Vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài - Khái quát chung

"Tôi cho rằng nghĩa vụ đầu tiên của xã hội là công lý".

Alexander Hamilton, 1757-1804, chính trị gia, Mỹ

Vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài - Khái quát chung

Vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài là vụ án về tội phạm xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, do người nước ngoài hay pháp nhân thương mại nước ngoài thực hiện; hoặc tội phạm xảy ra ở ngoài lãnh thô Việt Nam, do công dân Việt Nam hay pháp nhân thương mại Việt Nam thực hiện hoặc do người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài thực hiện, đã xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc lợi ích của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Liên hệ

I- KHÁI NIỆM VỤ ÁN HÌNH SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Trong pháp luật Việt Nam, “yếu tố nước ngoài” được chính thức ghi nhận trong Bộ luật Dân sự và một số luật khác.

Khoán 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau: a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; b)Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đổi tượng của quan hệ dãn sự đó ở nước ngoài”.

Khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dán Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đôi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài, quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi". 

Như vậy, quan hệ dân sự hoặc quan hệ hôn nhân và gia đinh có "yếu tố nước ngoài" được xác định dựa trên các tiêu chí: Có ít nhất một bên cùa quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân hoặc pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài hoặc các bên đều mang quốc tịch Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện, chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài hoặc đối tượng của quan hệ ở nước ngoài.

Trong pháp luật hình sự Việt Nam chưa có khái niệm vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, "yếu tố nước ngoài" trong pháp luật hình sự được thể hiện qua các quy định tại Điều 5 và Điều 6 cùa Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Bộ luật hình sự). Các điều luật này quy định hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện ớ trong lãnh thổ Việt Nam nhưng do người hoặc pháp nhân thương mại nước ngoài thực hiện và ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng do công dân và pháp nhân thương mại Việt Nam thực hiện hoặc do người, pháp nhân thương mại nước ngoài thực hiện nhưng xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc lợi ích của Nhà nước cộng hòa xà hội chủ nghĩa Việt Nam.

Có thể hiểu rằng, những hành vi phạm tội được đề cập tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật hình sự chính là những tội phạm "có yếu tố nước ngoài ” và vụ án về tội phạm “có yếu tố nước ngoài".

Tuy nhiên, vụ án có yếu tố nước ngoài không chỉ bao gồm những tội phạm có "yếu tố nước ngoài như đã phân tích ở trên, mà còn có thể do công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam hoặc ở nước ngoài, nhưng gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức hay nhà nước của nước ngoài, đều được coi là vụ án có yếu tố nước ngoài.

Trên cơ sở các phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về vụ án có yếu tố nước ngoài như sau:

Vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài là vụ án về tội phạm xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, do người nước ngoài hay pháp nhân thương mại nước ngoài thực hiện; hoặc tội phạm xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, do công dân Việt Nam hay pháp nhân thương mại Việt Nam thực hiện hoặc do người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài thực hiện, đã xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc lợi ích của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest 

II- ĐẶC ĐIỂM CỦA VỤ ÁN HÌNH SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1- Đặc điểm về người phạm tội

Người phạm tội trong vụ án có yếu tố nước ngoài bao gồm người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người Việt Nam.

(i) Đối tượng phạm tội là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

- Người phạm tội là người nước ngoài thời gian qua ở nước ta mang quốc tịch nhiều quốc gia khác nhau, ở khăp các châu lục trên thê giới.

- Bên cạnh người nước ngoài, còn có một số người Việt Nam hiện đang định cư ở nước ngoài về Việt Nam phạm tội hoặc cấu kết với các đối tượng trong nước để tiến hành các hoạt động phạm tội. Đây là loại tội phạm có nguy cơ gia tăng và Ngãy càng có diễn biến phức tạp, do số lượng khá đông đảo của cộng đồng người Việt Nam hiện đang định cư ở nước ngoài, với xu hướng về Việt Nam đầu tư và sản xuất, kinh doanh, du lịch hoặc sinh sống.

(ii)  Đối tượng phạm tội là người Việt Nam:

- Đối tượng phạm tội là người Việt Nam có hành vi xâm hại đến lợi ích của các cơ quan, tố chức, cá nhân nước ngoài hiện đang sinh sống, học tập, lao động hoặc kinh doanh tại Việt Nam. Các tội phạm thường xảy ra ở các địa phương phát triến về kinh tế, du lịch và nơi tập trung nhiêu cơ quan, tô chức nước ngoài, khu vực biên giới, cảng biển, cảng hàng không.

