Thực tiễn và giải pháp đối với thực trạng hành vi giao dịch nội gián

26/08/2024
Dương Vũ Long
Dương Vũ Long
Pháp luật chứng khoán Việt Nam đã có những điều chỉnh về hành vi giao dịch nội gián kể từ thời điểm Luật số 54/QH-14 Luật Chứng khoán năm 2019 có hiệu lực. Trong đó, bao gồm việc phát hiện và xử lý các vi phạm cỏn rất nhiêu bất cập. Bài viết này đưa ra số liệu thực tiễn, chỉ ra những bất cập tồn đọng trong quy định pháp luật và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.

1- Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật chứng khoán hiện hành về hành vi giao dịch nội gián

Hiện này các quy định về xử lý vi phạm hành chính, hình sự đối với các vi phạm trên thị trường chứng khoán, các hành vi công bố thông tin nội bộ đã có nhiều sửa đổi, bổ sung, mức chế tài xử lí cũng đã được nâng lên nhiều lần. Tuy nhiên, qua số liệu thanh tra, giám sát của Ủy ban Chứng khoán nhà nước và cách thức xử lý đối với các vụ việc vi phạm về thao túng, mua bán chui cổ phiếu hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập. Đặc biệt có thể kể đến vụ việc đã gây rúng động thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023 của ông Trịnh Văn Quyết.
Bên cạnh đó, việc các lãnh đạo công ty đại chúng mua bán cổ phiếu cũng là một vấn đề đầy nan giải trong khuân khổ thị trường chứng khoán đầy biến động hiện nay. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, nhóm vi phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin khi giao dịch nội bộ của các công ty đại chúng chiếm đến 27% tổng số vi phạm năm 2014, năm 2017 thì con số này tăng lên đến 57% và năm 2019 là 71,4%. Riêng trong năm 2023, tính đến ngày 27/12/2023, có đến 145 quyết định xử phạt trên thị trường chứng khoán, 27 quyết định xử phạt đối với cá nhân và 118 quyết định xử phạt đối với tổ chức. Tổng số tiền phạt hành chính là hơn 34.4 tỷ đồng. Đây là những con số biết nói, khẳng định rõ ràng về sự biến động, bất cân xứng về thông tin trong thị trường chứng khoán Việt Nam, gây ra sự nhiễu loạn, làm mất đi niềm tin của các nhà đầu tư và hơn thế nữa là ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên có thể thấy ngoài các trường hợp bị phát hiện thì rất hiếm thấy các trường hợp giao dịch nội gián bị xử lí. Theo báo cáo của Bộ Tài chính giai đoạn 2014-2023, vi phạm nghiêm trọng liên quan đến giao dịch chứng khoán chủ yếu là vi phạm về hành vi thao túng giá thị trường và chỉ có duy nhất một trường hợp giao dịch nội gián được phát hiện. Tức là, tỉ lệ phát hiện và xử lý hành vi giao dịch nội gián là rất thấp so với việc phát hiện các vi phạm liên quan khác trong thị trường chứng khoán.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Một số bất cập trong quy định pháp luật chứng khoán

Không quá khi nói pháp luật chứng khoán hiện hành hoạt động chưa hiệu quả khi tỉ lệ phát hiện và xử lý giao dịch nội gián là rất hạn chế. Các quy định về giao dịch nội gián cũng chưa thực sự được lượng hoá và hướng dẫn một cách cụ thể.
Tại Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định rõ hơn về một trong những yếu tố cấu thành tội phạm của 04 tội danh trong lĩnh vực chứng khoán là yếu tố gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Tuy nhiên hiện chưa có quy định pháp lý và văn bản hướng dẫn nào làm cơ sở hoặc tham chiếu cho việc tính toán khoản thiệt hại của nhà đầu tư, qua đó làm cơ sở xác định dấu hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm. Điều này thực sự là một thách thức cho cơ quan chức năng khi xử lý, thực hiện giám định tư pháp các vụ việc về thao túng, nội gián hay các hành vi vi phạm khác.
Đối tượng, chủ thể của vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán là đối tượng có học thức, hiểu biết, am hiểu sâu rộng và thậm chí là chuyện gia về lĩnh vực tài chính, chứng khoán, công nghệ thông tin và có quan hệ xã hội sâu rộng nên phương thức thủ đoạn phạm tội thường rất tinh vi, lợi dụng những kẽ hở trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thị trường chứng khoán để thực hiện hành vi vi phạm. Đây được coi là một loại tội phạm ẩn, diễn ra trong một thời gian dài, khi phát hiện thì đã gây thiệt hại lớn cho ngân sách đồng thời gây nhiều khó khăn trong quá trình phát hiện, điều tra, xử lý vụ việc của các cơ quan chức năng.
Công tác xác định hậu quả, thiệt hại trong các vụ án liên quan đến lĩnh vực chứng khoán còn gặp nhiều khó khăn, do số lượng tài khoản chứng khoán giao dịch lớn, rất khó xác định được sự liên hệ giữa các tài khoản.

