Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản
Nội dung bài viết
Hủy hoại nguồn lợi thủy sản được hiểu là hành vi (một trong các hành vi) sau đây:
-
Sử dụng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác, dùng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản.
-
Khai thác thủy sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm.
-
Khai thác các loài thủy sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ.
-
Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ.
-
Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
1- Dấu hiệu pháp lý
[a] Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
Về hành vi: Có một trong các hành vi sau:
-
Sử dụng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác, dùng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản.
-
Khai thác thủy sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm.
-
Khai thác các loài thủy sản quý hiếm bị cấm (theo quy định của Chính phủ).
-
Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản quý hiếm được bảo vệ (theo quy định của Chính phủ).
-
Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Về hậu quả: Hành vi nêu trên phải gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Hậu quả nghiêm trọng có thể là:
-
Thiệt hại về tính mạng: làm chết một người (như dùng điện rà cá làm chết người…).
-
Thiệt hại về sức khỏe: Gây tổn hại sức khỏe cho một người với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên (như dùng thuốc nổ đánh cá dẫn đến làm người khác bị tổn hại sức khỏe).
-
Thiệt hại về tài sản: Từ ba mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng (làm chết các loại thủy sản, làm mất một số loài thủy sản quý hiếm…).
-
Gây ô nhiễm môi trường.
Chú ý: Đối với trường hợp không gây hậu quả nghiêm trọng thì phải thuộc một trong các trường hợp sau mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
-
Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này (nêu ở trên) mà còn vi phạm.
-
Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
[b] Khách thể:
Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý, bảo vệ môi trường, người ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
[c] Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
[d] Chủ thể:
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
2- Về hình phạt
Mức hình phạt của tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:
Khung thứ nhất
Có mức hình phạt là tiền từ năm mươi triệu đồng đến ba trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.
Khung thứ hai
Có mức phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến một tỷ đồng. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Gây hậu quả rất nghiêm trọng có thể là:
-
Thiệt hại về tính mạng: Làm chết từ hai người đến năm người;
-
Gây thiệt hại cho sức khỏe từ hai người đến dưới hai mươi người mà tỷ lệ thương thật từ 122% đến dưới 200%.
-
Thiệt hại về tài sản: Gây thiệt hại từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.
-
Gây suy thoái môi trường: Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể là:
-
Làm chết từ năm người trở lên.
-
Gây thiệt hại cho sức khỏe từ năm người trở lên mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên.
-
Gây thiệt hại cho sức khỏe từ hai mươi người trở lên mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến dưới 61%.
-
Về tài sản: Gây thiệt hại từ năm trăm triệu đồng trở lên.
-
Gây sự cố môi trường.
Hình phạt bổ sung (khoản 3).
Ngoài việc bị xử phạt một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp người phạm tội còn có thể bị:
-
Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
-
Cấm đảm nhiệm chức vụ từ một năm đến năm năm.
-
Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm