Tổng quan về triết học

"Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái."

- Will Durant

Tổng quan về triết học

Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước công nguyên (tr.CN) với các thành tựu rực rõ trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ.

Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học.

Liên hệ

I- TRIẾT HỌC LÀ GÌ

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.

Sự ra đời của các thuật ngữ "triết học" và "triết gia" được gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp Pythagoras. Một "nhà triết học" được hiểu theo nghĩa tương phản với một "kẻ ngụy biện". Những "kẻ ngụy biện" hay "những người nghĩ mình thông thái" có một vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển, được coi như những nhà giáo, thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý, nghệ thuật hùng biện và các bộ môn khác cho những người có tiền, trong khi các "triết gia" là "những người yêu thích sự thông thái" và do đó không sử dụng sự thông thái của mình với mục đích chính là kiếm tiền.

Thời kỳ triết học Hy lạp cổ đại, năm vấn đề cơ bản trên tương ứng với năm nhánh của triết học là siêu hình học, lôgic, nhận thức luận, luân lý học, và mỹ học. Tuy nhiên đối tượng của triết học còn mở rộng đến chính trị học, vật lý học, địa chất học, sinh học, khí tượng học, và thiên văn học. Bắt đầu từ Socrates, các nhà triết học Hy Lạp đã phát triển triết học theo hướng phân tích, tức là, phân chia vật thể thành các thành phần nhỏ hơn để nghiên cứu. Triết học cổ Hy Lạp thường được coi là cơ sở của triết học phương Tây.

Triết học xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây vào khoảng từ thế kỷ VIII - VI trước Công nguyên tại một số nền văn minh cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, trung Đông v.v, nhưng triết học kinh điển chỉ phát triển ở Hy Lạp cổ đại.

Như vậy, triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

II- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TRIẾT HỌC

Trong triết học xuất hiện các đối tượng nghiên cứu của triết học thay đổi trong chu trình lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử, do điều kiện kinh tế – xã hội và sự phát triển của khoa học tự nhiên, đối tượng nghiên cứu của triết học có những nội dung cụ thể khác nhau, nhưng vẫn xoay quanh vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới khách quan bên ngoài, giữa tư duy và tồn tại.

Đối tượng nghiên cứu của triết học tiếp tục giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất trên lập trường duy vật; nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, từ đó định hướng cho hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người. Cụ thể đối tượng nghiên cứu của triết học qua từng thời kỳ như sau:

(i) Ngay từ khi mới ra đời: Dựa trên thực tiễn sự tồn tại của nó thì triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, và triết học tồn tại bao hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực không có đối tượng riêng. Quan điểm này nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm cho rằng, triết học là khoa học của mọi khoa học, đặc biệt là ở triết học tự nhiên của Hy Lạp cổ đại. Sự tồn tại của triết học mang ý nghĩa rất lớn nhất là đối với thời kì này thì triết học đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ mà ảnh hưởng của nó còn in đậm đối với sự phát triển của tư tưởng triết học ở Tây Âu.

(ii) Thời kỳ trung cổ: Ở Tây Âu khi quyền lực của Giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì triết học trở thành nô lệ của thần học.

(iii) Vào Thế kỷ XV, XVI: Tại thời điểm này thì triết học lại tiếp tục những tư duy mới và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào thế kỷ XV, XVI đã tạo một cơ sở tri thức vững chắc cho sự phục hưng triết học. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành nhất là các khoa học thực nghiệm đã ra đời với tính cách là những khoa học độc lập.

(iv) Thế kỷ XVII – XVIII: Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo và đã đạt tới đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII ở Anh, Pháp, Hà Lan, với những đại biểu tiêu biểu như Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ (Anh), Điđrô, Henvêtiuýt (Pháp), Xpinôda (Hà Lan)… Mặt khác, tư duy triết học cũng được phát triển trong các học thuyết triết học duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen, đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức.

(v) Đầu thế kỷ XIX: Có thể thấy ở thời gian này thì có rất nhiều thay đổi cụ thể về hoàn cảnh kinh tế – xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Đoạn tuyệt triệt để với quan niệm “khoa học của các khoa học”, triết học mácxít xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest

III- MỘT SỐ HỌC THUYẾT TRIẾT HỌC

1- Chủ nghĩa duy vật

Chủ nghĩa duy vật là một trong những trường phái triết học lớn trong lịch sử, bao gồm trong đó toàn bộ các học thuyết triết học được xây dựng trên lập trường duy vật trong việc giải quyết vấn để cơ bản của triết học, đó là: “Vật chất là tính thứ nhất, ý thức hay tinh thần chỉ là tính thứ hai của mọi tồn tại trong thế giới” - tức là thừa nhận và minh chứng rằng: suy đến cùng, bản chất và cơ sở của mọi tồn tại trong thế giới tự nhiên và xã hội chính là vật chất.

Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua ba hình thức, đó là:

(i) Chủ nghĩa duy vật chất phác với hình thức điển hình của nó là các học thuyết triết học duy vật thời cổ ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp.

(ii) Chủ nghĩa duy vật siêu hình với hình thức điển hình của nó là các học thuyết triết học duy vật thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu (tiêu biểu là chủ nghĩa duy vật cận đại nước Anh và Pháp).

(iii) Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập từ giữa thế kỷ XIX. 

Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập là hình thức - trình độ phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học, vì những lý do sau:

Đó không chỉ đứng trên lập trường duy vật trong việc lý giải các tồn tại trong giới tự nhiên (như chủ nghĩa duy vật siêu hình trước đây) mà còn đứng trên lập trường duy vật trong việc giải thích các hiện tượng, quá trình diễn ra trong đời sống xã hội loài người - đó chính là những quan điểm duy vật về lịch sử hay chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Do nó không chỉ đứng trên lập trường duy vật trong quá trình định hướng nhận thức và cải tạo thế giới mà còn sử dụng phương pháp biện chứng trong quá trình ấy. Từ đó tạo nên sự đúng đắn, khoa học trong việc lý giải thế giới và cải tạo thế giới.

Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây dựng trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của lịch sử triết học và trên cơ sở tổng kết những thành tựu lớn của khoa học, của thực tiễn trong thời đại mới; nó trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp cách mạng và của các lực lượng tiến bộ trong thời đại ngày nay.

2- Chủ nghĩa duy tâm

Chủ nghĩa duy tâm là tên của một loạt các quan điểm triết học với các hàm ý và khuynh hướng khác nhau. Các quan điểm này được nhiều nhà triết học thuộc nhiều nền văn minh khác nhau phát triển tại các thời điểm khác nhau trong lịch sử.

Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức. Là một cách tiếp cập tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật, cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên. Giới tự nhiên chỉ là một dạng tồn tại khác của tinh thần, ý thức.

Chủ nghĩa duy tâm có hai khuynh hướng:

(i) Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và coi nó là một cái gì đó hoàn toàn do tính tích cực của chủ thể quy định.

(ii) Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận ý thức và tinh thần là thuộc tính thứ nhất (có trước), vật chất là thuộc tính thứ hai (có sau), và coi cơ sở tồn tại không phải là tâm thức con người theo như quan niệm của Chủ nghĩa duy tâm chủ quan mà là một tâm thức nào đó ở bên ngoài thế giới như "tinh thần tuyệt đối", "lý tính thế giới".

Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest

3- Chủ nghĩa hiện thực

Chủ nghĩa hiện thực là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp cho công chúng nghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh. Chủ nghĩa hiện thực né tránh những yếu tố giả tạo không mang vẻ đẹp tự nhiên, tránh những điều hư cấu, tưởng tượng và những yếu tố siêu nhiên.

Chủ nghĩa hiện thực đôi khi cũng được sử dụng luân phiên với chủ nghĩa tự nhiên, nhưng chúng không thật sự giống nhau.

Chủ nghĩa hiện thực, bên cạnh chủ nghĩa tự do, là một trong hai trường phái lí thuyết quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế, được hình thành từ lâu đời và có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tư duy hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia.

4- Chủ nghĩa duy danh

Chủ nghĩa duy danh là một quan điểm siêu hình trong triết học theo đó những thuật ngữ phổ quát và trừu tượng và các tiên đề (hay mệnh đề vị ngữ) tồn tại, trong khi cái phổ quát hay những vật trừu tường, thì không.

Theo đó, có ít nhất hai phiên bản chính của Chủ nghĩa duy danh. Một phiên bản từ chối sự tồn tại của cái phổ quát-tức những thứ có thể tạo mẫu cho những thứ cụ thể (ví dụ, tính người, sức mạnh). Một phiên bản khác phủ nhận một cách cụ thể sự tồn tại của những vật trừu tượng-những vật không tồn tại trong không thời gian. Chủ nghĩa duy danh có thể tìm thấy nguồn gốc trong triết học Platon, đối lập với Chủ nghĩa duy thực quan niệm rằng tồn tại cái phổ quát bên trên và bên ngoài cái cụ thể.

5- Chủ nghĩa duy lý

Chủ nghĩa duy lý (Rationalism) là một học thuyết trong lĩnh vực nhận thức luận. Theo nghĩa rộng nhất, đó là quan điểm rằng lý tính là nguồn gốc của tri thức hay sự minh giải. Nói cách khác, chủ nghĩa duy lý là một phương pháp hoặc học thuyết mà trong đó tiêu chuẩn về chân lý không có tính giác quan mà có tính trí tuệ và suy diễn logic. Tùy theo mức độ nhấn mạnh phương pháp hay học thuyết này mà dẫn tới các quan điểm duy lý khác nhau, từ quan điểm ôn hòa rằng lý tính đáng được ưu tiên hơn các cách thu thập tri thức khác cho đến quan điểm cấp tiến rằng lý tính là con đường duy nhất tới tri thức.

