Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam

12/05/2023
Phạm Gia Minh
Phạm Gia Minh
Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam là hành vi đưa từ 1.000 kg trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kg trở lên chất thải nguy hại khác hoặc đưa từ 70.000 kg trở lên chất thải khác vào lãnh thổ Việt Nam.

Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam là hành vi đưa từ 1.000 kg trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kg trở lên chất thải nguy hại khác hoặc đưa từ 70.000 kg trở lên chất thải khác vào lãnh thổ Việt Nam.

1- Dấu hiệu pháp lý

[a]  Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Dưới góc độ pháp lý, chất thải được định nghĩa tại khoản 12 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường. Theo đó, chất thải được hiểu là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam. Đó có thể là:

  • Đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ 1.000 kg trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;

  • Đưa vào lãnh thổ Việt Nam 3.000 kg trở lên chất thải nguy hại khác: Đây là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại đến con người và môi trường. 

  •   Đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ 70.000 kg trở lên chất thải khác.

Các hành vi trên đây có thể được thực hiện bằng những thủ đoạn khác nhau như lợi dụng việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hóa chất, chế phẩm sinh học để đưa chất thải vào Việt Nam.

[b] Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

2- Hình phạt

Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu TNHS.

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù tù 06 tháng đến 03 năm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

  •    (Phạm tội) có tổ chức;

  • Đưa từ 3,000 kg đến dưới 5,000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kg đến dưới 50.000 kg chất thải nguy hại khác;

  • Đưa từ 170.000 kg trở lên chất thải khác.

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tiền từ 02 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

  • Đưa 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kg trở lên chất thải nguy hại khác;

  • Đưa 300.000 kg trở lên chất thải khác.

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu TNHS được quy định:

  • Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1, thì bị phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng;

  • Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2, thì bị phạt tiền từ 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 01 năm;

  • Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2, thì bị phạt tiền từ 05 tỷ đến 07 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 đến 03 năm; 

  • Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 BLHS, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

Hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cẩm kinh doanh, cấm hoạt động trong một sổ lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm

0 bình luận, đánh giá về Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.52157 sec| 954.438 kb