Đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khiếu kiện về thuế

24/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Khiếu kiện về thuế là nhằm yêu cầu Tòa án đánh giá tính hợp pháp của Quyết định hành chính, Hành vi hành chính thuế để hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ Quyết định hành chính hoặc tuyên bố Hành vi hành chính bị kiện là bất hợp pháp.

 

 

Đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khiếu kiện về thuế Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Cách đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khiếu kiện về thuế

 

 

Để có căn cứ đưa ra yêu cầu khiếu kiện về thuế hay quan điểm bác bỏ yêu cầu khởi kiện, Luật sư phải đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện. Để đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khiếu kiện về thuế, Luật sư phải xác định đầy đủ hệ thống các văn bản pháp luật được cơ quan thuế dùng làm căn cứ pháp lý khi ban hành Quyết định hành chính hoặc thực hiện Hành vi hành chính về thuế

 

 

Dựa vào các quy định của pháp luật và căn cứ vào các tình tiết, sự kiện xảy ra trên thực tế để xem xét đầy đủ, toàn diện về các yêu cầu hợp pháp của một Quyết định hành chính, Hành vi hành chính về thuế. Các yêu cầu về tính hợp pháp của Quyết định hành chính về thuế có thể phân chia thành các nhóm cơ bản: hợp pháp về hình thức, thủ tục hợp pháp về thẩm quyền và hợp pháp về nội dung.

 

 

Các yêu cầu để đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khiếu kiện về thuế

 

 

Yêu cầu hợp pháp về thẩm quyền trong khiếu kiện về thuế

 

 

Đây là nhóm yêu cầu liên quan đến việc ban hành Quyết định hành chính về thuế trả lời cho các câu hỏi ai ban hành; ban hành như thế nào và bằng hình thức nào.

 

 

Thẩm quyền được hiểu là quyền được ban hành các Quyết định hành chính hay thực hiện Hành vi hành chính thuế, Quy định về thẩm quyền có ý nghĩa quan trọng, bởi nó thể hiện quy định về trật tự của hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nói chung, cơ quan thu thuế nói riêng. Thẩm quyền ban hành Quyết định hành chính về thuế có thể là của cá nhân người có thẩm quyền trong cơ quan thu thuế hoặc của cơ quan có thẩm quyền thu thuế, tùy thuộc từng loại quyết định.

 

 

Việc ban hành các quyết định Xử lý vi phạm hành chính về thuế về thuế thuộc về các chân chanh người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các cơ quan thuế gồm: công chức thuế, Đội trưởng Đội thuế, Chi cục trưởng; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, hoặc con quan có thẩm quyền chung là Chủ tịch UBND các cấp. Các chức danh có thẩm quyền xử phạm trong lĩnh vực thuế được quy định tại Điều 44 Luật Xử lý vi phạm hành chính về thuế và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

 

 

Đối với các Quyết định hành chính thuế khác thẩm quyền thuộc về cơ quan quản lý thuế như thông báo thu thuế, quyết định ấn định thuế, quyết định hoàn thuế…

 

 

Yêu cầu hợp pháp về thẩm quyền được xem xét ở các nội dung 

 

 

- Thẩm quyền theo lĩnh vực: phân biệt thẩm quyền giữa hệ thống cơ quan thuế với các cơ quan nhà nước khác. Ví dụ: thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực thuế với thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực đất đai,

 

 

- Thẩm quyền theo lãnh thổ Thẩm quyền của các cơ quan thuế trong phạm vi địa lý xác định. Ví dụ thẩm quyền xử phạt của Chi cục thuế huyện T với thẩm quyền xử phạt của Chi cục thuế huyện H... Thẩm quyền theo chế tải áp dụng. Ví dụ: phân định theo mức phạt tiền được quyền xử phát giữa các chức danh công chức thuế và thủ trưởng cơ quan thuế

 

 

- Thẩm quyền theo giao quyền: Trong một số trường hợp người có thẩm quyền ban hành Quyết định hành chính có thể giao quyền cho cấp phó ban hành quyết định thay mình và nhân danh mình. Tuy nhiên, pháp luật quy định việc giao quyền về thẩm quyền phải tuân theo nguyên tắc chỉ được thực hiện khi có văn bản cho phép thực hiện việc giao quyền đó (Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính về thuế

 

 

Yêu cầu hợp pháp về thủ tục ban hành quyết định hành chính về thuế

 

 

Một tiêu chí để khẳng định tính hợp pháp của Quyết định hành chính thực là phải tuân thủ các trình tự, thủ tục chung do Luật Quản lý thuế và các văn đến pháp luật hành chính khác quy định.

 

 

Ví dụ:

 

 

- Các yêu cầu chung về thủ tục xử phạt quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính về thuế như thủ tục đình chỉ vi phạm hành chính, thủ tục tạm giữ giấy từ các dao tục lập biên bản vi phạm hành chính (Điều 58), xác minh sự việc Điều 59; xác định giá trị tang vật (Điều 60); thủ tục giải trình Điều 61); thủ tục công bố công khai quyết định xử phạt vi phạm hành chính; các yêu cầu riêng trong lĩnh vực thuế như thủ tục thanh tra, kiểm tra và thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật thuế quy định trong Luật Quản lý thuế, Nghị định số 129/2013/NĐ-CP. 

