Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

08/05/2023
Lê Hằng Nga
Lê Hằng Nga
Trước đây, Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định tội buôn bán hàng cấm. Trong thực tiễn, không chỉ có hành vi buôn bán hàng cấm mà còn có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Do vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 đã bổ sung thêm 03 loại hành vi phạm tội là sản xuất, tàng trữ và vận chuyển hàng cấm. Tuy nhiên, đây là các hành vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau đòi hỏi phải có sự phân hoá trong xử lí. Do vậy, việc xếp 04 tội danh trong cùng Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1999 với cùng các khung hình phạt là chưa thể hiện được nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, các khung hình phạt cho tội sản xuất, buôn bán hàng cẩm nặng hơn so với các khung hình phạt cho tội tàng trữ và vận chuyến hàng cấm.

1 - Dấu hiệu pháp lí

[a] Dấu hiệu khách thể của tội phạm

Khách thể của các tội này là chế độ độc quyền quản lí của Nhà nước đổi với một số hàng hoá. Theo đó, điều luật quy định đối tượng của 02 tội này là hàng cấm. Đó là hàng hoá bị Nhà nước cẩm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.(Xem Nghi đinh số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vị phạm hành chinh trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các hành vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau đòi hỏi phải có sự phân hoá trong xử lí. Do vậy, việc xếp 04 tội danh trong cùng Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1999 với cùng các khung hình phạt là chưa thể hiện được nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự. Để khắc phục hạn chế này, Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định 4 tội danh này tại 02 điều luật - tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm tại Điều 191 và tội sản xuất, buôn bán hàng cấm tại Điều 190 Bộ luật hình sự. Trong đó, các khung hình phạt cho tội sản xuất, buôn bán hàng cấm nặng hơn so với các khung hình phạt cho tội tàng trữ và vận chuyển hàng cấm).

Tuy nhiên, không phải tất cả những hàng hoá có đặc điểm như vậy đều thuộc phạm vi đối tượng của tội phạm này. Có một số hàng hoá tuy cũng là loại Nhà nước cấm kinh doanh nhưng đã được Bộ luật hình sự quy định là đối tượng của tội phạm khác nên không còn là đối tượng của tội phạm nàv. Ví dụ: Vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự thuộc phạm vi quy định của Điều 304 BLHS, các chất ma tuý thuộc phạm vi quy định của các điều thuộc chương XX Bộ luật hình sự...

Như vậy, hàng cấm thuộc phạm vi quy định của Điều 190 BLHS là những hàng cấm còn lại mà không thuộc phạm vi quy định của những điều luật riêng biệt khác như thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng; thuốc lá điểu nhập lậu; pháo nổ.v.v.. Danh mục những hàng hoá là hàng cẩm theo điều luật này không cổ định mà có thể có sự thay đổi ở mỗi giai đoạn nhất định, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước cũng như sự chuyển đổi của nền kinh tế (Xem Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính tong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng).

[b] Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Điều luật quy định 2 loại hành vi sau:

- Hành vi sản xuất hàng cấm: Đây là hành vi làm ra hàng cấm. Hành vi này có thể là thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng cấm (xem Nghị định của Chính phủ số 19/VBHN-BCT ngày 09/5/2014 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hoá dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính tong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng). Hay nói cách khác, người phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình làm ra hàng cấm hoặc chỉ một công đoạn nào đó của quá trình làm ra hàng cấm.

- Hành vi buôn bán hàng cấm: Đây là hành vi mua đi bán lại hàng cấm dưới bất kì hình thức nào nhằm thu lợi bất chính như mua bán theo nghĩa thông thường, trao đổi, thanh toán bằng hàng cấm... Người phạm tội có thể thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng cẩm vào lưu thông.

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm được mô tả trên đây chỉ bị coi là tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kg trở lên hoặc từ 50 lít trở lên ;

- Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao trở lên;

- Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kg trở lên;

- Sản xuất, buôn bán hàng hoá khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cẩm lưu hành, cấm sử dụng tộ giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên;

- Sản xuất, buôn bán hàng hoá chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên;

- Sản xuất, buôn bán hàng hoá dưới mức quy định của khoản 1 (các điểm a, b, c, d và đ) nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 190 hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

[c] Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý.

2 - Hình phạt

Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

[a] Khung hình phạt cơ bản

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 01 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

[b] Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 01 tỉ đồng đến 03 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy đỉnh cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- (Phạm tội) có tổ chức;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

(Phạm tội) có tính chất chuyên nghiệp;

- (Hàng cấm là) thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;

- (Hàng cấm là) thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;

- (Hàng cấm là) pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

- (Hàng cấm là) hàng hoá khác mà Nhà nước cẩm kỉnh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300 triệu đồng đến dướỉ 500 triệu đong hoặc thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

- (Hàng cấm là) hàng hoá chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng đến dưới 700 triệu đồng;

- Buôn bán qua biên giới, trư hàng hoá là r'huẩc lá điểu nhập lậu;

- Tái phạm nguy hiểm.

[c] Khung hình phạt tăng nặng thứ hai

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 08 năm đến 15 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- (Hàng cấm là) thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấn kinh doanh, cẩm lưu hành, cấm sử dụng 300 kìlổgam ỉrở lên hoặc 300 lít trở lên;

- (Hàng cấm là) thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;

“ (Hàng cấm là) pháo nổ 120 kilôgam trở lên;

- (Hàng cấm là) là hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

- (Hàng cấm là) hàng hoá chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 01 tỉ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng đến dưới 700 triệu đồng;

- Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hoá là thuốc lá điếu nhập lậu;

- Tái phạm nguy hiểm.

[d] Khung hình phạt bổ sung

Khung hình phạt bổ sung được quy đỉnh (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền tù 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cẩm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

[e] Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại

Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định:

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 thì khung hình phạt có mức là phạt tiền từ 01 tỉ đồng đến 03 tỉ đồng;

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 (điểm a, d, đ, e, g, h, i, k hoặc 1) thì khung hình phạt có mức là phạt tiền từ 03 tỉ đồng đến 06 tỉ đồng;

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3 thì khung hình phạt có mức là phạt tiền từ 06 tỉ đồng đến 09 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đển 03 năm;

- Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự thì hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

- Hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Tham khảo: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm tập 1 (Đại học Luật Hà Nội năm 2018 do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà làm chủ biên)

0 bình luận, đánh giá về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.18892 sec| 988.531 kb