Luật sư tư vấn về phá sản, tổ chức lại và chấm dứt hoạt động doanh nghiệp

"Thước đo giá trị thực sự của bất cứ người lãnh đạo và quản lý kinh doanh nào là hiệu quả".

- Brian Tracy, diễn giả phát triển bản thân, Mỹ

Luật sư tư vấn về phá sản, tổ chức lại và chấm dứt hoạt động doanh nghiệp

Việc tư vấn pháp luật cho một vụ việc phá sản doanh nghiệp của Luật sư, gồm các công việc: Xác định các dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản; nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và tiến hành thủ tục giải quyết vụ việc phá sản.

Thủ tục phá sản doanh nghiệp được Luật Phá sản quy định chi tiết, nhưng còn một số vấn đề chưa rõ ràng, khó phân biệt. Luật sư cần nghiên cứu kỹ Luật Phá sản, đặt vấn đề cần xử lý trong tổng thể nội dung tư vấn cho khách hàng.

Liên hệ

I - KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

1- Nội dung tư vấn về phá sản doanh nghiệp

Việc tư vấn pháp luật cho một vụ việc phá sản doanh nghiệp của Luật sư, bao gồm các công việc chính như sau: Xác định các dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản; nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và tiến hành thủ tục giải quyết vụ việc phá sản.

2- Các dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

(i) Doanh nghiệp có nợ:

Các khoản nợ này là nợ không có bảo đảm hoặc chỉ có bảo đảm một phần (bảo đảm của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba, mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ); đã được xác định rõ ràng, được các bên xác nhận, không có tranh chấp. Luật sư cần phải xem xét về tính hợp pháp và tính có căn cứ của khoản nợ, về các chứng từ, hoá đơn, chứng cứ để chứng minh các khoản nợ như biên bản đối chiếu công nợ, biên bản thanh lý hợp đồng, văn bản thừa nhận của doanh nghiệp mắc nợ,... Ngoài ra, cần phân biệt rõ và chỉ tính nợ của doanh nghiệp, có trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp, mà không tính nợ của các cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp

(ii) Nợ đã đến hạn thanh toán:

Khoản nợ phải là nợ đã đến hạn thanh toán, thì chủ nợ mới có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản. Việc này cần thể hiện trong các hồ sơ, giấy tờ như hợp đồng kinh doanh, thương mại, biên bản xác nhận công nợ

(iii) Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán:

Mặc dù chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán, cần xác định rõ căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh nghiệp thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp,...)

(iv) Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

- Người có quyền nộp đơn: Những người sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần; người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở (khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán lương và các khoản khác đối với người lao động); cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên (hoặc sở hữu số cổ phần ít hơn theo quy định của Điều lệ) trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng; thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã

- Người có nghĩa vụ nộp đơn: Những người sau đây có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã (khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán); chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh (khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán)

- Nội dung đơn: Tuỳ theo đối tượng yêu cầu, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Ngày, tháng, năm; tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn; tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản; khoản nợ đến hạn (tiền lương đến hạn) hoặc căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản. Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn. Trường họp có đề xuất chỉ định quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, thì đơn ghi rõ tên, địa chỉ của các đối tượng này

(v) Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

- Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh: Tòa án nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hơp tác xã đăng ký tại cùng cấp tỉnh với Toà án và thuộc một trong các trường hợp sau: Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc

- Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện: Tòa án nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại địa bàn cùng cấp huyện với Toà án, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh

- Lệ phí, chi phí và thụ lý: Sau khi Toà án đã chấp nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ sẽ thông báo cho các bên thương lượng việc rút đơn. Nếu các bên không thương lượng được, thì Toà án thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí phá sản và tạm ứng chi phí phá sản. Tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ khi nhận được biên lai nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản, trừ trường hợp được miễn.

(vi) Thủ tục giải quyết vụ việc phá sản (sau khi đã được thụ lý)

- Mở thủ tục phá sản: Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Toà án quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

- Tiến hành các thủ tục phá sản: Sau khi đã mở thủ tục phá sản, vụ việc phá sản được tiến hành thông qua rất nhiều thủ tục như: Chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; giám sát hoạt động kinh doanh (trong đó có một số hoạt động bị cấm) của doanh nghiệp, hợp tác xã; thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; xác định nghĩa vụ tài sản (giá trị nghĩa vụ, tiền lãi, xử lý khoản nợ có bảo đảm, thứ tự phân chia tài sản); các biện pháp bảo toàn tài sản (áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời); tổ chức Hội nghị chủ nợ; phục hồi hoạt động kinh doanh.

- Tuyên bố phá sản: Sau khi Hội nghị chủ nợ không thành, thì Toà án ra quyết định tuyên bố phá sản.

- Thi hành Quyết định tuyên bố phá sản: Cuối cùng là thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo quy định của Luật Phá sản và Luật Thi hành án dân sự.

Kết luận: Bốn giai đoạn nêu trên là sự khái quát một cách tương đối về các thủ tục giải quyết vụ việc phá sản (sau khi đã được thụ lý)- Thủ tục phá sản doanh nghiệp rất phức tạp và đã được Luật Phá sản 2014 quy định khá cụ thể, chi tiết, tuy nhiên, vẫn còn thiếu rành mạch, rõ ràng và khó phân biệt. Vì vậy, Luật sư cần nghiên cứu kỹ Luật Phá sản 2014 và đặt vấn đề cần xử lý trong tổng thể nội dung tư vấn cho khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest 

II- MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TỔ CHỨC LẠI VÀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG

1- Tạm ngừng kinh doanh

Cũng như trong bất kỳ thời gian nào, trong quá trình tổ chức lại doanh nghiệp hoặc chuẩn bị chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp cũng có quyền tạm ngừng kinh doanh. Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trước ít nhất 15 ngày về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh (nếu tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo).

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

2- Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

(i) Trách nhiệm khai quyết toán thuế:

Doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc chấm dứt hoạt động có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp có quyết định về việc chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.

Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi, thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi, mà doanh nghiệp chỉ khai quyết toán thuế năm theo quy định.

(ii) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển i hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, chậm nhất là ngày thứ 45, kể từ ngày có quyết định về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.

(iii) Kiểm tra quyết toán thuế:

Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc quyết toán nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp không phải kiểm tra quyết toán thuế.

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nộp thuế có thể đặt hàng và sử dụng kết quả kiểm tra quyết toán thuế của các công ty kiểm toán độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế theo quy định.

(iv) Trường hợp không phải kiểm tra quyết toán thuế:

Có 03 trường hợp dưới đây, doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động không phải thực hiện việc quyết toán thuế tại cơ quan thuế:

Thứ nhất, doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

Thứ hai, doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động, không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Thứ ba, doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai đáp ứng đủ 03 điều kiện sau: Có doanh thu bình quân năm (tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động) không quá 01 tỷ đồng/năm; Kể từ năm doanh nghiệp chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm pháp luật về hành vi trốn thuế; số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động cao hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

Cơ quan thuế sẽ xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do doanh nghiệp nộp thuế gửi (bao gồm quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động; các tài liệu chứng minh doanh nghiệp nộp thuế thuộc các trường hợp nêu trên và đã nộp đủ số thuế phải nộp nếu có).

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

3- Xử lý việc thiếu thuế và hoàn thuế

Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp.

Doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, nếu khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết thì sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng.

Doanh nghiệp nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp quyết toán thuế khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa.

4- Một số yêu cầu trong quá trình tổ chức lại và chấm dứt doanh nghiệp

Doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể hoặc bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật sẽ không được tham gia đấu thầu.

Đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, thì doanh nghiệp vẫn buộc phải có con dấu trong mọi trường hợp. Vì vậy, khi chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, thì phải khắc lại con dấu và “thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh”, nếu có sự thay đổi tên, mã số doanh nghiệp và thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Đồng thời phải nộp lại các con dấu đã được đăng ký mẫu dấu tại cơ quan công an trong trường hợp giải thể, phá sản doanh nghiệp hay trường hợp khác không còn sử dụng con dấu.

5- Tranh chấp và tham gia tố tụng

Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức và giải thể công ty thì có quyền khởi kiện ra Toà án yêu cầu giải quyết.

Trường hợp đương sự là doanh nghiệp đang tham gia tố tụng bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức, phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, thì cá nhân, pháp nhân là thành viên của doanh nghiệp đó hoặc đại diện của họ kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự tham gia tố tụng.

Trường hợp người khởi kiện là doanh nghiệp bị chia, tach, hợp nhất, sáp nhập, giải thể thì doanh nghiệp kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp cũ thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của doanh nghiệp đó.

Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là doanh nghiệp bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, thì thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đổi với doanh nghiệp tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý giải thể doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Tư vấn Pháp luật cho Doanh nghiệp - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Luật sư tư vấn về phá sản, tổ chức lại và chấm dứt hoạt động doanh nghiệp

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.72412 sec| 1149.016 kb