Tư duy thiết kế (Design Thinking)

"Chỉ có 03 màu sắc chính, 10 con số và 07 nốt nhạc. Điều ta làm với chúng mới quan trọng".

Emanuel James Rohn, 1930 - 2009, doanh nhân, tác giả, diễn giả truyền cảm hứng, người Mỹ.

Tư duy thiết kế (Design Thinking)

Tư duy thiết kế (Design thinking): là quá trình liên tục nghiên cứu người dùng, thách thức các giả định và xác định lại vấn đề – nhằm mục tiêu tìm kiếm các chiến lược và giải pháp thay thế tối ưu hơn. Trọng tâm của quá trình này là tăng cường sự hiểu biết về khách hàng đang sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của mình.

Tư duy thiết kế là chìa khóa giúp doanh nghiệp thấu hiểu người dùng mục tiêu - qua việc không ngừng đặt câu hỏi về vấn đề, phương pháp làm việc hiện tại và các giả định tương lai. Đây là cách tư duy cực kỳ hữu ích khi cần giải quyết các vấn đề chưa được xác định rõ ràng - bằng cách nghiên cứu sự việc theo quan điểm người dùng, Brainstorm ý tưởng và ứng dụng thực tế. Việc thử nghiệm ý tưởng thông qua phác thảo, thử nghiệm (prototyping) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá và lựa chọn hướng đi mới phù hợp nhất.

Liên hệ

Tư duy Thiết kế (Design thinking) thoạt nghe như là một kỹ năng dành cho Nhà thiết kế (Designer). Thực tế, đây là phẩm chất chung của tất cả chuyên gia đổi mới vĩ đại trong mọi lĩnh vực - từ văn học, nghệ thuật, âm nhạc, khoa học, kỹ thuật đến kinh doanh. Nghiên cứu quy trình Tư duy Thiết kế (Design thinking) hệ thống có thể giúp ta hiểu và áp dụng những phương pháp giải quyết vấn đề sáng tạo, lấy khách hàng làm trung tâm.

Kỹ thuật Tư duy Thiết kế (Design thinking) hiện đã được nhiều Tập đoàn lớn như: Apple, Google, Samsung, GE áp dụng. Tư duy Thiết kế (Design thinking) cũng như được giảng dạy tại các trường đại học hàng đầu thế giới như Standford, Harvard và MIT. 

I- TỔNG QUAN VỀ TƯ DUY THIẾT KẾ (DESIGN THINKING)

Tư duy thiết kế (Design thinking) là quá trình liên tục nghiên cứu người dùng, thách thức các giả định và xác định lại vấn đề - nhằm mục tiêu tìm kiếm các chiến lược và giải pháp thay thế tối ưu hơn. Trọng tâm của quá trình này là tăng cường sự hiểu biết về khách hàng đang sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của mình.

Tư duy Thiết kế (Design thinking) là chìa khóa giúp doanh nghiệp thấu hiểu người dùng mục tiêu – qua việc không ngừng đặt câu hỏi về vấn đề, phương pháp làm việc hiện tại và các giả định tương lai. Đây là cách tư duy cực kỳ hữu ích khi cần giải quyết các vấn đề chưa được xác định rõ ràng – bằng cách nghiên cứu sự việc theo quan điểm người dùng, brainstorm ý tưởng và ứng dụng thực tế. Việc thử nghiệm ý tưởng thông qua phác thảo, thử nghiệm (prototyping) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá và lựa chọn hướng đi mới phù hợp nhất.

II- VÌ SAO CẦN TƯ DUY THIẾT KẾ (DESIGN THINKING)

Trong quá trình phát triển, tư duy con người được hình thành dựa trên các hoạt động lặp đi lặp lại và kiến thức thường xuyên tiếp cận. Những kinh nghiệm này khiến chúng ta nhanh chóng áp dụng các hành động và kiến thức tương tự trong các tình huống quen thuộc – thế nhưng, chúng cũng có thể ngăn cản ta tiếp cận hoặc phát triển các cách nhìn, cách hiểu và giải quyết vấn đề mới nhanh chóng.

Chúng ta gọi cách suy nghĩ trên đây là tư duy cấu trúc (schemas) - được đặc trưng bởi những tập hợp thông tin có tổ chức và mối quan hệ giữa sự vật, hành động và suy nghĩ xuất hiện trong tâm trí khi gặp một số kích thích từ môi trường.

Ví dụ: Nói đến “con chó”, ta nghĩ ngay đến một sinh vật gồm bốn chân, lông, răng sắc nhọn, đuôi, bàn chân và một số điểm đặc thù khác.

Khi các kích thích môi trường phù hợp với cấu trúc này - dù không rõ ràng - tâm trí ta sẽ xuất hiện cùng một kiểu suy nghĩ đã định trước. Điều này có thể cản trở khả năng đánh giá tình huống khách quan để đưa ra chiến lược giải quyết vấn đề mới. Trong trường hợp hướng đi cũ không hiệu quả và đặt ra yêu cầu thay đổi để thích ứng, “tư duy ngoài chiếc hộp” (think out of the box) là cách duy nhất để tìm ra những cách tiếp cận mới đột phá hơn.

“Khái niệm Tư duy thiết kế (Design Thinking) không phải là một ý tưởng hoang đường. Hiệu quả của việc áp dụng quy trình thiết kế đã được kiểm chứng khi chúng ta đối mặt với những thách thức và cơ hội mới. Phương pháp Tư duy Thiết kế (Design thinking) đã được sử dụng trong cả lĩnh vực thiết kế và các ngành nghề khác. Tôi hy vọng rằng ý tưởng này sẽ được hiểu biết rộng rãi hơn - rằng mọi nhà lãnh đạo đều biết cách sử dụng Tư duy Thiết kế (Design thinking) cho việc đổi mới và mang lại kết quả tốt hơn”.

III- VÍ DỤ VỀ TƯ DUY THIẾT KẾ (DESIGN THINKING)

Cách đây vài năm, một tài xế xe tải đã cố gắng đi qua gầm cầu thấp. Nhưng anh ta đã thất bại – chiếc xe tải bị “kẹt cứng” dưới cầu, không thể vượt qua hay lùi ra ngoài. Hệ quả là giao thông bị tắc nghẽn hoàn toàn.

Khi chuyện này xảy ra, các nhân viên cứu hộ, kỹ sư, cứu hỏa và tài xế xe tải cùng tập trung lại để đề xuất và thương lượng các giải pháp khác nhau nhằm “giải cứu” chiếc xe bị mắc kẹt. Họ tranh luận về việc nên tháo dỡ các bộ phận của chiếc xe hay của cây cầu. Mỗi người đều đề nghị một giải pháp riêng dựa trên trình độ chuyên môn tương ứng của mình mà không đi đến kết luận chung cuộc nào.

Sau cùng, một cậu bé đi ngang chứng kiến cuộc tranh luận căng thẳng đã bình thản nói: “Sao không xả hơi ra khỏi lốp xe?” trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người.

Trên đây là ví dụ điển hình cho những tình huống mà khi đó, những giải pháp “hiển nhiên” nhất lại không được mọi người nhận ra – chỉ vì chúng ta đã tự áp đặt lối suy nghĩ của mình theo một hướng nhất định.

“Con người thường khó thách thức các giả định và kiến thức hàng ngày của mình, bởi vì chúng ta dựa vào việc xây dựng các mẫu tư duy để không phải học lại mọi thứ từ đầu. Chúng ta thực hiện các quy trình hàng ngày một cách vô thức – ví dụ, khi ta thức dậy vào buổi sáng, ăn, đi bộ và đọc – nhưng rồi ta cũng hành động tương tự khi đánh giá những thách thức trong công việc và cuộc sống cá nhân. Đặc biệt, các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa thường dựa vào khuôn mẫu suy nghĩ vững chắc của họ, và họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi bị yêu cầu phải tự hoài nghi kiến thức của họ”.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

IV- LỢI ÍCH CỦA TƯ DUY THIẾT KẾ (DESIGN THINKING)

Trọng tâm của Tư duy thiết kế (Design Thinking) là mong muốn cải tiến sản phẩm hoặc cải tiến dịch vụ bằng cách phân tích hành vi người dùng và các nguyên nhân đằng sau đó. Một khi đã đặt câu hỏi và điều tra các nguyên nhân của một vấn đề, quá trình tìm kiếm giải pháp sẽ giúp chúng ta đưa ra các ý tưởng phản ánh những hạn chế và khía cạnh thực sự của vấn đề.

