Tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm phụ gia

12/05/2023
Lê Hằng Nga
Lê Hằng Nga
Hàng giả là lương thục, thực phẩm, phụ gia thực phẩm có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của con người. Do vậy, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm nguy hiểm hơn so với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thông thường (trong điều kiện các tình tiết khác tương đương) và đòi hỏi đường lối xử lí đối với tội danh này phải nghiêm khắc hơn. Với lí do như vậy, hành vi này được tách khỏi tội sản xuất, buôn bán hàng giả đế quy định thành tội danh riêng tại Điều 193 Bộ luật hình sự.

1 - Dấu hiệu pháp lý

 [a] Khách thể của tội phạm:

 - Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự của nền sản xuất hàng hóa, làm mất sự ổn định của thị trường, xâm hại lợi ích và sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.

 - Đối tượng tác động của tội phạm là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.

 + Việc xác định thế nào là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm giả cũng tương tự như việc xác định hàng giả quy định tại Điều 192 BLHS.

 + Đối tượng tác động của tội phạm này là dấu hiệu đặc trưng cơ bản để phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác về hàng giả được quy định tại Điều 192, 194, 195 BLHS.

[b] Mặt khách quan của tội phạm:

Thứ nhất, xét về hành vi khách quan

Hành vi khách quan của tội này bao gồm hai loại hành vi đó là sản xuất và buôn bán.

 Luật an toàn thực phẩm chỉ giải thích thuật ngữ sản xuất và kinh doanh thực phẩm, cụ thể như sau:

 - Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số, hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.

 - Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất các hoạt động từ giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.

 Thứ hai, xét về hậu quả của tội phạm:

 Hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm gây ra là:

- Thiệt hại về thể chất: bao gồm thiệt hại về tính mạng hay các tổn hại về sức khỏe cho người tiêu dùng.

- Thiệt hại về vật chất: gây thiệt hại về tài sản.

 - Đối với tội sản suất và buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành cơ bản của tội phạm, hậu quả chỉ được nhắc tới trong các tình tiết định khung tăng nặng.

Có thể thấy cấu thành tội phạm của tội danh này là cấu thành tội phạm hình thức.

 [c] Mặt chủ quan của tội phạm:

 Hình thức lỗi: Tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm có hình thức lỗi là cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thây trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Động cơ, mục đích của tội phạm chủ yếu là vụ lợi. Động cơ và mục đích của tội phạm tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nhưng việc xác định động cơ, mục đích của cá nhân hay pháp nhân phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

[d] Chủ thể tội phạm:

Trong trường hợp chủ thể của tội phạm là cá nhân, phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Trong trường hợp chủ thể tội phạm là pháp nhân, căn cứ vào Điều 75 BLHS thì điều kiện chịu trách nhiệm hình sự được quy định:

 - Hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được thực hiện nhân danh pháp nhân.

 - Hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được thực hiện vì lợi ích pháp nhân.

 - Hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân.

2 - Hình phạt

Điều quy định 04 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

[a] Khung hình phạt cơ bản

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

[b] Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- (Phạm tội) có tổ chức;

- (Phạm tội) có tính chất chuyên nghiệp;

- Tái phạm nguy hiểm;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Buôn bán qua biên giới;

- Hàng giả tương đương với so lượng của hàng thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng kĩ thuật, công dụng trị giá từ 150 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

- Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

[c] Khung hình phạt tăng nặng thứ hai

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 10 năm đến 15 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng kĩ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

- Thu lợi bât chính từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỉ đồng;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỉ đồng;

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tẩn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121 %.

[d] Khung hình phạt tăng nặng thứ ba

Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 15 năm đển 20 năm hoặc tù chung thân được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Thu lợi bất chính 1,5 tỉ đồng trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỉ đồng trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khac mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

Khung hình phạt bổ sung được quy định là: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất đinh từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

[e] Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 thì bị phạt tiền từ 01 tỉ đồng đến 03 tỉ đồng;

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 (các điểm a, b, c, e, g, h, i và k) thì bị phạt tiền từ 03 tỉ đồng đến 06 tỉ đồng;

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3 thì bị phạt tiền từ 06 tỉ đồng đến 09 tỉ đồng;

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 4 thì bị phạt tiền từ 09 tỉ đồng đến 18 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

- Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

- Hình phạt bổ sung cho pháp nhân thương mại được quy định (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cẩm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất đỉnh hoặc cẩm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Tham khảo: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm tập 1 (Đại học Luật Hà Nội năm 2018 do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà làm chủ biên)

0 bình luận, đánh giá về Tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm phụ gia

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.16352 sec| 978.102 kb