Tiếp xúc với khách hàng trong vụ án xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm

"Nơi không có quyền lực cộng đồng thì không có pháp luật, nơi không có pháp luật thì không có gì gọi là công bằng".

Elizabeth Anne Holmes, CEO của Theranos, tỷ phú Mỹ

Tiếp xúc với khách hàng trong vụ án xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm

Tiếp xúc, trao đổi với khách hàng là hoạt động đầu tiên và có thể được thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình tham gia giải quyết vụ án hình sự xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Luật sư. Đây là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động bào chữa hoặc bảo vệ cho khách hàng của Luật sư.

Thông qua hoạt động này, Luật sư thiết lập mối quan hệ với khách hàng, hiểu được khách hàng, nắm bắt được các thông tin về vụ án hình sự, trao đổi với khách hàng về định hướng và những hoạt động cần thực hiện nhằm bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.

Liên hệ

I- KỸ NĂNG TIẾP XÚC, TRAO ĐỔI VỚI KHÁCH HÀNG CỦA LUẬT SƯ VỚI TƯ CÁCH LÀ NGƯỜI BÀO CHỮA

Với tư cách là người bào chữa, khách hàng của Luật sư là người bị buộc tội, bao gồm người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người thân thích của họ. Như đã đề cập ở phần 1 của Chương này, người thực hiện các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người có đặc điểm nhân thân rất đa dạng, nhiều người có tiên án hoặc tiền sự, lại thực hiện loại tội phạm có tính nguy hiểm cao cho xã hội nên theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành phần lớn bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam. Do vậy, bên cạnh những khách hàng là người bị buộc tội không bị tạm giam thì khách hàng chủ yếu của Luật sư là người thân thích của người bị buộc tội đó.

Khi tiếp xúc, trao đổi lần đầu với khách hàng, Luật sư cần thực hiện các công việc sau.

- Chuẩn bị cho buổi tiếp xúc, trao đổi:

Buổi tiếp xúc, trao đổi của Luật sư với khách hàng có thế được Luật sư hoặc được cơ quan tiến hành tố tụng (trong trường hợp Luật sư gặp bị can, bị cáo ở trại tạm giam) sắp xếp trước về mặt thời gian nhưng cũng có thể đột xuất do khách hàng tự đến gặp Luật sư. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào thì Luật sư cũng nên có sự chuẩn bị tốt cho buổi tiếp xúc, trao đổi. Trong đó, Luật sư cần tìm hiểu các thông tin về vụ án hình sự và đặc biệt là phải tìm hiểu các đặc điểm nhân thân nổi bật của người bị buộc tội, như tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, tiền án, tiền sự... Trên cơ sở các thông tin này, Luật sư xác định phương pháp và nội dung tiếp xúc, trao đổi cho phù hợp và đạt hiệu quả.

- Ổn định tâm lý, giải thích pháp luật cho khách hàng:

Như đã trình bày ở phần nội dung trên, người thực hiện các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người có trạng thái tâm lý phức tạp, xuất phát từ tính chất đặc thù của nhóm tội phạm này. Trạng thái tâm lý lo sợ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc hay lo sợ bị phía bị hại trả thù, lo sợ bị “quả báo” hoặc trạng thái ngược lại là không sợ vì coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác hay cho rằng bị hại cũng có lỗi... khiến họ có xu hướng khai báo không trung thực, không hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng và với cả Luật sư.

Vì vậy, tùy theo từng trạng thái tâm lý cũng như tùy từng đối tượng cụ thể mà Luật sư có phương pháp phù hợp, có thể mềm dẻo nhưng cũng có thể kiên quyết, rõ ràng để ổn định tâm lý cho khách hàng, trong đó cần giải thích về pháp luật để họ có nhận thức đúng đắn và có cư xử phù hợp. Trong thực tế có những trường hợp dù đã được Luật sư giải thích, thuyết phục nhưng khách hàng vẫn có thái độ coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe người khác hoặc không nhận lỗi thì Luật sư có thể từ chối không nhận lời làm người bào chữa cho họ.

Ví dụ:

Ngày 02/12/2018, Nguyền Văn Tr sinh ngày 20/5/1996, trú tại thôn M, xã N, huyện MN đã dùng dao chém ông Lê Văn c, là hàng xóm của Tr. Khi đang thực hiện hành vi thì Tr bị Công an xã N bắt giữ. Kết quả giám định pháp y cho thấy ông C bị nhiều thương tích ở cẳng tay trái, tỷ lệ tổn thương cơ thể là 21%. Trên cơ sở này, CQĐT Công an huyện MN đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Tr về tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, Tr không bị tạm giam. 