Trong kinh doanh cũng như cuộc sống, vai trò của Tư duy Thiết kế (Design thinking) là phương tiện giúp ta nghiên cứu sâu hơn, thách thức các khuôn mẫu, đồng thời thử nghiệm sản phẩm/ dịch vụ để khám phá ra những cách cải tiến mới. Theo Tim Brown - CEO của IDEO, phương pháp tư duy này xuất phát từ hiểu biết tổng thể và thấu cảm các vấn đề của người dùng - bao gồm cảm xúc, nhu cầu, động cơ mua hàng và các tác nhân thúc đẩy hành vi.

Tổng hợp 06 lợi ích chính của Tư duy Thiết kế (Design thinking):

- Giúp nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ.

- Cho phép đi sâu vào một vấn đề để xác định nguyên nhân gốc rễ của nó.

- Khuyến khích tư duy đổi mới và giải quyết vấn đề cách sáng tạo.

- Đảm bảo rằng kết quả cuối cùng đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của khách hàng.

- Mang lại trải nghiệm hữu ích và đáng nhớ hơn cho người dùng.

- Tạo điều kiện liên tục học hỏi và mở rộng kiến thức.

V- TƯ DUY THIẾT KẾ (DESIGN THINKING) TRONG KINH DOANH

Các kỹ thuật và chiến lược Tư duy Thiết kế (Design thinking) có thể áp dụng cho mọi cấp độ trong doanh nghiệp. Phương pháp này đặc biệt quan trọng với các vị trí lãnh đạo từ trung cấp và cao cấp, những người phụ trách phát triển sản phẩm/ dịch vụ cho doanh nghiệp, đào tạo và huấn luyện nhân viên.

“Tư duy Thiết kế (Design thinking) bắt nguồn từ những kỹ năng mà các nhà thiết kế đã học được qua nhiều thập kỷ trong quá trình đáp ứng nhu cầu của con người với điều kiện hạn chế về nguồn lực. Bằng cách tích hợp mong muốn của người dùng với điều kiện công nghệ và kinh tế, các nhà thiết kế đã có thể tạo ra những sản phẩm mà chúng ta yêu thích ngày nay. Ngày hôm nay, phương pháp tư duy này cần được áp dụng triệt để để thực sự giải quyết nhiều vấn đề lớn hơn”.

VI- ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY THIẾT KẾ (DESIGN THINKING)

Nghiên cứu cho thấy những người sở hữu Tư duy Thiết kế (Design thinking) được đặc trưng bởi một số đặc điểm:

Lấy con người làm trung tâm: Họ liên tục xem xét sản phẩm/ dịch vụ được tạo ra sẽ đáp ứng nhu cầu của con người như thế nào. Đối với họ, lợi ích người dùng là yếu tố ràng buộc chính đối với quá trình thiết kế.

Khả năng hình dung: Mô tả ý tưởng cách trực quan.

Khuynh hướng đa chức năng: Các nhà thiết kế xem xét nhiều giải pháp khác nhau cho một vấn đề. Một mặt ghi nhớ bức tranh toàn cảnh của vấn đề, mặt khác họ cũng tập trung vào các chi tiết cụ thể của nó.

Tầm nhìn hệ thống: Họ xem xét vấn đề một cách hệ thống, từ nhiều khía cạnh khác nhau để đi tới một giải pháp tổng thể.

Khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt: Các nhà thiết kế biết cách giải thích bằng lời nói về quá trình sáng tạo của họ. Họ là những người phát minh ý tưởng và sáng tạo trong việc liên kết các yếu tố không rõ ràng.

Tinh thần làm việc nhóm: Họ sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt và làm việc hiệu quả với những người thuộc các bộ phận khác nhau.

Không đặt ra giới hạn lựa chọn: Thay vì giới hạn bản thân trong một danh sách giải pháp nhất định, các nhà thiết kế tin rằng vẫn còn đó những hướng đi tốt hơn chưa được khám phá. Vì vậy, họ luôn nỗ lực tìm kiếm những lựa chọn thay thế có lợi nhất trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

VII- QUY TRÌNH TƯ DUY THIẾT KẾ (DESIGN THINKING) 05 BƯỚC

Tuy có nhiều biến thể khác nhau, quy trình tư duy thiết kế tựu chung đều dựa trên các nguyên tắc giống nhau – được đề ra lần đầu tiên bởi Herbert Simon.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu mô hình 5 bước tư duy thiết kế của Viện Thiết kế Hasso - Plattner tại ĐH Stanford.

