Vạch kẻ đường cho người đi bộ

13/05/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Có rất nhiều loại vạch kẻ đường khác nhau, với ý nghĩa khác nhau như hình con thoi, mắt võng, xương cá, vạch liền, vạch đứt, vạch nằm ngang và vạch đứng… Hầu hết các vạch kẻ đường là màu trắng, chỉ một số ít là màu vàng. Các loại vạch này có thể dùng độc lập, cũng có thể dùng kết hợp với các biển báo và đèn tín hiệu giao thông.

1- Vạch kẻ đường là gì

Khi tham gia giao thông, ngoài việc tuân thủ theo các tín hiệu biển báo, đèn báo và người chỉ dẫn, bạn còn phải để ý đến vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu đường bộ, có chức năng hướng dẫn, điều khiển giao thông, giúp thông xe và đảm bảo an toàn.

Có rất nhiều loại vạch kẻ đường khác nhau, với ý nghĩa khác nhau như hình con thoi, mắt võng, xương cá, vạch liền, vạch đứt, vạch nằm ngang và vạch đứng…Hầu hết các vạch kẻ đường là màu trắng, chỉ một số ít là màu vàng. Các loại vạch này có thể dùng độc lập, cũng có thể dùng kết hợp với các biển báo và đèn tín hiệu giao thông.

Khi bạn gặp một địa điểm vừa có vạch kẻ đường, vừa có biển báo giao thông, bạn cần đi theo sự điều khiển của biển báo giao thông. Tuy nhiên, nếu có cảnh sát giao thông, bạn cần tuân thủ theo các hiệu lệnh từ cảnh sát giao thông. 

Các loại vạch kẻ đường phổ biến tại Việt Nam hiện nay

(i) Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều

- Vạch đơn, đứt nét, màu vàng

- Vạch đơn, liền nét, màu vàng

- Vạch đôi song song, liền nét, màu vàng

- Vạch đôi song song, một vạch liền nét, một vạch đứt nét

(ii) Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều

- Vạch đơn, đứt nét, màu trắng

- Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét, màu trắng

- Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét)

Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng hôn nhân

2- Vạch kẻ đường cho người đi bộ

Vạch kẻ đường cho người đi bộ là nơi được bố trí dành riêng cho người đi bộ băng qua đường. Vạch băng qua đường được thiết kế với tiêu chí nhằm giữ người đi bộ lại với nhau, nơi người lái xe có thể nhìn thấy và nơi họ có thể băng qua đường một cách an toàn nhất qua luồng giao thông xe cộ.

Vạch kẻ dành cho người đi bộ là phần có mặt trên hầu hết các tuyến đường giao thông đô thị và đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Cũng như những bộ phận khác trên đường phố, hệ thống vạch kẻ đường nói chung và vạch cho người đi bộ nói riêng phải tuân thủ theo các quy định của Nhà nước ban hành để đảm bảo sự thống nhất và sự an toàn giao thông đường bộ.

Ý nghĩa vạch kẻ đường dành cho người đi bộ: Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ chấp hành việc quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường (khoản 4 Điều 11);

Nhận diện vạch kẻ đường dành cho người đi bộ: Vạch kẻ đường dành cho người đi bộ có hình thức dưới dạng vạch đứt quãng ngang đường: đây là vạch dùng để phân chia phần đường dành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ đường giao) sang đường.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng hôn nhân chi tiết

3- Kích thước vạch kẻ đường dành cho người đi bộ

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã biên soạn báo hiệu đường bộ về kích thước vạch kẻ đường dành cho người đi bộ được quy định cụ thể tại Mục 2, Phụ lục G, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT như sau:

Vạch qua đường được bố trí ở những nơi thường xuyên có người đi bộ băng qua đường. Nếu trên cùng một đoạn đường có bố trí nhiều vạch đi bộ, mỗi vạch nên cách nhau với khoảng cách ít nhất 150m.

