Tiền sử bị bệnh lao phổi có được miễn hoặc hoãn nghĩa vụ quân sự?
Nội dung bài viết
1- Tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự
Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe người tham gia nghĩa vụ quân sự như sau:
- Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP;
- Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 148/2018/TT-BQP, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định Bộ Quốc phòng.
- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Như vậy, công dân thuộc các bệnh được xếp mức độ từ loại 4 trở lên không đáp ứng đủ tiêu chuẩn sức khỏe cũng không được đi nghĩa vụ quân sự.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
2- Đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự
2.1. Đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự
Tại Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
2.2. Đối tượng được miễn gọi nghĩa vụ quân sự
Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
- Một con của thương binh hạng hai;
- Một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest
3- Danh mục bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự
Theo Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP quy định 22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP được thay thế bằng Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định danh mục bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự tại bảng số 3 Phụ lục 1 như sau:
Các bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự là những bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực, gồm:
TT |
TÊN BỆNH |
MÃ BỆNH ICD10 |
1 |
Tâm thần: - Tâm thần phân liệt - Rối loạn loại phân liệt - Rối loạn hoang tưởng dai dẳng - Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời - Rối loạn hoang tưởng cảm ứng - Rối loạn phân liệt cảm xúc - Rối loạn loạn thần không thực tổn khác - Loạn thần không thực tổn không biệt định |
(F20- F29) |
2 |
Động kinh |
G40 |
3 |
Bệnh Parkinson |
G20 |
4 |
Mù một mắt |
H54.4 |
5 |
Điếc |
H90 |
6 |
Di chứng do lao xương, khớp |
B90.2 |
7 |
Di chứng do phong |
B92 |
8 |
Các bệnh lý ác tính - Nhóm bệnh u ác tính - Nhóm bệnh u tân sinh tại chỗ - Bệnh đa hồng cầu - Hội chứng loạn sản tuỷ xương - U tân sinh khác không chắc chắn hoặc không biết sinh chất của mô ulympho, mô tạo huyết và mô liên quan |
C00 đến C97; D00 đến D09; D45-D47 |
9 |
Người nhiễm HIV - Nhiễm trùng và ký sinh trùng trên người nhiễm HIV - U ác tính trên người nhiễm HIV - Bệnh HIV dẫn đến các bệnh xác định khác - Bệnh HIV dẫn đến bệnh lý khác - Bệnh do HIV không xác định |
B20 đến B24, Z21 |
10 |
Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng |
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest
4- Tiền sự bệnh lao phổi được miễn hay hoãn nghĩa vụ quân sự không?
Căn cứ theo quy định tại Bảng 2 Phụ lục 1 Thông tư liên tịch sô 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:
94 |
Bệnh lao phổi: |
|
|
- Nghi lao phổi (có hội chứng nhiễm độc lao, có tiền sử tiếp xúc và tiền sử lao) |
4T |
|
- Khái huyết do lao |
5T |
|
- Lao phổi nhẹ mới mắc (lao thâm nhiễm, lao huyệt BK âm tính (-) trong đờm bằng soi trực tiếp, không có hang lao) |
5T |
|
- Lao phổi mới mắc nhưng có BK (+) trong đờm bằng soi trực tiếp, có hang lao |
6 |
|
- Lao phổi đã điều trị ổn định và khỏi được trên 3 năm, nếu: |
|
|
+ Trước đây không có hang, hiện tại X-quang phổi bình thường, BK (-), sức khỏe không bị ảnh hưởng |
4
|
|
+ Hiện nay có biến chứng lao, xơ phổi, suy hô hấp mạn tính, tâm phế mạn tính, giãn phế quản |
6 |
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP: Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Theo đó, do bạn có một chỉ tiêu đạt điểm 4 vì vậy sẽ được xếp loại sức khỏe loại 4
Căn cứ theo Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 148/2018/TT-BQP Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Dựa trên các quy định pháp luật trên có thể thấy việc bị bệnh lao nhưng đã khỏi bệnh sẽ là một trong các yếu tố để xác định loại sức khỏe. Xét theo bảng trên thì trường hợp sức khỏe của bạn được chấm là 4 điểm. Căn cứ theo quy định về chấm điểm sức khỏe thì bạn được xếp vào loại sức khỏe loại 4 mà xếp loại sức khỏe loại 1, 2, 3 sẽ phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Vì vậy trường hợp sức khỏe loại 4 của bạn sẽ thuộc đối tượng thuộc diện tạm hoãn do không đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự.
Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest
5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Tiền sử bị bệnh lao phổi có được miễn nghĩa vụ quân sự? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Tiền sử bị bệnh lao phổi có được miễn nghĩa vụ quân sự ? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm