Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

13/05/2023
Hoàng Thị Thảo Nguyên
Hoàng Thị Thảo Nguyên
Tội này được quy định là hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng của người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực thể để thực hiện việc cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc người có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Tội phạm này xâm hại quyền được người khác nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Đó là quyền bảo đảm cho sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của người được cấp dưỡng.

1- Khái niệm

Tội này được quy định là hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng của người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực thể để thực hiện việc cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc người có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Tội phạm này xâm hại quyền được người khác nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Đó là quyền bảo đảm cho sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của người được cấp dưỡng.

2- Dấu hiệu pháp lý

a, Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

- Dấu hiệu hành vi: Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là:

+ Hành vi từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng;

+ Hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Trong đó, nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là “nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình ...”. (Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình)

Theo quy định tại các điều từ Điều 107 đến Điều 115 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng có thể được đặt ra giữa:

+ Vợ và chồng;

+ Cha, mẹ và con;

+ Ông bà nội, ông bà ngoại và cháu;

+ Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;

+ Anh chị em với nhau.

Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đòi hỏi các dấu hiệu sau:

+ Chủ thể phải có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình;

+ Chủ thể phải có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng. Khả năng thực tế nói ở đây được hiểu là khả năng có thực, về kinh tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng như có tiền, tài sản hoặc thu nhập có khả năng bảo đảm cuộc sống của gia đình với mức sống trung bình ở địa phương.

Hành vi từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là (kiên quyết) không thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ quy định của pháp luật, biểu hiện như cố tình không góp tiền, tài sản để cấp dưỡng trong khi có khả năng thực tế thực hiện nghĩa vụ đó.

Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là hành vi tìm mọi cách lảng tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật, biểu hiện bằng việc bỏ đi nơi khác và cố ý giấu địa chỉ hoặc cổ tình dây dưa không chịu thực hiện việc cấp dưỡng...

- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm: Hậu quả của hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định là hậu quả:

- Làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe. Do không nhận được sự cấp dưỡng của người phạm tội nên người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc chữa bệnh V.V.. sức khoẻ và có thể cả tính mạng bị đe dọa.

Điều luật cũng quy định, dấu hiệu hậu quả có thể được thay thế bằng dấu hiệu về nhân thân của người có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Đó là dấu hiệu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng mà còn vi phạm,

b, Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo pháp luật hôn nhân và gia đình.

Trong trường hợp chưa gây hậu quả “làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ”, chủ thể đòi hỏi phải là người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.

Điều luật còn quy định: “nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này”. Đây là trường hợp đã có bản án hoặc quyết định của toà án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình mà người này vẫn cố tình không chấp hành (từ chối hoặc trốn tránh) mặc dù đã dùng các biện pháp cưỡng chế cần thiết. Khi đó, hành vi không cấu thành tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng mà cấu thành tội không chấp hành án (Điều 380 BLHS)..

3- Hình phạt

Điều luật quy định 01 khung hình phạt có mức phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Xem Thêm:Tội ngược đãi hành hạ ông bà cha mẹ

0 bình luận, đánh giá về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19292 sec| 943.078 kb