Sau khi bị khởi tố, Tr và vợ đã đến Văn phòng Luật sư Y, do Luật sư Y là Trưởng Văn phòng để nhờ Luật sư Y bào chữa cho Tr. Khi được Luật sư Y yêu cầu trình bày tình tiết sự việc, Tr trình bày rằng lý do Tr chém ông C là vì hai bên gia đình có mâu thuẫn tranh chấp về đất đai, hôm đó ông C đã chửi bới vợ của Tr nên Tr đã lấy dao chém ông C. Tr cho rằng việc chém ông C là đúng vì ông đã có lời lẽ xúc phạm vợ của Tr, hơn nữa nếu không chém ông C trước thì rất có thế ông C sẽ chém Tr hoặc vợ của Tr vì ông này tinh khi rất hung hãn. Chính vì vậy nên từ khi xảy ra sự việc Tr và vợ không thăm hỏi cũng không bồi thường cho ông C, về trình độ học vấn Tr học hết lớp 7 rồi ở nhà làm ruộng, sau đó lấy vợ và sinh được 02 con.

Rõ ràng, do hung hãn nên mặc dù ông C chỉ có hành vi chửi vợ của Tr nhưng Tr đã dùng dao chủ động chém ông C nhiều nhát và do trình độ học vấn thấp, nhận thức hạn chế nên Tr cho rằng việc chém ông C là đúng, lại suy diễn có thể không chém trước thì sẽ bị ông C chém. Thái độ coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác cùng như sự không hối lỗi, không có hành vì bôi thường hay khắc phục hậu quả của Tr sẽ gây bất lợi cho Tr và ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động bào chữa của Luật sư.

Vì vậy, Luật sư cần phải giải thích pháp luật đế Tr nhận thức được tinh nguy hiểm và trái pháp luật khi Tr có hành vi chém ông C; đế Tr cũng thấy được sự nghiêm khắc hoặc khoan hồng của pháp luật phụ thuộc vào việc Tr hối lỗi hay không hối lỗi. Trong trường hợp Tr vẫn không có sự nhận thức đúng và giữ nguyên thái độ thì Luật sư có thế phải từ chối nhận lời làm người bào chữa cho Tr.

- Nội dung trao đổi với khách hàng: 

Phạm vi những nội dung Luật sư cần trao đổi với khách hàng tùy thuộc vào từng vụ án hình sự và tùy thuộc vào thời điểm trao đổi diễn ra vào giai đoạn tố tụng nào của quá trình giải quyết vụ án. Nếu thời điểm Luật sư hình sự trao đổi với khách hàng khi vụ án hình sự mới được khởi tố hoặc đang trong giai đoạn điều tra thì phạm vi các nội dung cần trao đổi sẽ rộng hơn, trao đổi sẽ kỹ hơn so với thời điểm đã có kết luận điều tra hoặc cáo trạng truy tố. Khi đó các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được khá đầy đủ nên việc trao đổi sẽ chì tập trung vào những nội dung còn chưa rõ ràng hoặc có sự mâu thuẫn. 

Luật sư cũng cần có phương pháp trao đổi phù hợp tùy thuộc vào từng khách hàng cụ thể, từng trường hợp cụ thể, có thể để khách hàng tự trình bày hoặc khéo léo đặt những câu hỏi gợi mở cho khách hàng trả lời. Tuy nhiên, nhìn chung Luật sư cần trao đổi với bị can, bị cáo hoặc người thân của họ để làm rõ những vấn đề sau:

(i) Bị can, bị cáo có thực hiện hành vi phạm tội như trong các quyết định khởi tố, truy tố đổi với bị can, bị cáo hay không; Nấu bị can, bị cáo cho rằng mình bị oan, tức là không thực hiện hành vi thì phải làm rõ dựa trên cơ sở nào cơ quan tiến hành tố tụng lại cáo buộc bị can, bị cáo thực hiện; Đồng thời bị can, bị cáo dựa trên cơ sở nào để có thể chứng minh mình không thực hiện hành vi;

(ii) Trong trường hợp bị can, bị cáo thừa nhận có thực hiện hành vi phạm tội thì cân phải làm rõ: Cụ thể là đã thực hiện hành vi gì (Ví dụ: Hành vi đâm, chém người khác; Hành vi ôm ấp, sờ mó vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của trẻ em; Hành vi chửi bới, cởi bỏ quần áo của người khác trước đám đông...); Hành vi đó được thực hiện như thế nào (công cụ, phương tiện được sử dụng; Thời gian, địa điểm thực hiện...); Hành vi đó đã gây ra hậu quả gì (nạn nhân chết, bị thương tích...); Nguyên nhân thực hiện hành vi (do mâu thuẫn trong gia đình hay trong việc làm ăn chung; do ghen tuông; do nạn nhân có lôi ...); Có những ai khác cùng thực hiện với bị can, bị cáo...

