Tiêu chuẩn luật sư tại Nhật Bản

05/03/2021
Điều 1 của Luật về luật sư Nhật Bản hiện hành quy định sứ mệnh của luật sư là bảo vệ quyền con người cơ bản và thực hiện công lý xã hội. Luật sư có nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ đạo đức không những trong việc bảo vệ lợi ích của khách hàng mà còn bảo vệ quyền con người và thúc đẩy công bằng xã hội. Luật sư tại Nhật Bản được quyền tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, thực hiện tư vấn pháp luật và những công việc khác liên quan đến pháp luật.

1- Tiêu chuẩn luật sư tại Nhật Bản 

Điều 1 của Luật về luật sư tại Nhật Bản hiện hành quy định sứ mệnh của luật sư là bảo vệ quyền con người cơ bản và thực hiện công lý xã hội. Luật sư có nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ đạo đức không những trong việc bảo vệ lợi ích của khách hàng mà còn bảo vệ quyền con người và thúc đẩy công bằng xã hội. Luật sư Nhật Bản được quyền tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, thực hiện tư vấn pháp luật và những công việc khác liên quan đến pháp luật.

Về nguyên tắc, chỉ có luật sư mới được biện hộ cho đương sự tại Toà án. Luật sư được quyền tham gia tố tụng tại tất cả Toà án các cấp trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, Luật sư Nhật Bản không phân biệt giữa luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn như Vương quốc Anh.

Để được hành nghề, luật sư phải là thành viên của Hội luật sư địa phương, nơi đặt văn phòng của luật sư. Thông thường, luật sư Nhật Bản hành nghề một mình hoặc hành nghề trong một nhóm nhỏ. Chỉ một số ít văn phòng luật sư có hơn 20 luật sư. Tuy nhiên, trong các vụ án có nhiều đương sự và liên quan đến những vấn đề như vi phạm nhân quyền hoặc bảo vệ môi trường, luật sư của các văn phòng luật sư khác nhau có thể thành lập một nhóm, đôi khi hơn 100 luật sư để bảo vệ khách hàng.

- Người muốn trở thành luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên trước hết phải thi đỗ kỳ thị tư pháp quốc gia và hoàn thành chương trình đào tạo 12 tháng (trước đây là 24 và sau là 18 tháng) tại Trường đào tạo các chức danh tư pháp của Toà án tối cao. Theo quy định thì các thí sinh tham dự kỳ thi tư pháp quốc gia không bắt buộc phải tốt nghiệp đại học luật. Tuy nhiên, trong thực tế phân lớn các thí sinh là cử nhân luật. Có thể nói, kỳ thi tự pháp quốc gia là một trong những kỳ thi khó nhất ở Nhật Bản. Vào năm 1999, trong số 33.983 thí sinh tham dự kỳ thi tự pháp quốc gia, chỉ có 1.000 người thi đỗ (chiếm 2,94%). Đến năm 2004, tỷ lệ thi đỗ kỳ thi tự pháp quốc gia cũng chỉ chiếm khoảng 3%.

Chương trình đào tạo được phân bổ cho các môn học sau: Xét xử dân sự, xét xử hình sự, kiểm sát, luật sư, nghiệp vụ theo lựa chọn và học tập trung, Thời gian mỗi môn học là 2 tháng. Nghiệp vụ theo lựa chọn học tập trung tại Học viện Tư pháp, còn các môn khác học tại địa phương tại các Tòa án, Viện kiểm sát và Đoàn luật sư. Thời gian học tại địa phương cũng được xem là lo! gian tập sự. Kỳ thi tốt nghiệp Học viện Tư pháp chiếm tỉ lệ là 90%.

Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên là các chức danh tư pháp khác nhau và một người không thể cùng một lúc kiêm nhiệm cả hai chức danh. Tuy nhiên, cả ba chức danh tư pháp này được đào tạo nghề cùng nhau và do đó, thẩm phán, kiểm sát viên có thể trở thành luật sư và ngược lại. Thí sinh tham dự kỳ thị tư pháp quốc gia không yêu cầu phải có quốc tịch Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu người nước ngoài thì đỗ kỳ thị tư pháp quốc gia và hoàn thành chương trình đào tạo chức danh tư pháp thì chỉ có thể trở thảnh luật sư, chứ không được làm thẩm phán hoặc kiểm sát viên.

2Những đối tượng được công nhận là Luật sư

Ngoài những người đã thi đỗ kỳ thi tự pháp quốc gia và hoàn thành chương trình đào tạo về chức danh tư pháp, những người sau đây cũng có thể được công nhận là luật sư:

- Người đã là thẩm phán của Toà án tối cao; 

- Người đã thi đỗ kỳ thi tư pháp quốc gia và sau đó công tác liên tục trong thời hạn từ năm năm trở lên dưới các chức danh: thẩm phán Toà án giản lược, kiểm sát viên, cán bộ nghiên cứu của Toà án, thư ký Toà án, thư ký của Bộ Tư pháp, giảng viên Trường đào tạo các chức danh tư pháp, giảng viên Trường đào tạo thư ký Toà án, thư ký của Uỷ ban pháp luật Hạ nghị viện, Thượng nghị viện hoặc chuyên viên của Uỷ ban pháp luật Nội các;

- Giáo sư luật, Phó Giáo sư luật có từ 5 năm kinh nghiệm giảng dạy tại một số trường đại học.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:  (024).66.527.527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Tiêu chuẩn luật sư tại Nhật Bản

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.22377 sec| 942.656 kb