Tội lừa đảo khách hàng
1 – Dấu hiệu pháp lý
[a] Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội này được quy định là hành vi lừa dối khách hàng. Đây là hành vi của người bán hàng hoặc của người cung cấp dịch vụ đối với khách hàng và được thực hiện bằng một trong các thủ đoạn sau:
- Cân, đong, đo, đếm gian dối: Đây là thủ đoạn lợi dụng sự sơ hở của khách hàng hoặc chuẩn bỉ các dụng cụ đo lường từ trước để cân, đong, đo, đếm thiếu cho khách hàng.
- Tính gian: Đây là thủ đoạn khi mua bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ đã tính tiền không đúng để lấy của khách hàng nhiều hơn số tiền đáng lẽ họ phải trả.
- Dùng thủ đoạn gian dổi khác: Đây là các thủ đoạn gian dối ngoài các thủ đoạn kể trên và có khả năng lừa dổi được khách hàng gây thiệt hại cho họ như thủ đoạn đánh tráo hàng.
Hành vi lừa dối bằng các thủ đoạn trên chỉ bị coi là tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau :
- Đã bỉ xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;
- Thu lời bất chính từ 05 triệu đồng trở lên.
[b] Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội được quy đỉnh là lỗi cố ý.
[c] Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Điều luật không mô tả trực tiếp dấu hiệu của chủ thể của tội này nhưng qua dấu hiệu hành vi được mô tả có thể hiểu chủ thể của tội phạm này là người bán hàng trong quan hệ giao dịch mua, bán hoặc là người cung cấp dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế.
2 - Hình phạt
Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung.
[a] Khung hình phạt cơ bản
Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đển 100 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
[b] Khung hình phạt tăng nặng
Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- (Phạm tội) có tổ chức;
- (Phạm tội) có tính chất chuyên nghiệp;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.
[c] Khung hình phạt bổ sung
Khung hình phạt bổ sung được quy đỉnh (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền tử 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định tù 01 năm đến 05 năm.
3 - Phân biệt tội lừa dối khách hàng và một số tội danh khác:
Phân biệt tội lừa dối khách hàng Điều 198 với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 174 BLHS, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Điều 175 BLHS có thể thấy các tội danh đều giống nhau về thủ đoạn gian dối trong quá trình thực hiện tội phạm.Tuy nhiên trong tội lừa dối khách hàng thủ đoạn gian dối chỉ diễn ra trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
Còn trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thủ đoạn gian dối được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: lĩnh vực tài chính ngân hàng, xin việc, bán hàng đa cấp…
Trong tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản người phạm tội có được tài sản thông qua những giao dịch hợp pháp, sau khi có tài sản đã dùng một trong những thru đoạn trong đó có thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó. Tội phạm này thường diễn ra trong các hoạt động giao dịch vay mượn, cầm cố, thế chấp…
3. Các bản án về tội lừa đảo khách hàng
[a] Bản án về tội lừa dối khách hàng số 77/2022/HS-PT
- Cấp xét xử: Phúc thẩm.
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.
- Trích dẫn nội dung: “Đầu năm 2021, Phạm Công H về Nghệ An chơi thì gặp N (không rõ nhân thân, lai lịch). Sau đó cả hai bàn bạc và thỏa thuận với nhau về việc N sẽ lập trang Facebook chuyên mua bán sắt thép để tìm khách hàng. Khi khách hàng đặt mua thì N sẽ điện thoại báo số lượng sắt thép để H bán cho khách. Đồng thời cả hai thỏa thuận khi có khách hàng mua sắt thép thì sẽ xuất thiếu số lượng sắt thép mà khách đã đặt, khi giao sắt thép cho khách sẽ dùng thủ đoạn gian dối trong việc đếm số lượng sắt (một cây sắt tính thành hai cây) nhằm thu lợi. H đã kể lại kế hoạch trên cho Trần Văn H1 và rủ H1 cùng tham gia thì H1 đồng ý. H phân công cho H1 trực tiếp khảo sát địa điểm và đếm số lượng sắt thép bàn giao cho khách hàng.”
[b] Bản án 173/2020/HS-ST ngày 01/09/2020 về tội lừa đảo khách hàng
- Cấp xét xử: Sơ thẩm.
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
- Trích dẫn nội dung: “Từ ngày 10/11/2017 đến ngày 16/11/2017, Nguyễn Đình N, Nguyễn Lập P và Lê Bá L đã cùng thực hiện hành vi gian dối trong việc cân bán sắt phế liệu, P lén lút gắn chíp điện tử vào hệ thống cân tại xưởng chế biến nguyên liệu Công ty AHT và sử dụng công tắc điều khiển làm tăng trọng lượng sắt khi cân bán cho Công ty AHT nặng hơn thực tế là 113.970 kg, với tổng giá trị là 780.694.500 đồng, đã thu lợi bất chính số tiền 667.875.000 đồng. Bị cáo Nguyễn Lập P cùng với Nguyễn Đình N và Lê Bá L cùng thực hiện hành vi phạm tội, trong đó N là người đóng vai trò khởi xướng, rủ rê. P và L là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Trong đó, N và P thực hiện việc phạm tội với vai trò tích cực hơn L.”
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn...
Tham khảo: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm tập 1 (Đại học Luật Hà Nội năm 2018 do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà làm chủ biên)
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm