Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

12/05/2023
Nguyễn Thị Hải
Nguyễn Thị Hải
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là tội phạm trong nhóm tội thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại của Chương các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả xâm phạm các quy định của Nhà nước trong quản lý thị trường, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng, quyền được bảo hộ của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh đứng đắn.

1 - Dấu hiệu pháp lí

[a] Dấu hiệu khách thể của tội phạm

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả xâm phạm trật tự của nền sản xuất hàng hoá, làm mất sự ổn định của thỉ trường, xâm hại lợi ích của người tiêu dùng. Theo đó, đối tượng tác động của tội phạm này được quy đỉnh là các loại hàng giả (trừ các loại hàng giả thuộc phạm vi quy định của Điều 193, Điều 194 và Điểu 195 Bộ luật hình sự). về mặt luật đỉnh cũng như trên thực tế, hàng giả có thể thuộc tất cả các loại hàng hoá, từ hàng cao cấp đến những mặt hàng tiêu dùng thông thường. Hàng giả có thể là giả hàng hoá trong nước nhưng cũng có thể là giả hàng hoá nước ngoài. Hàng giả có thể là giả toàn bộ nhưng cũng có thể chỉ giả một phần.

Hàng giả bị xử lí theo Điều 192 BLHS là hàng giả về chất lượng (giá trị sử dụng, công dụng) bao gồm các trường hợp sau đây:

- Hàng hoá không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hoá; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng kí;

- Hàng hoá có hàm lượng, định lượng chất chính, tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kĩ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuổng so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kĩ thuật đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hoá;

Trường hợp hàng giả liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lí thuộc phạm vi xử lí của Điều 226 Bộ luật hình sự “Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”.

[b] Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm được quy dinh gồm hai loại hành vi sau:  

- Hành vi sản xuất hàng giả: Đây là hành vi tạo ra các loại hàng giả theo nghĩa đã được giải thích trên đây. Hành vi này có thể là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông.

- Hành vi buôn bán hàng giả: Đây là hành vi mua đi bán lại loại hàng hoá biết rõ là giả nhằm thu lời bẩt chính. Hành vi này có thể là việc thực hiện một, một sổ hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng giả vào lưu thông.

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả bị coi là tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng kĩ thuật, công dụng trị giá từ 30 triệu đồng trở lên hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

2 - Hình phạt

Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định 03 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

[a] Khung hình phạt cơ bản

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 01 tỉ đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

[b] Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết đỉnh khung hình phạt tăng nặng sau:

- (Phạm tội) có tổ chức;

- (Phạm tội) có tính chất chuyên nghiệp;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng kĩ thuật, công dụng trị giá từ 150 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

- Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ tốn thương cơ thể 61 % trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại chữ sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tẳn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đển dưới 1,5 tỉ đồng;

- Buôn bán qua biên giới;

- Tái phạm nguy hiểm.

[c] Khung hình phạt tăng nặng thứ hai

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Hàng giả tương đương với so lượng của hàng thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng kĩ thuật, công dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên;

- Thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên;

- Làm chết 02 người trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỉ ỉệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỉ đồng trở lên.

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

[d] Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại được quy định:

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 thì bị phạt tiền từ 01 tì đồng đến 3.000.000.000 đồng;

- Nếu hành vỉ phạm tội thuộc khoản 2 (các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, 1 và m) thì bị phạt tiền từ 03 tỉ đồng đến 06 tỉ đồng;

- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3 thì bị phạt tiền từ 06 tỉ đồng đến 09 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

- Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

- Hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cẩm kinh doanh, cẩm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất đỉnh hoặc cẩm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Tham khảo: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm tập 1 (Đại học Luật Hà Nội năm 2018 do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà làm chủ biên)

0 bình luận, đánh giá về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.03969 sec| 966.5 kb