(iii) Diễn biến của vụ án hình sự: Hành vi phạm tội bị phát hiện do nạn nhân hoặc người khác tố cáo hay trường hợp phạm tội quả tang; Các hoạt động tố tụng đã được cơ quan tố tụng thực hiện (lấy lời khai; hỏi cung; khám nghiệm; giám định; đổi chất; nhận dạng; thực nghiệm...).

(iv) Thái độ và cư xử của bị can, bị cáo (hoặc của người thân) sau khi thực hiện hành vi phạm tội, như: Có khai nhận hay không khai nhận hành vi phạm tội; Có xin lỗi phía bị hại hoặc có bồi thường, khắc phục hậu quả ...

Như đã nêu, trước khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng, Luật sư cần có sự chuẩn bị trước, trong đó cần tìm hiểu thông tin về vụ án hình sự. Trên cơ sở những thông tin này Luật sư cần có sự thẩm định về sự trung thực, tính chính xác của những nội dung mà khách hàng trình bày với Luật sư, mặc dù sự thẩm định có thể chỉ là bước đầu và cần phải dựa trên cơ sở những chứng cứ, tài liệu được thu thập. Thực tiễn cho thấy có nhiều trường hợp bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố, xét xử oan, sai nhưng cũng có nhiều trường hợp bị can, bị cáo khai báo gian dối, quanh co chối tội.

Đặc biệt, trong giai đoạn đầu của vụ án hình sự, khi các chứng cứ chưa được thu thập đầy đủ thì bị can thường khai báo quanh co với hy vọng trốn tránh được tội lỗi hoặc cố gắng đổ lỗi cho nạn nhân... Đối với Luật sư dù là người có vai trò bào chữa cho bị can, bị cáo nhưng bị can, bị cáo không phải lúc nào cùng trình bày sự việc với Luật sư một cách trung thực, nhất là ở những lần tiếp xúc đầu tiên hay ở giai đoạn đầu của vụ án hình sự.

Luật sư cũng cần hết sức lưu ý đến những đặc thù của nhóm tội để có những trao đổi sâu, kỹ càng về những vấn đề có tính chất mấu chốt từ đó có cơ sở xác định định hướng bào chữa cho bị can, bị cáo theo hướng không có tội hoặc tội danh nhẹ hơn. Chẳng hạn, như ở tình huống nêu trên (Ví dụ I) khi Nguyễn Văn Tr trình bày lý do Tr chém ông C là do hai bên có mâu thuẫn tranh chấp về đất đai, ông C đã chửi bới vợ của Tr nên Tr đã dùng dao chém ông C. Luật sư cần phải hỏi kỹ ông C chửi như thế nào, trong bao lâu, có cử chỉ gì kèm theo... đế xác định có phải ông C đã có hành vi trái pháp luật là xúc phạm nhân phẩm, danh dự của vợ Tr dẫn đến tình trạng Tr bị kích động về tinh thần, không kìm chế được nên đã chém ông C.

Nếu có cơ sở để xác định Tr bị kích động mạnh về tinh thân thì trong trường hợp này có thế bào chữa theo hướng Tr không phạm tội, vì theo quy định tại Điều 135 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì hành vi cố ý gây thương tích cho người khác trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh chỉ cấu thành tội khi gây tổn hại sức khỏe cho người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thế từ 31% trở lên.

Trên cơ sở những nội dung đã trao đổi với bị can, bị cáo (hoặc người thân thích của họ) thì ngoài những vấn đề chung liên quan đến việc ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý cũng như những vấn đề chung của bất kể vụ án hình sự nào thì Luật sư cần trao đổi và tư vấn cho khách hàng một số vấn đề sau:

(i) Luật sư cần phân tích, trao đổi đế bị can, bị cáo có được sự nhận thức đúng về tình trạng pháp lý của họ;

(ii) Luật sư cần tư vấn cho bị can, bị cáo cách cư xử phù hợp với cơ quan và người tiến hành tố tụng, đặc biệt là với phía bị hại.

