Tư vấn khách hàng trong hoạt động trưng cầu giám định

14/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Luật sư cần lưu ý điều gì khi tư vấn khách hàng trong hoạt động trưng cầu giám định và bảo vệ cho bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự

Đối với Luật sư tư vấn cho khách hàng là bị can, người bị tạm giữ, Luật sư cần nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án, đặc biệt lưu ý khi nghiên cứu về bản kết luận giám định, các biên bản hỏi cung, lấy lời khai, biên bản thu giữ vật chứng. Sau khi đối chiếu với các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự và quy định của pháp luật khác có liên quan.

1- Tư vấn khách hàng trong hoạt động trưng cầu giám định

Đối với Luật sư tư vấn cho khách hàng là bị can, người bị tạm giữ, Luật sư cần nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án, đặc biệt lưu ý khi nghiên cứu về bản kết luận giám định, các biên bản hỏi cung, lấy lời khai, biên bản thu giữ vật chứng. Sau khi đối chiếu với các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự và quy định của pháp luật khác có liên quan, nếu thấy có căn cứ xác định kết quả giám định không phản ánh đúng sự thật khách quan hay có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng thì Luật sư cần tư vấn cho khách hàng của mình thực hiện quyền khiếu nại, kiến nghị giám định lại, giám định bổ sung để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho khách hàng.

Ví dụ minh họa

Trần Đình D bị Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội cô ý gây tới nó thương tích theo khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015. Khi nghiên cứu mua hồ sơ vụ án và nghiên cứu lời khai của các đối tượng. Luật sư thầy Sau mâu thuẫn nhiều điểm về nguyên nhân gây thương tích của B và ngày on B bị thương. Tại Cơ quan điều tra, bị can Trần Đình D không thừa nhận đâm tới vào đùi của B. Bản thân lời khai của B (người bị thương) có nhiều mâu thuẫn với nhau và mâu thuẫn với Giấy chứng thương. Cụ thể tại buổi lục số... B khai: “ H chạy trước, tôi chạy sau thì D đâm một nhát vào đùi trải tôi sâu 2cm và D chạy về không đuổi chúng tôi nữa. Tôi đưa H lên Bệnh viện Việt Đức cấp cứu. Lúc này tôi không có tiền và tôi đã đặt đồng hồ để cho H cấp cửu trước. Và 02 ngày sau, tôi vào bệnh viện Sanh Pôn khâu 3 mũi vết thương do D đâm vào đùi tôi”. Theo lời khai này, B bị D đâm vào đùi trái từ phía sau, do không có tiền để chữa trị (ngày 01/02/2018) nên hai ngày sau, ngày (03/02/2018) B mới khẩu vết thương tại bệnh viện Sanh Pôn. Tại bút lục số... ngày..., B lại khai “D chạy đuổi theo H một vòng quanh lều và dùng dao chém vào sườn H, tôi đứng ngay ở đó. Sau đó, D chạy vào trong nhà (vào nhà lấy dao cầm ra một chiếc thục lốp chạy lại đâm một nhát vào đùi trái của tôi. Sau đó tôi đi khám tại bệnh viện Sanh Pôn và bị khâu 3 mũi”. Theo lời khai trên thì D lại dùng “thục lốp” mà không phải dao đâm vào đùi tại trải B. Như vậy, có mâu thuẫn về hung khí gây án, mâu thuẫn về vị trí gây thương tích. Do đó, Luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng của mình nước làm đơn gửi đến Thủ trưởng Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y, xác rồi vài định chính xác vị trí đâm, ngày mà đối tượng đâm.

Trường hợp có nghi ngờ việc khách hàng của mình thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất đi khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi, Luật sư cần tư vấn cho khách hàng làm đơn gửi Cơ quan điều tra, kèm theo bệnh án gửi đến Cơ quan điều tra để đề nghị cho tiến hành trung câu giám định pháp y thẩm vấn.

2- Luật sư tư vấn để bảo vệ cho bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự

Đối với Luật sư tư vấn để bảo vệ cho bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bán kết luận giám định có ý nghĩa rất lớn đối với khách hàng mà mình đang tham gia tư vấn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho họ. Khi nghiên cứu về cơ chế hình thành vết thương, vật chứng thu giữ được tại hiện trường gây án, cũng như lời khai của các đối tượng, Luật sư cần xác định rõ:

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được thể hiện trong bản giám định có phản ánh đúng thực tế của vết thương và sự tổn hại về sức khỏe mà đối tượng phạm tội đã gây ra không? Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể đó không chỉ có ý nghĩa về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi mà còn có ý nghĩa trong việc bảo đảm quyền lợi về chế độ lao động đối với họ (như trong trường hợp người bị hại là người đang thực thi nhiệm vụ của Nhà nước). Khi thấy nghi ngờ về kết quả giám định, Luật sư cần tư vấn cho khách hàng làm đơn gửi Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền cho tiến hành giám định bổ sung, hoặc giám định lại.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Tư vấn khách hàng trong hoạt động trưng cầu giám định

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.20488 sec| 942.477 kb