Xem thêm: Dịch vụ trợ lý pháp lý thuê ngoài của Công ty Luật TNHH Everest

3- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi từ cá nhân người viết

Tác giả xin đưa ra một số ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật nhằm phòng, chống hành vi giao dịch nội gián như sau:
Thứ nhất là, sử dụng chính xác thuật ngữ “giao dịch nội gián” để quy định về hành vi giao dịch nội gián hoặc liên quan tới giao dịch nội gián;
Thứ hai là, tăng mức phạt tiền đối với cả vi phạm hành chính và cả tội phạm thực hiện hành vi giao dịch nội gián. Việc tăng mức phạt tiền sẽ làm triệt tiêu đi động cơ trục lợi của người thực hiện giao dịch nội gián;
Thứ ba là nâng cao hiệu quả hoạt động của ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện tại, Việt Nam có hai hệ thông giám sát thông tin lớn là hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán (MSS) được triển khai xây dựng từ năm 2013 và nâng cấp năm 2020 và hệ thống công bố thông tin dành cho công ty đại chúng (IDS). Đến nay, cả nước đã có hơn 2000 công ty đại chúng đăng ký và  công bố thông tin điện tử qua hệ thống IDS giúp các đối tượng tham gia thị trường được tiếp cận một cách nhanh chóng và công bằng; kịp thời nằm bắt thông tin và đưa ra quyết định phù hợp. Cần phải đầu tư nghiên cứu những công nghệ mới, ứng dụng những biện pháp triệt để nắm bắt được những thay đổi của xã hội như việc phân tích, thu thập dữ liệu, giao dịch online,... Hệ thống công nghệ phải gắn liền và tương thích với hệ thống công nghệ của các Sở giao dịch chứng khoán nhằm đảm bảo tính bảo mật của cơ sở dữ liệu thông tin, đảm bảo an toàn tiền và chứng khoán của khách hàng.
Thứ tư là, nâng cao năng lực của cán bộ giám sát các cấp. Yêu cầu của công tác giám sát giao dịch đòi hỏi cán bộ giám sát phải có các kỹ năng chuyên môn về phân tích, xử lý dữ liệu; kỹ năng tiếp xúc với các đối tượng giám sát thuộc nhiều thành phần khác nhau; cũng như khả năng vận hành hệ thống công nghệ phục vụ cho công tác giám sát. Đồng thời, tiếp tục xây dựng phần mềm phân tích và các công cụ phân tích dữ liệu giao dịch chứng khoán phục vụ việc cảnh báo, đánh giá hành vi vi phạm.
Thứ năm là, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống giao dịch nội gián để bồi đắp kinh nghiệm và sự phối hợp giám sát. IOSCO (Uỷ ban Chứng khoán Quốc tế) đã xây dựng và ban hành thông lệ trong quản lý thị trường chứng khoán được thể hiện dưới các nguyên tắc quản lý thị trường. Là thành viên của IOSCO và ký bản cam kết MmoU (Bản ghi nhớ đa phương) về những yêu cầu đối với các chỉ tiêu an toàn chứng khoán, Việt Nam cần tích cực xây dựng cơ chế hợp tác đa phương trong khuôn khổ của IOSCO và tăng cường hợp tác khu vực. Để thực hiện điều này, Việt Nam có thể thiết lập cơ chế hợp tác thông qua hình thức ngoại giao, tham gia hoạt dộng của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phòng chống tội phạm chứng khoán như ASEANPOL - Hiệp hội các lực lượng cảnh sát quốc tế khu vực ASEAN hay INTERPOL - Cảnh sát quốc tế; Hoạt động tích cực trong các thỏa thuận và cam kết quốc tế về phối hợp và chia sẻ thông tin trong lĩnh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia lĩnh vực tài chính nói chung và giao dịch nội gián nói riêng. Đặc biệt, trong quá trình đổi mới, phát triển công nghệ, các tổ chức trung gian thị trường Việt Nam cũng cũng cần chú ý đến xu thế hội nhập trong thị trường chứng khoán cũng như sự kết nối hệ thống giao dịch các nước, niêm yết chéo giữa các thị trường chứng khoán.
Thứ sáu là, bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các giải pháp kỹ thuật để gia tăng hiệu quả thực thi pháp luật chứng khoán về giao dịch nội gián thì điều cấp thiết là quan tâm đến việc năng cao ý thức và trách nhiệm của các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán. 
Những chủ thể cần được chú ý trước tiên là những chủ thể có chuyên môn cao trên thị trường chứng khoán như những người hành nghề chứng khoán, tổ chức trung gian, nhà đầu tư,... Có thể thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hành vi giao dịch nội gián là việc những thông tin nội bộ bị rò rỉ và có sự kết nối giữa những cá nhân hành nghề chứng khoán, nhà đầu tư chứng khoán và những chủ thể đặc biệt. Nếu đội ngũ hành nghề chứng khoán, các tổ chức trung gian có đạo đức nghề nghiệp, thực hiện đúng đắn những nguyên tắc trên thị trường chứng khoán thì giao dịch nội gián xuất hiện là điều khó có thể xảy ra.

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý thuê ngoài của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Thực tiễn và giải pháp đối với thực trạng hành vi giao dịch nội gián được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Thực tiễn và giải pháp đối với thực trạng hành vi giao dịch nội gián có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Thực tiễn và giải pháp đối với thực trạng hành vi giao dịch nội gián

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.73390 sec| 968.859 kb