặc biệt về Triết lý, Giá trị cốt lõi, Sứ mệnh, khát vọng xây dựng Hãng Luật luôn đặt trách nhiệm xã hội cao nhất; [c] Chọn lọc nhân sự phù hợp với định hướng phát triển của Công ty, bởi việc sàng lọc phát hiện ra những ứng viên tiềm năng không phải điều dễ dàng, cần có thời gian và thử thách. Chương trình thực tập có thể hỗ trợ tốt việc này. Đối với Thực tập sinh không phù hợp Công ty có thể nói lời chia tay vào cuối Kỳ thực tập.

Đối với Thực tập sinh: [a] Được học tập, trải nghiệm tại một môi trường làm việc pháp lý chuyên nghiệp, Thực tập sinh có cơ hội tìm hiểu sâu về Nghề luật, Nghề luật sư, Hãng Luật (văn hóa, cơ cấu tổ chức, hoạt động nghề nghiệp); [b] Đạo đức và chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi nghề Luật sư liên quan mật thiết tới công lý, pháp luật, pháp quyền, pháp chế. Thực tập sinh sẽ có điều kiện hiểu rõ hơn về những điều này; [c] Các luật sư hướng dẫn giúp Thực tập sinh hệ thống và chuẩn hóa kiến thức pháp lý được đào tạo tại trường đại học, thông qua trải nghiệm thực tế; [d] Chương trình huấn luyện thường xuyên, liên tục các kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ, làm việc đa nhiệm; [đ] Được tiếp cận vụ việc thực tế, Thực tập sinh có môi trường rèn luyện kỹ năng nghề, từ đó tự đánh giá năng lực, xác định mục tiêu, định hướng nghề nghiệp; [e] Thực tập sinh xuất sắc luôn có cơ hội làm việc, nguyên tắc chung là mối quan hệ cộng sự, mọi người cùng cam kết chịu trách nhiệm, cùng chia sẻ lợi ích.

[3] Phân nhóm:

[Nhóm 1]: Thực tập sinh định hướng làm việc, hợp tác dài hạn với Công ty sau khi kết thúc Chương trình thực tập. Các hợp đồng tiếp theo, tùy vào năng lực và nguyện vọng hợp tác, có thể là: hợp đồng làm việc (có thể cần thêm hợp đồng thử việc), hợp đồng tập sự (theo quy định của Luật Luật sư, Điều 14), hợp đồng đối tác (đại lý, phân phối), hợp đồng cộng sự.

[Nhóm 2]: Thực tập sinh tham gia Chương trình thực tập để trải nghiệm, có thêm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, nhưng không có định hướng làm việc, hợp tác lâu dài với Công ty.

[4] Hỗ trợ thực tập sinh:

Thực tập sinh được hỗ trợ tiền ăn trưa, điện thoại, mức tiêu chuẩn: 1.000.000 đồng/thực tập sinh toàn thời gian/tháng, phải đảm bảo tuân thủ quy định về kỷ luật và đạt các yêu cầu Thực tập sinh của Công ty (do Luật sư hướng dẫn quyết định). Thực tập sinh được chi trả công tác phí (khi đi công tác), chi phí hợp lý khác theo quy định của Công ty. 

[5] Tiền lương của Thực tập sinh:

Thực tập sinh có định hướng rõ ràng sẽ làm việc, hợp tác dài hạn với Công ty sau khi kết thúc Chương trình thực tập (Thực tập sinh Nhóm I), có thể đề nghị để được Công ty xem xét về tiền lương, các chính sách hỗ trợ khi tham gia Chương trình thực tập, trong trường hợp họ trực tiếp hoặc tham gia làm việc và có kết quả cụ thể (đo lường được). Lưu ý, tiền lương, hỗ trợ không phải là bắt buộc, bởi đây không phải mối quan hệ lao động.

[6] Chuyển tiếp: 

Thực tập sinh Nhóm I sau khi hoàn thành Chương trình thực tập có thể đề nghị với Luật sư hướng dẫn, để được xem xét chuyển sang: [a] Giai đoạn thử việc, hoặc: [b] Tập nghề, hoặc: [c] Cộng tác. Trong trường hợp này, Thực tập sinh có thể đề nghị được giảm một phần thời gian thực tập.

Xem thêm: Quy trình Thực tập tại Công ty Luật TNHH Everest

II- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN, CÁC THỰC TẬP SINH CẦN LƯU Ý

[1] Hãng Luật:

Hãng Luật hay Công ty luật (tiếng Anh: Law Firm): là doanh nghiệp do một hoặc nhiều Luật sư (Lawyers) thành lập để cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng (cá nhân hoặc doanh nghiệp). Trên thế giới, Hãng Luật được tổ chức theo nhiều cách khác nhau, phổ biến là loại hình: [1] Doanh nghiệp tư nhân (tiếng Anh: Sole proprietorship); [2] Công ty hợp danh (hay Quan hệ đối tác chung, tiếng Anh: General partnership); [3] Công ty trách nhiệm hữu hạn (tiếng Anh: Limited liability company, viết tắt: LLC); [4] Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn (tiếng Anh: Limited liability partnership, viết tắt: LLP); [5] Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên nghiệp (tiếng Anh: Professional limited liability company, viết tắt: PLLC); [6] Tập đoàn chuyên nghiệp (tiếng Anh: Professional corporation); [7] Hiệp hội nghề nghiệp (tiếng Anh: Professional association, tiếng Đức: Verein). Các dịch vụ pháp lý phổ biến do Hãng Luật cung cấp, gồm: [1] Tư vấn pháp luật, [2] Đại diện cho khách hàng, [3] Tham gia tố tụng tại tòa án, [4] Các hỗ trợ pháp lý khác như thủ tục hành chính, dịch thuật, xác nhận giấy tờ. 

[2] Thành viên:

Thành viên (tiếng Anh: Partner, Member): Hợp danh (Partnership) là mối quan hệ chủ đạo trong tổ chức của các Hãng Luật, bởi Hãng Luật được thành lập dựa trên sự tin tưởng, liên kết chặt chẽ giữa các thành viên. Các thành viên được gọi là Partner (trong Công ty Luật hợp danh) và Member (trong Công ty Luật hợp danh hữu hạn, Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn). Mối quan hệ này không thuần túy là quan hệ Cổ đông (Shareholder) - góp vốn, tiền, tài sản để đổi lấy cổ phần, trở thành người sở hữu phần vốn góp tại Công ty. Bởi, tài sản lớn nhất của các Hãng Luật là danh tiếng của các Luật sư thành viên và mối liên kết chặt chẽ giữa họ. Tiền và tài sản khác được các Thành viên đóng góp chỉ là thứ yếu.

[3] Cộng sự:

Cộng sự (tiếng Anh: Associate): Mặc dù có sự phân định cấp bậc nhưng mọi người làm việc, cộng tác với nhau trên cơ sở sự tin tưởng, liên kết, cam kết và ràng buộc trách nhiệm, mà không phải quan hệ Chủ sử dụng lao động (Employer, Boss) với Nhân viên (Employees, Workers). Lưu ý, Associate (danh từ, noun, /əˈsoʊsieɪt/) - có ý nghĩa người cùng cộng tác, đồng minh.

[4] Luật sư cố vấn:

Luật sư cố vấn (tiếng Anh: Counsel Attorneys): không phải là Nhân viên của Công ty Luật, mà họ làm việc với tư cách là Cộng sự độc lập, thường được thuê để nâng cao chuyên môn và hệ thống khách hàng của Công ty Luật. Những Luật sư này thường là những Luật sư cao cấp có nhiều kinh nghiệm, có uy tín cao, có cơ sở khách hàng riêng, Những Luật sư cố vấn cũng có thể đã nghỉ hưu một phần, thậm chí có thể đã nghỉ việc tại cùng một Hãng Luật. Hầu hết các Luật sư cố vấn làm việc bán thời gian, quản lý các hợp đồng của riêng họ và giám sát các Luật sư cộng sự và nhân viên khác.

[5] Thân chủ:

Thân chủ (tiếng Anh: Client): luật sư gọi khách hàng của mình là thân chủ. Ngoài đặc quyền Bảo mật riêng tư, mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng rất đặc biệt: khách hàng tin tưởng luật sư, luật sư có bổn phận thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý một cách cẩn trọng như công việc của chính mình. Những người không đặt đạo đức và uy tín lên hàng đầu thì không thể phù hợp với nghề luật sư.