 

 

- Thủ tục kiểm tra trong hoạt động quản lý thuế thực hiện theo các bước như sau: (1) Ra quyết định kiểm tra thuế tại doanh nghiệp; (2) Gi quyết định kiểm tra; (3) Công bố quyết định kiểm tra, thực hiện việc kiểm tra; lập biên bản kiểm tra; (4) Ban hành kết luận kiểm tra thuế

 

 

Yêu cầu hợp pháp về thể thức

 

 

Hợp pháp về thể thức là nghĩa hẹp của tiêu chí về hình thức được ban hành theo yêu cầu ở dạng văn bản.

 

 

Ví dụ: Mẫu Quyết định hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính về thuế và Thông tư số 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính thức.

 

 

Yêu cầu về hình thức của các quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải nêu rõ lý do ban hành (căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế khây là yêu cầu quan trọng quy định về hình thức của một quyết định áp dụng pháp luật. Nếu Quyết định hành chính ban hành không đúng hình thức thì có thể gây hiểu lầm về nội dung, tính chất vụ việc.

 

 

Ban hành không đúng thủ tục có thể làm cho nội dung quyết định không chính xác, thiếu khách quan, nên trong một số trường hợp Quyết định hành chính được ban hành không đúng thủ tục sẽ không có hiệu lực pháp lý.

 

 

Yêu cầu hợp pháp về nội dung 

 

 

- Căn cứ pháp lý để áp dụng

 

 

Việc áp dụng các quy định của pháp luật về thuế phải bảo đảm nguyên tắc pháp chế Quyết định hành chính không được căn cứ vào quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực hoặc quy phạm pháp luật đó nhảm áp dụng vào những tình huống khác.

 

 

Ví dụ: Hành vi sử dụng hoá đơn, chứng từ bắt hợp pháp quy tại Điều 11 Nghị định định tại Điều 10 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP được áp dụng đối với hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ quy định số 129/2013/NĐ-CP.

 

 

- Căn cứ thực tế

 

 

Khi xem xét các tỉnh tiết thực tế của vụ việc phải bảo đảm tính chính xác, khách quan. Các biện pháp hành chính áp dụng khi ban hành các Quyết định hành chính thuế phải có mục đích được pháp luật quy định hoặc cho phép phủ hợp, có tính khả thi và bảo đảm các quyền cơ bản của công dân.

 

 

Ví dụ: Quyết định xử phạt phải xác định hành vi vi phạm trên thực tế có đủ các dấu hiệu cấu thành hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế Hành vi vi phạm đó phải được mô tả, quy định trong pháp luật  xử phạt vi phạm hành chính về thuế tại Mục 2 Chương 1 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP. 

 

 

Tất cả các yếu tố về tính hợp pháp nêu trên của QĐHC, HVHC đều có vai trò quan trọng như nhau. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ quyền cơ bàn của công dân thi yếu tố hợp pháp về nội dung có vị trí quan trọng hơn yếu tố hợp pháp về hình thức.

 

 

Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Nhà hàng N khởi kiện Quyết định số 227/QĐ-CCT về việc ấn định thuế của Chi cục trưởng Chi cục Thuế thành phố C.

 

 

Trong sự việc trên, đánh giá tính hợp pháp của Quyết định số 227 như sau:

 

 

- Về thẩm quyền; Theo khoản 2 Điều 49 Luật Quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố, căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp, tức là thẩm quyền ban hành loại quyết định này theo quy định của pháp luật là thuộc về cơ quan quản lý thuế. Trong khi đó, cả về hình thức và nội dung của Quyết định số 227 đều thể hiện thẩm quyền ban hành do Chi cục trưởng Chi cục Thuế thành phố C. Như vậy, thẩm quyền ban hành Quyết định số 227 là không hợp pháp.

 

 

- Về thủ tục: Đối chiếu quy định tại Điều 110 Luật Quản lý thuế về trình tự, thủ tục kiểm tra thuế về các nội dung sau:

 

 

+ Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế: Đối chiếu nội dung khai báo với số kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, kết quả phân tích rủi ro về thuế, dữ liệu thông tin kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế

 

 

+ Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế

 

 

+ Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra.

 

 

+ Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.

 

 

Khi nhận xét về tính hợp pháp của thủ tục ban hành quyết định ấn định thuế, cần chú ý những nội dung sau:

 

 

- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 50 Luật Quản lý thuế “Không phản ảnh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế” mà cơ quan thuế đã xác định là trưởng hợp bị ấn định thuế đối với Doanh nghiệp tư nhân Nhà hàng N có căn cứ và hợp pháp không.

 

 

- Cơ quan thuế căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 50 Luật Quản lý thuế “So sánh số tiền thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương” để tính mức tiền thuế ấn định đối với điều kiện kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Nhà hàng N có phù hợp và hợp pháp không.

 

0 bình luận, đánh giá về Đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khiếu kiện về thuế

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.66898 sec| 966.563 kb