Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện

12/05/2023
Nguyễn Thị Hải
Nguyễn Thị Hải
Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện (Điều 199 Bộ luật hình sự năm 2015) thuộc vào Chương VI Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế. Tội phạm này được quy định nhằm đảm bảo hoạt động cung ứng điện được lành mạnh, nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của người được giao nhiệm vụ cung ứng điện, hạn chế thiệt hại do hành vi này gây ra cho cá nhân, tổ chức. Bài viết tập trung phân tích góc độ về cấu thành tội phạm cũng như các tình tiết định khung hình phạt đối với tội vi phạm các quy định về cung ứng điện.

1 – Dấu hiệu pháp lý

[a] Dấu hiệu chủ thế của tội phạm

Chủ thể của tội phạm được quy định là người có trách nhiệm trong việc cung ứng điện. Đó là người có chức vụ hoặc có quyền hạn trong việc cung ứng điện.

[b] Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi phạm tội được quy định là một trong các hành vi dưới đây:

- Đóng điện trái quy định của pháp luật;

- Cắt điện trái quy định của pháp luật;

- Từ chối cung cấp điện trái quy định của pháp luật;

- Trì hoãn việc xử lí sự cổ điện không có lí do chính đáng.

Các hành vi trên chỉ cấu thành tội vi phạm các quy định về cung ứng điện nếu kèm theo một trong các dấu hiệu sau:

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể là 61% trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoể của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 200 triệu đồng ttở lên;

- (Chủ thể) đã bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bỉ kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Đối với 03 trường đầu, điều luật còn đòi hỏi dấu hiệu quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả thiệt hại về thể chất hoặc về vật chất.

Tội vi phạm quy định về cung ứng điện trong Bộ luật hình sự năm 1999 tại Điều 177 nêu dấu hiệu định tội là gây hậu quả nghiêm trọng, hay các dấu hiệu định khung tăng nặng là hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Đến nay Bộ luật hình sự năm 2015, Điều 199 đã cụ thể hóa nội dung hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng…được phản ánh trong cấu thành tội phạm tại khoản 1, 2, 3, 4 bằng các hậu quả cụ thể như tỷ lệ tổn thương cơ thể, chết người hoặc thiệt hại tài sản…Quy định như Bộ luật hình sự năm 2015 đã tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng trong thực tiễn mà không cần qua các văn bản giải thích luật.

[c] Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội đối với hành vi khách quan được quy định là lỗi cố ý. Đối với hậu quả thiệt hại gây ra, lỗi của họ là lỗi vô ý.

2 - Hình phạt

Quy định hình phạt đối với tội vi phạm các quy định về cung ứng điện tại Điều 199 Bộ luật hình sự năm 2015 nhìn chung có một số thay đổi so với quy định tại Điều 177 Bộ luật hình sự năm 1999: tách khoản 2 Điều 177 Bộ luật hình sự năm 1999 thành hai khoản với các tình tiết định khung hình phạt gây hậu quả rất nghiêm trọng/đặc biệt nghiêm trọng đã được cụ thể hóa (điểm a, b, c khoản 2 và khoản 3); bổ sung hình phạt tiền là chế tài lựa chọn cùng với các hình phạt chính khác trong khoản 2 đồng thời nâng mức phạt tiền trong khoản 1 và 4. Cụ thể:

Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung.

[a] Khung hình phạt cơ bản

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đen 150 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

[b] Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

  • Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại chơ sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỉ đồng.

[c] Khung hình phạt tăng nặng thứ hai

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Làm chết 02 người trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 03 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 5 tỉ đồng trở lên.

[d] Khung hình phạt bổ sung

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Tham khảo: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm tập 1 (Đại học Luật Hà Nội năm 2018 do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà làm chủ biên)

0 bình luận, đánh giá về Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.58110 sec| 959.117 kb