[6] Quy tắc đạo đức:

Quy tắc đạo đức Nghề luật sư (tiếng Anh: Code of Ethics for Lawyers): Nhiều ngành nghề bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà các thành viên, người hành nghề phải cam kết tuân thủ (như ngành y tế - Quy định về y đức, ngành công an - Lời thề danh dự công an nhân dân...). Đối với nghề luật sư, đạo đức đặt lên hàng đầu, quan trọng hơn năng lực chuyên môn. Ở Việt Nam hiện nay các luật sư tuân thủ Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

[7] Thực tập sinh pháp lý:

Thực tập sinh pháp lý (tiếng Anh: Legal Interns): thường là Sinh viên Ngành luật hoặc Cử nhân Luật chưa có kinh nghiệm sẽ đăng ký tham gia Kỳ thực tập tại một Hãng luật hoặc Phòng pháp chế của một Công ty (Tập đoàn) để học tập và trải nghiệm kinh nghiệm làm việc tại môi trường pháp lý. Đây là phương thức hiệu quả đưa Sinh viên luật, Cử nhân luật đến sự nghiệp pháp lý.

[8] Kỳ thực tập:

Kỳ thực tập (tiếng Anh: Legal Internship): bản chất đây là khoảng thời gian để Sinh viên năm cuối ngành luật hoặc Cử nhân ngành luật tham gia chương trình đào tạo bổ sung kèm với thực hành, thông thường sẽ kéo dài từ 02 tháng đến 06 tháng. Kỳ thực tập giúp các Thực tập sinh hoàn thiện kiến thức được đào tạo trường đại học, rèn luyện về đạo đức, nâng cao kỹ năng mềm, bước đầu tiếp cận với kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng), từ đó hiểu tổng quan về Nghề luật.

[9] Lương của Thực tập sinh:

Thực tập sinh pháp lý không lương: Thực tập sinh pháp lý trong phần lớn các trường hợp không được trả lương. Bởi thực tế, những sản phẩm mà Thực tập sinh này tạo ra thường không có giá trị hoặc giá trị rất thấp, trong khi đơn vị tổ chức chương trình thực tập sẽ gánh thêm các chi phí hành chính, cũng như phải phân công chuyên gia có kinh nghiệm hướng dẫn, giám sát đảm bảo chất lượng của chương trình.

Thực tập sinh pháp lý có lương: Hãng luật (không phải tất cả) có chính sách trả lương hoặc hỗ trợ nào đó (phụ cấp, trợ cấp) cho những Thực tập sinh thái độ học tập, làm việc tích cực và đạt được tiêu chuẩn nhất định. Điều này có thể coi là ghi nhận của Hãng luật đó đối với những đóng góp của Thực tập sinh hoặc là phương thức thu hút nhân tài

[10] Công việc của Thực tập sinh:

Công việc của Thực tập sinh pháp lý: nội dung chính xác của Kỳ thực tập luật sẽ phụ thuộc vào đơn vị tổ chức chương trình. Thế nhưng, thường các Thực tập sinh ngoài chương trình đào tạo sẽ thực hành một số nhiệm vụ: [i] Hành chính văn phòng tổng hợp; [ii] Trợ lý, giúp soạn thảo văn bản và đàm phán; [iii] Trợ giúp rà soát, xem xét các tài liệu; [iv] Gửi thư và liên hện nội bộ và bên ngoài; [v] Tham dự các cuộc họp với tư cách thư ký.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest 

THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH PHÁP LÝ:

Bước
1
Thông tin tuyển dụng:
Công ty sẽ thông báo chi tiết về Chương trình thực tập sinh pháp lý tại Trang thông tin điện tử nội bộ: https://everest.org.vn. Thông tin về Chương trình có thể được thông báo công khai tại các trang mạng xã hội hoặc trang thông tin điện tử chuyên về tuyển dụng nhân sự.
Bước
2
Hồ sơ dự tuyển:
Ứng viên có thể nộp hồ sơ dự tuyển theo 03 cách: [1] nộp qua E-mail: info@everest.org.vn, [2] đăng ký trực tuyến trên Trang thông tin điện tử nội bộ - https://everest.org.vn, hoặc: [3] nộp trực tiếp tại địa chỉ giao dịch của Công ty. Trường hợp cần tìm hiểu thêm thông tin, ứng có thể gọi điện trực tiếp cho bộ phận tuyển dụng: 024-66.527.527.
Bước
3
Tham dự phỏng vấn:
Hồ sơ dự tuyển đạt tiêu chuẩn sẽ được mời tham dự phỏng vấn: [1] trực tiếp tại các địa chỉ giao dịch của Công ty, hoặc: [2] trực tuyến (qua Zoom). Công ty sẽ đánh giá ứng viên dựa trên tiêu chí: mục tiêu và định hướng nghề nghiệp, thái độ, mức độ phù hợp của ứng viên với Chương trình. Một số trường hợp Phòng nhân sự yêu cầu buổi phỏng vấn thứ hai.
Bước
4
Đăng ký tham quan:
Sau tham dự phỏng vấn, ứng viên có thể đăng ký tham quan trực tiếp tại Công ty, thời gian (tối đa) 03 buổi làm việc. Ứng viên sẽ tìm hiểu về: văn hóa tổ chức, nội quy làm việc, quy tắc đạo đức và ứng xử, các dịch vụ pháp lý, quy chế và quy trình làm việc. Ứng viên có thể được hướng dẫn thêm các vấn đề khác.
Bước
5
Hợp đồng thực tập:
Khi đồng ý tham gia thực tập, ứng viên ký hợp đồng thực tập với Công ty. Lưu ý, thực tập sinh có thể trải nghiệm Chương trình thực tập sinh pháp lý trong 12 buổi (thực tập thử), để đánh giá xem mình thực sự phù hợp với Chương trình hay không. Thực tập sinh nếu thấy rằng Chương trình không phù hợp có thể xin phép chấm dứt Chương trình thực tập sinh pháp lý trong thời gian 12 buổi thực tập thử này.
Bước
6
Thực tập chính thức:
Chương trình thực tập cơ bản kéo dài 100 buổi (gồm thời gian tham quan - 03 buổi, thực tập thử - 12 buổi). Khi đã bước sang giai đoạn thực tập chính thức, thực tập sinh có trách nhiệm hoàn thành toàn bộ Chương trình. Mục tiêu đào tạo trong giai đoạn này: [1] hiểu cơ cấu tổ chức, hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, [2] sự chuyên nghiêp và đạo đức nghề luật sư; [3] chuẩn hóa kiến thức pháp lý; [4] rèn luyện kỹ năng mềm như giao tiếp hiệu quả, soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, làm việc đa nhiệm; [5] tiếp cận ban đầu với kỹ năng luật sư.
Bước
7
Kết thúc thực tập:
Cuối chương trình, thực tập sinh làm báo cáo hợp (mẫu). Thực tập sinh đạt yêu cầu về thời gian thực tập, kiến thức và tuân thủ kỷ luật được cấp Chứng chỉ xác nhận hoàn thành chương trình thực tập.
Bước
8
Đăng ký tập việc, thử việc:
Lưu ý, Thực tập sinh pháp lý là Chương trình đào tạo bổ sung gắn với thực hành nghề luật. Chương trình cũng có ý nghĩa định hướng: thực tập sinh sau thực tập thấy rằng mình yêu thích nghề luật, mong muốn làm việc tại Công ty Luật TNHH Everest có thể tiếp tục đăng ký Chương trình tập việc trong khoảng thời gian 03 tháng đến 06 tháng thực hiện công việc tương tự như chuyên viên pháp lý làm việc toàn thời gian.
Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH PHÙ HỢP VỚI:
  • Sinh viên năm cuối trường đại học ngành luật;
  • Cử nhân luật chưa có kinh nghiệm làm việc;
  • Người làm công tác pháp luật muốn tích lũy thêm kinh nghiệm;
  • Sinh viên không phải chuyên ngành luật muốn trải nghiệm nghề luật.
CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH PHÙ HỢP VỚI:
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc

CÔNG TY LUẬT TNHH EVEREST - ĐỐI TÁC TIN CẬY:

Huấn luyện, đào tạo:
Huấn luyện, đào tạo:
Chúng tôi cam kết cung cấp tới khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng cao bởi chương trình huấn luyện và đào tạo được tổ chức liên tục, thường xuyên.
Thương hiệu uy tín:
Thương hiệu uy tín:
Chúng tôi tự hào là một tổ chức luật sư uy tín tại Việt Nam Với hơn 13 năm kinh nghiệm, nơi hội tụ của hàng chục luật sư chuyên gia có kinh nghiệm.
Dịch vụ tiện ích:
Dịch vụ tiện ích:
Ứng dụng công nghệ pháp lý và mạng lưới hoạt động rộng khắp chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng cao, chi phí hợp lý, mọi lúc, mọi nơi.
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Thực tập sinh pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.25816 sec| 1160.055 kb