Trong trường hợp bị can, bị cáo đã thừa nhận hoặc có chứng cứ rõ ràng bị can, bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội và đã gây ra thiệt hại, Luật sư cần thuyết phục bị can, bị cáo (hoặc người thân của họ) phải xin lỗi hoặc bồi thường, khắc phục hậu quả cho phía bị hại. Nếu vì lý do nào đó bị can, bị cáo hoặc người thân không thể đến gặp trực tiếp phía bị hại hoặc phía bị hại từ chối không nhận khoản bồi thường thi Luật sư tư vấn cho họ đến cơ quan tố tụng để nộp khoán bồi thường này.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

II- KỸ NĂNG TIẾP XÚC, TRAO ĐỔI VỚI KHÁCH HÀNG CỦA LUẬT SƯ VỚI TƯ CÁCH LÀ NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA BỊ HẠI, ĐƯƠNG SỰ

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, thì bị hại và người thân của bị hại hoặc các đương sự khác có quyền nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên, thực tiền tố tụng cho thấy khách hàng có nhu cầu cân Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chủ yếu là bị hại hoặc người thân của bị hại.

- Chuẩn bị cho buổi tiếp xúc, trao đổi:

Trước khi thực hiện việc tiếp xúc, trao đổi Luật sư cần có sự chuẩn bị, như tìm hiểu thông tin về vụ án hình sự, về khách hàng. Đổi với khách hàng là bị hại, ngoài nhùng thông tin về nhân thân của họ, cần tìm hiểu họ bị hành vi phạm tội xâm hại đến lợi ích gì, đã gây ra thiệt hại gì, tình trạng thể chất và tinh thần, có mối quan hệ như thế nào với người phạm tội...

Trong trường hợp bị hại đã chết hoặc tuy không chết nhưng không thể thực hiện việc tiếp xúc, trao đổi thì Luật sư cần tìm hiểu người tiếp xúc, trao đổi với Luật sư có quan hệ như thế nào với bị hại, có tư cách đại diện hợp pháp cho bị hại để tham gia vụ án hình sự hay không. Đây là vấn đề Luật sư cần hết sức lưu ý vì nó không chì liên quan đến việc ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với Luật sư mà còn liên quan đến quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ.

- Thực hiện việc tiếp xúc, trao đổi:

Thực tiễn cho thấy có nhiều vụ án hình sự không gây ra thiệt hại nhưng cũng có rất nhiều vụ án hình sự thiệt hại đã xảy ra, như bị hại chết, bị thương tích hoặc bị tổn hại đến sức khỏe, bị xâm hại tinh dục ... Trong những năm gần đây ở nước ta đã có rất nhiều những vụ án giết người có tính chất dã man, thậm chí mang tính thảm sát, trong đó kẻ phạm tội đã giết nhiều người hoặc giết cả một gia đình, có cả phụ nữ và trẻ em; Hoặc rất nhiều vụ xâm hại tình dục sau đó giết nạn nhân nhằm che giấu hành vi phạm tội.

Trong những trường hợp như vậy, việc đầu tiên là Luật sư cần có thái độ chia sẻ, đồng cảm với những tổn hại, mất mát với bị hại hoặc người thân của họ; Đặc biệt lưu ý là trong quá trình tiếp xúc trao đổi phải khéo léo để tránh làm tổn thương hoặc khơi thêm nỗi đau của họ.Tuy nhiên, như đã nêu ở phần trên, bị hại trong các vụ án hình sự này có trạng thái tâm lý khá phức tạp.

Do phải chịu những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự - trong đó có những thiệt hại, những nỗi đau là không thể khắc phục hoặc bù đắp; Hoặc do sự mâu thuẫn đã có từ trước với người phạm tội... nên bị hại hoặc người thân của bị hại thường có thái độ bức xúc, căm phẫn người phạm tội, muốn họ phải bị trả giá bằng việc phải bị pháp luật trừng trị thật nặng và phải bồi thường hậu quả thật nhiều.

Chính vì vậy, phía bị hại thường khai báo không trung thực hoặc cung cấp những chứng cứ, tài liệu không khách quan, sai sự thật theo hướng để làm tăng tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; hoặc chính người bị hại cũng có lỗi nhưng muốn giấu giếm, đổ lỗi hoàn toàn cho người phạm tội. Trong những trường hợp như vậy, Luật sư cần hết sức khéo léo phân tích, thuyết phục học khai báo một cách khách quan, trung thực.

