Thuế suất và cách xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp

12/03/2023
Thực hiện các cam kết với quốc tế theo lộ trình hội nhập, trong khoảng một thập kỷ gần đây, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đã được sửa đổi theo hướng giảm dần và từng bước xóa bỏ phân biệt về thuế suất áp dụng đối với hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.

1- Thuế suất

Thực hiện các cam kết với quốc tế theo lộ trình hội nhập, trong khoảng một thập kỷ gần đây, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đã được sửa đổi theo hướng giảm dần và từng bước xóa bỏ phân biệt về thuế suất áp dụng đối với hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2003 đã hạ bớt mức thuế trong biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt quy định trong Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998 theo hướng bỏ mức thuế suất 100% và thay bằng mức thuế suất 80% là mức tối đa trong biểu thuế đồng thời đưa mức thuế suất tối thiểu từ 15% xuống 10%. Gần đây, Luật sửa đổi năm 2005 lại tiếp tục hạ mức thuế suất tối đa trong biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, theo đó, mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế là 75%; đồng thời mức thuế suất áp dụng đối với các mặt hàng như rượu, bia và đặc biệt thuế suất áp dụng đối với các loại ô-tô đều giảm. Hiện nay, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 lại tiếp tục hạ mức thuế suất tối đa trong biểu thuế suất xuống 70%.

Cụ thể, theo biểu thuế ban hành kèm theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế suất tỉ lệ gồm nhiều bậc, áp dụng cho từng nhóm mặt hàng, dịch vụ chịu thuế, với mức thuế cao nhất là 70% và thấp nhất là 10%.

Mức thuế suất cao nhất (70%) áp dụng đối với các mặt hàng vàng mã và hàng mã. Trước đây, mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế tiêu thụ đặc biệt là 75% áp dụng đối với hia chai và bia hộp. Hiện nay, để thực hiện cam kết quốc tế khi gia nhập WT0, Luật năm 2008 đã giảm thuế suất áp dụng đối với bia, không phân biệt bia chai, bia hộp, bia tươi hay bia hơi theo lộ trình gồm hai giai đoạn. Giai đoạn một từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2012 áp dụng thuế suất 45%; giai đoạn hai từ ngày 01/01/2013 trở đi, áp dụng thuế suất 50%.

Mức thuế suất thấp nhất trong biểu thuế tiêu thụ đặc biệt theo Luật năm 2008 là 10%, áp dụng đối với một số mặt hàng như: ô tô chạy bằng điện chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi; ô tô chạy bằng điện vừa chở người vừa chở hàng; xăng các loại và các chế phẩm khác để pha xăng; điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Trước đây, mức thuế thấp nhất (10%) chỉ áp dụng đối với xăng, các chế phẩm dùng pha chế xăng và đối với dịch vụ kinh doanh golf. Như vậy, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 đã mở rộng hơn diện các mặt hàng được hưởng thuế suất thấp (10%) so với quy định cũ.

Nhìn một cách tổng thể, biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo Luật năm 2008 được quy định không phân biệt xuất xứ của hàng hoá (bất kể hàng hoá sản xuất trong nước hay nhập khẩu). Điều này thể hiện rõ qua hệ thống thuế suất áp dụng đối với các nhóm mặt hàng: thuốc lá, rượu, bia và ô tô. Cụ thể là trong trường hợp mặt hàng thuốc lá: tất cả các loại thuốc lá bất kể được sản xuất từ nguyên liệu trong nước hay nhập ngoại đều chịu cùng một mức thuế suất là 65%. Trước đây, theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2003, thuốc lá đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu chịu thuế suất 65%; trong khi đó thuốc lá đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sản xuất trong nước chỉ chịu thuế suất 45%. Quy định này thể hiện chính sách ưu đãi của nhà nước đối với hàng nội hoá (thuốc lá đầu lọc sản xuất bằng nguyên liệu từ trong nước được ưu ái hơn - hưởng thuế suất thấp hơn - so với thuốc lá đầu lọc sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu). Lần sửa đổi luật năm 2005, đã xoá bỏ sự phân biệt đối xử về xuất xứ của nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc lá, theo đó thuế suất áp dụng đối với thuốc lá điếu (bất kể nguồn gốc của nguyên liệu sản xuất ra thuốc lá) trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2007 là 55% và từ năm 2008 là 65%. Luật năm 2008 vẫn tiếp tục duy trì chính sách không phân biệt đối xử xuất xứ của hàng hoá và giữ nguyên mức thuế suất này.

