Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

12/05/2023
Nguyễn Thị Hải
Nguyễn Thị Hải
Việc sản xuất, kinh doanh các loại hàng giả thông thường cũng đã là hành vi trái pháp luật, vi phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng. Nhưng khi đối tượng hàng hoá bị làm giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh thì nó lại là một vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều vì thuốc giả sẽ được sử dụng trực tiếp bằng các uống, bôi hoặc đưa vào cơ thể bằng tiêm, truyền.

1 - Dấu hiệu pháp lí

So với tội phạm được quy định tại Điều 192, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh có hai điểm khác sau:

- Đối tượng tác động của tội phạm này chỉ bao gồm hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

- Do tính nguy hiểm cao hơn hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thông thường (hàng giả loại này có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ con người) nên hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh luôn luôn bị coi là tội phạm mà không đòi hỏi thêm điều kiện khác như quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015.

2 - Hình phạt

Điều quy định 04 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đổi với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

[a] Khung hình phạt cơ bản

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

[b] Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- (Phạm tội) có tổ chức;

- (Phạm tội) có tính chất chuyên nghiệp;

- Tái phạm nguy hiểm;

- Lợi dụng chức vụ, quyển hạn;

- Lợi đụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Buôn bán qua biên giới;

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng kĩ thuật, công dụng trị giá từ 150 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

- Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

[c] Khung hình phạt tăng nặng thứ hai

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng kĩ thuật, công dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên;

- Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đen dưới 02 tỉ đồng;

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưởỉ 1,5 tỉ đồng.

[d] Khung hình phạt tăng nặng thứ ba

Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù 20 năm tù chung thân hoặc tử hình được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Thu lợi bất chính 02 tỉ  đồng trở lên;

- Làm chết 02 người trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỉ đồng thương cơ thể của những người này từ 22% trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỉ đồng trở lên.

[e] Khung hình phạt bổ sung

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

[g] Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại

Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 thì bi phạt tiền từ 01 tỉ đồng đến 04 tỉ đồng;

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 (các điếm a, b, c, e, g, h, i và k) thì bị phạt tiền từ 04 tỉ đồng đến 09 tỉ đồng;

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3 thì bị phạt tiền, từ 09 tì đồng đến 15 tỉ đồng;

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 4 thì bỉ phạt tiền từ 15 tỉ đồng đến 20 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

- Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự thì bị đình chỉ hoạt đông vĩnh viễn;

- Hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng, cẩm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất đỉnh hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn...

Tham khảo: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm tập 1 (Đại học Luật Hà Nội năm 2018 do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà làm chủ biên)

0 bình luận, đánh giá về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.41897 sec| 963.375 kb