Chủ nghĩa duy lý hiện đại bắt đầu với René Descartes (1596-1690). Nghiền ngẫm về bản chất của trải nghiệm tri giác, cũng như những khám phá khoa học trong sinh lý học và quang học, Descartes (và cả John Locke) đã đi đến quan điểm rằng chúng ta trực tiếp ý thức được ý nghĩ, chứ không phải sự vật. Quan điểm này làm nảy sinh ba vấn đề: 

(i) Có phải các ý nghĩ là bản sao thực thụ của những sự vật, sự việc mà chúng đại diện? Cảm giác không phải là sự tương tác trực tiếp giữa các vật thể và ý thức của ta, mà nó là quá trình sinh lý bao hàm sự đại diện (thí dụ như, một hình ảnh trên võng mạc). Locke nghĩ rằng một "tính chất phụ", như cảm giác thấy màu xanh lục, không thể nào giống sự sắp xếp các phân tử vật chất sinh ra cảm giác đó, dù là ông cũng nghĩ "những tính chất chính" như hình dạng, kích thước, con số, thực sự có trong các sự vật.

(ii) Ta vẫn chưa rõ làm thế nào những vật thể tự nhiên như bàn, ghế hoặc ngay cả những quá trình sinh lý trong não bộ có thể sản sinh ra những thứ thuộc về tinh thần như ý nghĩ. Điều này là một trong những vướng mắc của một vấn đề triết học nổi tiếng, vấn đề tinh thần-cơ thể.

(iii) Nếu tất cả những gì chúng ta ý thức được chỉ là ý nghĩ, vậy làm sao ta có thể biết được có thứ gì khác tồn tại ngoài ý nghĩ ra?

6- Chủ nghĩa duy nghiệm (chủ nghĩa kinh nghiệm)

Chủ nghĩa duy nghiệm hay chủ nghĩa kinh nghiệm (Empiricism) là một khuynh hướng lý thuyết về tri thức triết học với đặc điểm nhấn mạnh vai trò của trải nghiệm. Chủ nghĩa kinh nghiệm nhấn mạnh đến các khía cạnh của tri thức khoa học có quan hệ chặt chẽ với trải nghiệm, đặc biệt khi được tạo ra qua các sắp đặt thử nghiệm có chủ ý. Một yêu cầu căn bản của phương pháp khoa học là tất cả các giả thuyết và lý thuyết đều phải được kiểm nghiệm bằng các quan sát về thế giới tự nhiên thay vì chỉ dựa trên lập luận.

Học thuyết đầu tiên về chủ nghĩa kinh nghiệm được gắn với tên tuổi John Locke vào thế kỷ XVII. Locke cho rằng tâm thức là một tabula rasa (tấm bảng sạch) trước khi các trải nghiệm lưu dấu vết của mình lên đó. Chủ nghĩa kinh nghiệm của Locke phủ nhận rằng con người có các ý niệm bẩm sinh hay cái gì đó nhận biết được mà không phải tham chiếu tới trải nghiệm. Chủ nghĩa kinh nghiệm không cho rằng ta có được các tri thức kinh nghiệm một cách tự động. Thay vào đó, theo quan điểm của các nhà kinh nghiệm chủ nghĩa, để cho một tri thức bất kỳ có thể được suy luận hoặc suy diễn một cách đúng đắn, tri thức đó phải bắt nguồn từ trải nghiệm giác quan của ta. Một số triết gia quan trọng được cho là có quan hệ với chủ nghĩa kinh nghiệm bao gồm Aristotle, Thomas Aquinas, Francis Bacon, Thomas Hobbes, John Locke, George Berkeley, David Hume, và John Stuart Mill. Các hình thức sơ khởi của chủ nghĩa kinh nghiệm bao gồm các công trình nghiên cứu về nhận thức luận của một số nhà triết học, trong đó có Aristotle, Thomas Aquinas và Roger Bacon. Aristotle đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quy nạp dựa trên kinh nghiệm.

Nhìn chung, mặc dù có vẻ nằm hoàn toàn trong phạm trù trừu tượng, triết học cũng có áp dụng thực tiễn. Điển hình nhất là áp dụng trong nguyên tắc xử thế, như nguyên tắc xử thế trong nghề nghiệp, và triết lý chính trị. Một áp dụng thực tiễn nữa của triết học là trong Nhận thức luận - một ngành triết học tìm hiểu về sự hiểu biết, bằng chứng cụ thể và sự thật thoả đáng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết thực hiện bởi: bà Trần Thu Thủy - Phòng Tranh tụng của Công ty Luật TNHH Everest.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Tổng quan về triết học

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.51918 sec| 1139.711 kb