Trong trường hợp mặt hàng rượu: cùng là rượu bất kể sản xuất trong nước hay nhập khẩu, nếu cùng nồng độ cồn, đều phải chịu cùng một thuế suất. Mức thuế suất cao nhất là 45% (áp dụng trong giai đoạn từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2012) hoặc 50% (áp dụng trong giai đoạn từ ngày 01/01/2013 trở đi) đánh vào rượu từ 20 độ trở lên và mức thuế suất thấp nhất là 25% đánh vào rượu dưới 20 độ.

Trong trường hợp mặt hàng ô tô: cùng là ô tô (không phân biệt xuất xứ), tuỳ theo dung tích xi-lanh, tuỳ thuộc vào loại năng lượng dùng để chạy xe, tuỳ thuộc vào công dụng của xe và tuỳ thuộc vào số ghế ngồi, ô tô đó sẽ phải chịu mức thuế khác nhau. Ví dụ: 0 tô có dung tích xi-lanh trên 3000 cm3 phải chịu thuế suất 60% trong khi đó ô tô có dung tích xi-lanh từ 2000 cm3 trở xuống được hưởng thuế suất 45%; ô tô chạy bằng các loại năng lượng khác với xăng được hưởng thuế suất thấp hơn so với thuế suất áp dụng với các ô tô cùng loại chạy bằng xăng; và ô tô có số ghế ngồi cao hoặc loại vừa chở người vừa chở hàng được hưởng thuế suất thấp hơn so với thuế suất ô tô có số ghế ngồi cao và chỉ chở người phải chịu... Như vậy các mức thuế suất áp dụng đối với ổ tô cho thấy pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành đồng thời hướng tới những mục tiêu khác nhau: không chỉ nhằm tránh phân biệt đối xử giữa hàng nội hoá và hàng ngoại nhập mà còn nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng ô tô có số ghế thấp (dùng cho mục đích đi lại của cá nhân). Trước lần sửa đổi năm 2005, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với ô tô du lịch được quy định rất cao (80%) nhưng chỉ áp dụng đối với ô tô nhập khẩu, còn ô tô sản xuất trong nước được miễn hoặc giảm thuế suất. Sự phân biệt đối xử này là một trong những trở ngại trên con đường Việt Nam gia nhập WT0, vì vậy đã bị gỡ bỏ trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2005. Luật năm 2008 vẫn tiếp tục duy trì chính sách không phân biệt đối xử đối với xuất xứ của hàng hoá khi quy định các mức thuế suất đánh vào các loại ô tô thuộc diện chịu thuế.

Biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo Luật năm 2008 còn phản ánh rõ chính sách hướng dẫn tiêu dùng của Nhà nước. Điều đó thể hiện ở thuế suất cao áp dụng đối với các mặt hàng và dịch vụ không thực sự cần thiết cho đời sống, cần hạn chế tiêu dùng, như các thuế suất 70% đánh vào vàng mã, hàng mã; thuế suất 65% đánh vào thuốc lá điếu, xì-gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá; và thuế suất 40% đánh vào hoạt động kinh doanh vũ trường (40% là thuế suất cao nhất trong các mức thuế suất áp dụng đối với các dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt). Việc đánh thuế với thuế suất cao vào kinh doanh vũ trường còn cho thấy xu hướng hạn chế loại dịch vụ nhạy cảm. Đây là loại dịch vụ dễ làm nảy sinh tệ nạn xã hội trong con mắt của các nhà làm luật.