Đồng cảm (Empathize): Bước đầu tiên là nghiên cứu nhu cầu người dùng để có được sự hiểu biết và đồng cảm. Đây là bước rất quan trọng, giúp bạn gạt bỏ những giả định của riêng mình về thế giới. cũng như có được cái nhìn sâu sắc thực sự về khách hàng và mong mỏi của họ đối với sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp.

Xác định (Define): Dựa trên thông tin thu được từ nghiên cứu người dùng, bạn sẽ phân tích các quan sát của mình và tổng hợp chúng để xác định các vấn đề cốt lõi cần điều chỉnh. Việc xây dựng chân dung khách hàng chi tiết là rất quan trọng trước khi tiến tới bước tiếp theo.

Tạo ý tưởng (Ideate): Giờ đây, bạn đã sẵn sàng để xây dựng ý tưởng. Thông tin thu thập được từ hai giai đoạn đầu tiên sẽ giúp bạn suy nghĩ thấu đáo, tìm kiếm các giải pháp thay thế, pháp sáng tạo cho những vấn đề đã xác định ở bước thứ hai. Đây là lúc kỹ năng brainstorming phát huy tác dụng cao nhất.

Thử nghiệm (Prototype): Mục đích của giai đoạn này là xác định giải pháp tốt nhất có thể cho mỗi vấn đề cụ thể. Bạn nên cho ra mắt một số phiên bản sản phẩm/ dịch vụ thử nghiệm để đánh giá hiệu quả ý tưởng đề xuất. Tùy trường hợp cụ thể, quá trình thử nghiệm có thể diễn ra thực tế hoặc chỉ là trên phân tích giấy tờ.

Kiểm tra (Test): Một trong các bước quan trọng nhất trong Tư duy Thiết kế (Design thinking) là kiểm tra các mẫu thử nghiệm đề ra. Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng để xác định lại một hoặc nhiều vấn đề sẽ nảy sinh tiếp theo. Bạn có thể lặp lại các bước trước, thay đổi và cải tiến thêm.

VIII- TƯ DUY THIẾT KẾ (DESIGN THINKING) LÀ MỘT QUÁ TRÌNH NHIỀU CHIỀU:

Cần lưu ý, quá trình Tư duy Thiết kế (Design thinking) diễn ra lặp đi lặp lại và không nhất thiết phải theo trình tự tuyến tính (non-linear) 5 bước kể trên. Trong quá trình này, chúng ta cần liên tục đánh giá kết quả đạt được để xem xét, đặt câu hỏi và cải thiện các giả định, hiểu biết ban đầu của mình. Kết quả cuối cùng giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề, xác định các thông số quan trọng – từ đó nghiên cứu các giải pháp thay thế mà ta đã từng chưa nghĩ ra trước đây khi chưa có đủ thông tin cần thiết. Vì lý do trên, bạn nên nghiên cứu và ứng dụng một cách sáng tạo – thay vì máy móc và thiếu linh hoạt.

IX- KẾT LUẬN VỀ TƯ DUY THIẾT KẾ (DESIGN THINKING)

Về cơ bản, Tư duy Thiết kế (Design thinking) là cách tiếp cận giải quyết vấn đề dựa trên việc việc đánh giá các khía cạnh đã biết - đồng thời xác định các yếu tố bên ngoài, mơ hồ hơn. Phương pháp này trái ngược với cách tiếp cận theo khuôn mẫu logic, trong đó các khía cạnh cụ thể và đã biết được thử nghiệm để đi đến giải pháp. Đây là một quá trình lặp đi lặp lại, trong đó chúng ta liên tục đặt câu hỏi về các kiến thức đã có - nhằm có cái nhìn khách quan hơn và thấy được các chiến lược thay thế mới.

“Nói thì luôn dễ hơn làm”. Suy nghĩ thoát khỏi các khuôn mẫu là một thách thức thực sự - lý do là vì tư duy của phần lớn chúng ta đã được hình thành dựa trên các hoạt động lặp đi lặp lại và kiến thức thường được tiếp cận. Do đó, việc thực hành thay đổi suy nghĩ và cách làm việc hằng ngày là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc tham gia các chương trình học về Tư duy thiết kế (Design Thinking) để học tập từ những chuyên gia giàu kinh nghiệm - cũng như tương tác với những học viên khác và có thêm kiến thức thực tế từ họ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Tư duy thiết kế (Design Thinking)

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.36753 sec| 1135.414 kb