Trao đổi gián tiếp bằng văn bản và trực tiếp bằng lời nói

22/04/2021

 

Trong quá trình thực thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình, khi luật , thấy có những vấn đề rất cần thiết phải có sự trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp sau đó làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, thì phải gặp gỡ, làm việc và trao đổi trực tiếp bằng lời nói hoặc gián tiếp bằng văn bản với người có trách nhiệm giải quyết vụ việc.

 

 

trao đổi văn bản Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Trao đổi trực tiếp bằng lời nói

 

 

Trong quá trình thực thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình, khi luật . thấy có những van đe rất cần thiết phải có sự trao đổi, làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, thì phải gặp gỡ, làm việc và trao đổi với người có trách nhiệm giải quyết vụ việc. Thông thường, luật sư trực tiếp gặp và Lao đổi với người có chức danh tư pháp trong cơ quan tư pháp như Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến bành một số hoạt động điều tra, ĐTV, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viên trưởng hoặc KSV, Kiểm tra viên của VKS; Chánh án, Phó Chánh án hoặc Thẩm phán, Thẩm tra viên của Tòa án.(xem thêm: dịch vụ thành lập công ty)

 

 

Yêu cầu đối với luật sư khi trao đổi trực tiếp bằng lời nói:

 

 

- Cần có kế hoạch và sự thống nhất về địa điểm trao đổi là trụ sở làm việc của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà luật sư xác định cần gặp gỡ để trao đổi.

 

 

- Cẩn chuẩn bị kỹ nội dung về tố tụng hoặc vế chứng cứ hoặc cả hai vấn đề tố tụng và chứng cứ hoặc các nội dung khác theo kế hoạch đã đề ra nhằm đạt được mục đích buổi làm việc.

 

 

- Cần xác định rõ phạm vi cần trao đổi để buổi làm việc thật sự hiệu quả và bảo đảm thời gian tốt nhất.

 

 

- Phải nêu căn cứ pháp luật, chỉ rõ những vi phạm về thủ tục tố tụng hoặc những thiếu sót về chứng cứ, có lập luận chặt chẽ để đảm bảo tính thuyết phục cao.

 

 

Tình huống minh họa: Luật sư cần trao đổi với ĐTV về vấn đề chứng cứ trong vụ án Trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS đối với Nguyễn Văn A khi thấy còn nhiều điểm mâu thuẫn, chưa đủ sức thuyết phục. Bởi lễ nếu theo giả thuyết điều tra nghi A là thủ phạm thì những hành động cậy phá, chuyển dịch tủ, bàn ghế, cầm các đồ vật thì sẽ phải để lại dấu vân tay của A tại hiện trường, nhưng những dấu vết vấn tay thu được tại hiện trường lại không phải dấu vân tay của A. Như vậy, dấu vân tay thu được tại hiện trường là của ai? Đó là điều mà luật sư cẩn trao đổi, làm việc với CQĐT để tiến hành thu thập, giám định dấu vết và truy nguyên dấu vết nhằm làm sáng tỏ vụ việc xem A thật sự có liên quan hay không để tránh oan sai cho A.(quan tâm: dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh)

 

 

Trước khi trao đổi, luật sư cần phải có dự kiến về thời gian và thống nhất địa điểm làm việc, đặc biệt nếu trao đổi, làm việc với những người có chức danh tư pháp là lãnh đạo của CQĐT, VKS, Tòa án thì luật sư phải đật lịch làm việc trước để họ chủ động bố trí thời gian làm việc một cách hợp lý và khoa học.

 

 

Trao đổi gián tiếp bằng văn bản

 

 

- Ưu điểm: Việc đề xuất kiến nghị bằng văn bản bảo đảm việc kiến nghị của luật sư được chính xác, chặt chẽ và rõ ràng, cụ thể về nội dung để xuất, kiến nghị của mình, không tốn kém thời gian, công sức và không bị ngoại cảnh tác động. Văn bản được gửi đến cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra và được lưu giữ trong hồ sơ vụ án để làm tài liệu đối chiếu.

 

 

Nhưoc điểm: Phương thức trao đổi này của luật sư không có được những ưu thế so với phương thức trao đổi trực tiếp bằng lời nói, như không biết rõ cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, biểu cảm và tâm trạng cụ thể của đối tượng giao tiếp là người có chức danh tư pháp sẽ phản ứng như thế nào khi nhận được kiến nghị với những nội dung cụ thể, không có điều kiện để trình bày thêm như trao đổi trực tiếp khi có những tình tiết phát sinh hoặc cần lý giả.

 

 

- Lưu ý: Bố cục văn bản để xuất, kiến nghị gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần đề xuất, kiến nghị. Về cách diễn đạt, luật sư phải sử dụng văn phong trong sáng, ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu, tránh thể hiện sự kích động, chỉ trích, phê phán, không sử dụng tiếng lóng, từ ngữ của địa phương, không mỉa mai, cay cú.

 

 

Tóm lại: Trong quá trình tham gia tố tụng, khi cần để xuất kiến nghị, luật sư có thể sử dụng các hình thức kiến nghị như kiến nghị trực tiếp bằng lời nói hoặc bằng văn bản, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao và tốt nhất cho thân chủ thì luật sư nên phối hợp cả hai phương thức trên. Cụ thể, trước khi tiến hành trao đổi, luật sư cần liên hệ để chuẩn bị lịch gặp đối với người tiến hành tố tụng, để trực tiếp trao đổi về nội dung để xuất, kiến nghị. uớc đó, luật sư cần chuẩn bị sẵn văn bản kiến nghị để khi làm việc, khi trao đổi xong thì gửi cho người được trao đổi để nắm rõ về nội dung kiến nghị và lưu vào hồ sơ vụ án. Khi trao đổi trực tiếp, nếu cần thiết, luật sư đề nghị người tiến hành tố tụng lập biên bản về nội dung buổi làm việc hoặc de nghị được ghi âm, ghi hình có âm thanh. Đối với văn bản kiến nghị, luật u can để nghị người tiến hành tố tụng ký vào văn bản đã giao nhận kiến ighị của luật sư và kiến nghị đưa văn bản này lưu vào hồ sơ vụ án.(đọc về: dịch vụ giải thể doanh nghiệp)

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Trao đổi gián tiếp bằng văn bản và trực tiếp bằng lời nói

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.10187 sec| 914.445 kb