Tuy nhiên, sau khoảng nửa thập kỷ thi hành Luật năm 2008, một số thuế suất đã bộc lộ nhược điểm, không thực sự đạt được mục tiêu định hướng tiêu dùng của thuế tiêu thụ đặc biệt. Vì vậy, Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014 đã quy định tăng thuế suất đối với một số mặt hàng như thuốc hút, rượu, bia, kinh doanh casino; đồng thời quy định giảm thuế suất đối với mặt hàng xăng thông qua việc bóc tách xăng sinh học ra thành một nhóm xăng riêng để áp dụng mức thuế suất thấp hơn. Cụ thể, Luật năm 2014 đã nâng mức thuế suất tối đa quy định trong Luật năm 2008 từ 65% lên 70% (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016) và lên tới 75% (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) áp dụng đối với thuốc là điếu, xì-gà và các chế phẩm từ cây thuốc là. Tương tự, thuế suất áp dụng đối với rượu, bia cũng đã được sửa đổi theo hướng tăng hơn trước. Lí do là trong những năm qua, mức thuế suất quy định tại Luật năm 2008 chưa đủ sức hạn chế mức tiêu thụ thuốc hút và những loại đồ uống có cồn, không tốt cho sức khỏe con người, vì vậy cần phải “mạnh tay” hơn trong việc định hướng tiêu dùng. Bên cạnh đó, thuế suất áp dụng đối với kinh doanh casino và trò chơi điện tử trúng thưởng cũng được quy định tăng thêm 5% so với thuế suất cũ nhằm đảm bảo có sự tương thích giữa quy định pháp luật của Việt Nam với quy định tương ứng của pháp luật các nước trên thế giới trong việc định hướng tiêu dùng những loại dịch vụ đặc biệt này. Mặt khác, Luật năm 2014 cũng đã hạ mức thuế suất tối thiểu từ 10% xuống còn 7% áp dụng với xăng E10, là loại xăng sinh học, nhằm khuyến khích sử dụng loại xăng này vì mục tiêu bảo vệ môi trường.

Vừa qua, Luật năm 2016 lại tiếp tục sửa đổi biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng tăng tỉ lệ thu nhưng chỉ tập trung vào nhóm mặt hàng ô tô dưới 24 chỗ.(1) Quy định mới này xuất phát từ thực tế số lượng ôtô con tham gia giao thông trong những năm gần đây gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở các đô thị, trong khi hạ tầng giao thông không đủ khả năng để theo kịp xu hướng sử dụng ô tô con mới nảy sinh trong xã hội. Vì vậy, để hướng dẫn tiêu dùng, phù hợp với khả năng hoàn thiện hệ thống đường xá ở Việt Nam, các nhà làm luật đã sửa khoản 4 Mục I Biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. Trước đây, mức thuế suất thấp nhất là 10% đánh vào ô tô vừa chở người vừa chở hàng và cao nhất là 60% đánh vào ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống và có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3. Hiện nay, Luật năm 2016 vẫn giữ nguyên mức thuế suất tối thiểu 10% những loại ô tô được hưởng mức thuế suất tối thiểu này được quy định có phân hoá chi tiết hơn trước; đồng thời nâng mức thuế suất tối đa lên 150% đánh vào ô tô trở người có từ 9 chỗ trở lên và có dung tích xilanh trên 6.000 cm3. Tuy nhiên, Luật năm 2016 không tức thời áp đặt mức thuế cao này mà đề ra lộ trình cụ thể cho việc áp dụng biểu thuế suất mới này.

2- Cách xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp

Trong trường hợp thông thường, số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp cho một đơn vị hàng hoá, dịch vụ chịu thuế sẽ được xác định bằng tích số của giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của một đơn vị hàng hoá, dịch vụ, theo công thức:

Số thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất

Trong thực tiễn, do một số chủ thể kinh doanh không có đăng ký kinh doanh; hoặc không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh; hoặc không thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ, hoặc cờ thực hiện nhưng chỉ mang tính hình thức... pháp luật cho phép cơ quan thuế có quyền khoán số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp vào ngân sách nhà nước. Để xác định số thuế khoán, chi cục thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế phải phối hợp với các cơ quan hữu quan ở địa phương nơi người nộp thuế thực hiện sản xuất kinh doanh mặt hàng, dịch vụ chịu thuế xác định tính đúng đắn, trung thực của hồ sơ khai thuế và từ đó đưa ra số thuế khoán. Để đảm bảo việc xác định số thuế khoán được công bằng, trước khi thông báo số thuế mà người nộp thuế phải nộp, chi cục thuế phải công khai các số liệu dự kiến có liên quan tới việc xác định số thuế khoán đó đề lấy ý kiến của người nộp thuế.

0 bình luận, đánh giá về Thuế suất và cách xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.69541 sec| 974.383 kb