Tiêu chuẩn và địa vị pháp lý của trợ giúp viên pháp lý

23/03/2021

 

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về trợ giúp viên pháp lý để mọi người có thể hiểu thêm về vấn đề trên.

 

 

hành nghề luật sư                                              Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Tiêu chuẩn Trợ giúp viên pháp lý

 

 

Theo Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ năm tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:

 

 

(i) Có phẩm chất đạo đức tốt;

 

 

(ii) Có trình độ cử nhân luật trở lên;

 

 

(iii) Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;

 

 

(iv) Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

 

 

(v) Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.

 

 

Địa vị pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý

 

 

Trợ giúp viên pháp lý là viên chức nhà nước, làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc Chi nhánh của Trung tâm, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bô nhiệm và cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp(xem thêm: hợp đồng tặng cho)

 

 

Trợ giúp viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý bằng các hình thức sau đây:

 

 

(i) Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các luật tố tụng có liên quan;

 

 

(ii) Tư vấn pháp luật;

 

 

(iii) Đại diện ngoài tô tụng cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện

 

 

các công việc có liên quan đên pháp luật.

 

 

Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý

 

 

Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tô chức tham gia trợ giúp pháp lý.

 

 

Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, theo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được ký kết giữa Sở Tư pháp với tổ chức hành nghề luật sư và trường hợp thứ hai, giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với luật sư. Việc ký và thực hiện hợp đồng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về dân sự. Căn cứ hợp đồng được ký kết, luật sư được cử để thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách cá nhân luật sư.(đọc về: hợp đồng đặt cọc mua nhà)

 

 

Ngoài việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

 

 

Theo Điều 15 Luật trợ giúp pháp lý 2017, tổ chức hành nghề luật sư có đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý, tự nguyện thực hiện trợ giúp pháp lý bằng nguồn lực của mình được đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý. Tổ chức hành nghề luật sư tham gia trợ giúp pháp lý đăng ký về phạm vi, hình thức, lĩnh vực, đối tượng trợ giúp pháp lý với Sở tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động.

 

 

Cộng tác viên trợ giúp pháp lý

 

 

Theo Điều 24 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, chế định công tác viện trợ giúp pháp lý có sự thay đổi so với Luật Trợ giúp pháp lý 2006. Theo Luật Trợ giúp pháp lý 2017, tổ chức trợ giúp pháp lý nhà nước chỉ sử dụng Cộng tác viên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

 

 

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, căn cứ nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và điều kiện thực tế tại địa phương, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý cho người có đủ điều kiện sau đây:

 

 

Những người đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý, bao gồm: trợ giúp viên pháp lý; thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án; kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát; điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự; chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước.(quan tâm tới: tư vấn pháp luật thừa kế)

 

 

Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với người được cấp thẻ cộng  tác viên trợ giúp pháp lý để thực hiện tư vấn pháp luật tại địa phương. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý đối với người không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan.

 

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Tiêu chuẩn và địa vị pháp lý của trợ giúp viên pháp lý

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.38301 sec| 950.445 kb