Về nội dung trao đổi, Luật sư cần tập trung vào những vấn đề sau:

(i) Trao đổi để làm rõ các tình tiết của vụ án hình sự:

Luật sư cần tập trung làm rõ các tình tiết của vụ án hình sự, đặc biệt là các tình tiết liên quan trực tiếp đến bị hại và đến thiệt hại của họ. Bên cạnh những vụ án chi có một người thực hiện hành vi phạm tội thì có những vụ án hình sự đồng phạm, có đông người tham gia và không phải người phạm tội nào cũng có hành vi trực tiếp gây ra thiệt hại cho bị hại. Trong trường hợp này Luật sư cần phải trao đổi với bị hại để làm rõ hành vi nào trực tiếp gây ra thiệt hại, ai là người thực hiện, thực hiện như thế nào... Luật sư cũng cần làm rõ mối quan hệ giữa bị hại với người phạm tội và nguyên nhân của hành vi phạm tội; ứng xử của người phạm tội sau khi đã gây ra thiệt hại như có hay không việc xin lỗi, khắc phục và bồi thường hậu quả.

(ii) Trao đổi để làm rõ về thiệt hại của bị hại:

Thiệt hại của bị hại có thể là về thể chất hoặc tinh thần do hành vi phạm tội trực tiếp gây ra, nhưng cũng có thể bao gồm cả những thiệt hại gián tiếp khác mà bị hại hoặc người thân của họ phải gánh chịu như chi phi cấp cứu và điều trị, chi phí mai táng (trường hợp bị hại chết) hoặc những giảm sút, mất mát về thu nhập... Luật sư cần trao đổi để xác định tất cả các thiệt hại này, đặc biệt là cần yêu cầu phía bị hại cung cấp các nguồn chứng cứ, tài liệu để có cơ sở xác định các thiệt hại. 

Bên cạnh những trường hợp ở thời điểm tiếp xúc, trao đổi với bị hại đã có những chứng cứ, tài liệu do cơ quan tiến hành tố tụng thu thập thế hiện thiệt hại của bị hại, như kết quả khám nghiệm tử thi, kết luận giám định pháp y... thì cũng có những trường hợp chưa có những nguồn chứng cứ, tài liệu này. Vì vậy, Luật sư cần hết sức lưu ý trao đổi và yêu cầu bị hại cung cấp ngày các tài liệu để làm cơ sở đề xuất, yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp tổ tụng cần thiết. Ví dụ: bị hại bị người khác cố ý gây thương tích, phải cấp cứu và điều trị tại một cơ sở y tế và dù đã có đơn yêu cầu khởi tố đến cơ quan tiến hành tố tụng nhưng cơ quan này chưa tiến hành khởi tổ. Trong trường hợp này Luật sư cần trao đổi, yêu cầu phía bị hại cung cấp các tài liệu thể hiện việc cấp cứu và điều trị tại cơ sở y tế để làm cơ sở đề xuất cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định nhằm xác định thương tích của bị hại.

(iii) Tư vấn cho bị hại:

Trên cơ sở những tình tiết của vụ án hình sự, những thông tin về mối quan hệ giữa bị hại và người phạm tội, nguyên nhân và động cơ phạm tội, ứng xử của phía người phạm tội sau khi phạm tội và gây ra thiệt hại, thái độ và trạng thái tâm lý của bị hại... Luật sư trao đổi và tư vấn cho phía bị hại về việc Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, về cách cư xử của họ với người phạm tội, về những việc họ cần phải thực hiện để có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình.

 Trong những vấn đề này, Luật sư cần hết sức lưu ý một số vấn đề sau:

Luật sư cần trao đổi, tư vấn để phía bị hại có ứng xử đúng quy định của pháp luật và phù hợp với ứng xừ của người phạm tội. Mặc dù phải chịu những thiệt hại, mất mát có khi hết sức nặng nề nhưng phía bị hại vẫn phải có thái độ hợp tác tốt với cơ quan tó tụng, đặc biệt là cần phài khai báo và cung cấp chứng cứ, tài liệu một cách khách quan, trung thực; Có thể khoan dung, tha thứ cho người phạm tội nếu người phạm tội đã hối lỗi và đã khắc phục, bồi thường hậu quả, thay vì sự tức giận, căm thù dần đến những hành động thù nghịch, quá khích.

Luật sư hình sự cần trao đổi, tư vấn cho bị hại liên quan đến yêu câu khởi tố nếu vụ án hình sự thuộc trường hợp này. Điều đáng lưu ý là Luật sư cân tôn trọng quyền này cua phía bị hại. Việc bị hại yêu cầu hay không yêu câu khới tố vụ án hình sự hoặc đã yêu cầu nhưng muốn rút là do bị hại cân nhăc. quyết định; Luật sư chì giải thích pháp luật và tư vấn sao cho bị hại có sự nhận thức đúng đắn, phù hợp và đảm bảo được quyền, lợi ích chính đáng của họ.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự - Học viện Tư pháp và các nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Tiếp xúc với khách hàng trong vụ án xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.35843 sec| 1165.07 kb