Trên những đoạn đường có tầm nhìn bị hạn chế, độ dốc dọc lớn, góc ngoặt lớn, đường cong nằm bán kính nhỏ, có các nguy hiểm khó lường hoặc đoạn đường có bề rộng làn xe bị thu hẹp dần thì sẽ không được bố trí vạch qua đường.

Có 02 mẫu vạch kẻ đường thông dụng cho người đi bộ như sau:

(i) Mẫu 1: Các vạch đậm màu trắng song song (hay còn gọi là vạch ngựa vằn).

Kích thước vạch kẻ đường cho người đi bộ ở mẫu 1 sẽ được thay đổi tùy chỉnh phụ thuộc vào từng trường hợp. Cụ thể như sau:

- Chiều rộng P vạch kẻ không được phép nhỏ hơn 3m. Tùy theo lượng người đi qua để nâng thêm chiều rộng cho phù hợp. Mỗi cấp nâng lên 1m.

- Khoảng cách giữa hai vạch trắng quy định là 0,6m.

- Bề dày của mỗi vạch trắng là 0,4m.

(ii) Mẫu 2: Hai vạch liền, màu trắng, kẻ song song theo phương ngang đường. Mẫu này chỉ áp dụng trong trường hợp xác định phần đường cho người đi bộ qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu phân định thời gian riêng cho người đi bộ. Bề rộng nét vẽ là 0,4m.

Trước vạch qua đường bắt buộc phải có thêm vạch dừng xe. Các phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng xe trong thời gian tín hiệu đèn đỏ quy định hoặc phải dừng lại quan sát trước khi chạy qua vạch dừng xe nếu biển báo hiệu R.122 “Dừng xe” được sử dụng kèm theo. Khi đường không có đèn tín hiệu điều khiển và không sử dụng biển số R.122, các phương tiện lưu thông lưu ý phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Xem thêm: Đăng ký bản quyền tác giả

4- Người đi bộ khi tham gia giao thông cần chú ý những gì

Về nội dung người đi bộ tham gia giao thông đường bộ và đi bộ qua đường hiện nay theo pháp luật nước ta tại điều 32 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định cụ thể như sau:

"Điều 32. Người đi bộ

1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ."

Tại những đoạn đường, vị trí không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ qua đường theo nguyên tắc nhường đường sau:

Tại khoản 3 điều 32 Luật giao thông đường bộ quy định: Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

Người đi bộ qua đường không đúng vạch kẻ đường dành cho người đi bộ có vi phạm không? có 02 trường hợp xảy ra như sau:

- Trường hợp 1: Nếu đoạn đường có bố trí vạch kẻ đường cho người đi bộ qua đường như trước các trường học, bệnh viện hoặc tại các chốt đèn tín hiệu giao thông mà người đi bộ không đi qua đường trên các vị trí này thì đã vi phạm Luật giao thông đường bộ.

- Trường hợp 2: Nếu đoạn đường không bố trí vạch kẻ đường cho người đi bộ qua đường thì trong trường hợp này người đi bộ qua đường phải có trách nhiệm quan sát và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường mà không vi phạm Luật giao thông đường bộ.

Các trường hợp phải nhường đường cho người đi bộ được quy định tại khoản 4, điều 11 của Luật giao thông đường bộ theo nguyên tắc:

Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Người đi bộ vi phạm khi không thực hiện nguyên tắc chung là đi bộ trên lề đường, hè phố hoặc đi sát mép đường khi không có lề đường và hè phố.

Người đi bộ không qua đường khi không có nơi bố trí qua đường; hay đi qua đường nơi không có vị trí qua đường mà không quan sát nhường đường đảm bảo an toàn khi đi qua đường.

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Vạch kẻ đường cho người đi bộ được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Vạch kẻ đường cho người đi bộ có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Vạch kẻ đường cho người đi bộ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.68897 sec| 989.516 kb