2- Đặc điểm bị hại trong vụ án có yếu tố nước ngoài

Nạn nhân của các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài phần lớn là cơ quan, tổ chức, cá nhân người Việt Nam, bên cạnh số ít là những cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân mang quốc tịch khác.

- Đối với những nạn nhân là người Việt Nam, thường là những người có trình độ văn hoá thấp, không có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài, không biết hoặc thiếu thông tin về các vấn đề liên quan đến nước ngoài cũng như những thủ đoạn cúa hoạt động phạm tội do người nước ngoài gây ra. Còn sơ hở, chủ quan trong các giao dịch dân sự, quản lý tài sản... Họ là nạn nhân chủ yếu cùa các tội phạm lừa đảo, trộm cắp, cướp hoặc các tội xâm phạm sở hữu tài sản khác. Hoặc những tội phạm xâm hại chế độ hôn nhân gia đình, tội phạm về ma túy, mại dâm, buôn bán người...

- Đối với nạn nhân là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phần lớn tập trung ở các loại tội phạm về xâm phạm sở hữu, xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thường có sự chủ quan, sơ hở trong việc quản lý tài sản hoặc các giao dịch dân sự, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền hoặc các cơ quan hữu quan nơi họ có trụ sở hoặc cư trú.

3- Đặc điểm về hình thức, thủ đoạn phạm tội

Bên cạnh một số ít các trường hợp phạm tội được thực hiện một cách đơn lẻ do mâu thuẫn cá nhân xâm phạm đến tính mạng, sức khòe, nhân phẩm, danh dự con người, đa phần các trường hợp phạm tội được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, nhiều trường hợp phạm tội có tổ chức. Sở dĩ như vậy vì người nước ngoài khi phạm tội ở nước khác thường phải có sự cấu kết chặt chẽ với những người khác, có thể cùng quốc tịch hoặc người có quốc tịch cúa nước sở tại. Một số tội phạm đòi hỏi phải có sự chung tay của nhiều người, được tồ chức một cách chặt chẽ như tội lừa đảo, trộm cắp hoặc cướp tài sản hoặc các tội phạm về ma túy, mua bán người, tổ chức đánh bạc, tổ chức mại dâm...

Khi bị phát hiện và bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhiều đối tượng phạm tội đã có những biểu hiện chống đối cơ quan có thẩm quyền, khai báo gian dối, có những hành động cố tình cản trở quá trình điều tra, như: Không xuất trình giấy tờ hoặc khai báo bị mất để che giấu nguồn gốc nhân thân lai lịch. Nhiều đối tượng đã lợi dụng quy định của pháp luật về quyền được sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong quá trình tham gia tố tụng, cố tình sừ dụng những ngôn ngữ không thông dụng, mặc dù hoàn toàn có khả năng sử dụng những ngôn ngừ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Pháp nhằm gây khó khăn cho các cơ quan và người tiến hành tố tụng.

Để chuẩn bị phạm tội, các đối tượng cũng thường xuyên thay đổi nơi cư trú (nhà trọ, khách sạn) hoặc cố tình không khai báo tạm trú để đối phó với sự theo dõi của cơ quan bảo vệ pháp luật, khi bị phát hiện thì thường tìm mọi cách để nhanh chóng xuất cảnh, hoặc trốn thoát qua đường biên giới sang Campuchia, Lào, Trung Quốc, từ đó đi qua nước khác.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

III- THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, thẩm quyền điều tra, truy tố được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án. Theo quy định cùa Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Bộ luật Tố tụng hình sự), thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp cơ bản bao gồm:

- Thẩm quyền theo vụ việc;

- Thẩm quyền theo lãnh thổ;

- Thẩm quyền theo đối tượng.

Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định thẩm quyền xét xử (đồng thời là thẩm quyền điều tra, truy tố) đối với các vụ án có yếu tố nước ngoài. Theo đó, tương ứng với mồi “yếu tố nước ngoài” của vụ án, thẩm quyền xét xử được xác định cụ thể như sau:

- Điểm b khoản 2 Điều 268 quy định: "Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án Quân sự cấp Quân khu".

- Khoản 2 Điều 269 quy định: "Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xừ ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân Thành phô Hô Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nằng xét xử. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương".

Ngoài các quy định xác định một cách trực tiếp thẩm quyền xét xử các vụ án có yếu tố nước ngoài của Tòa án nhân dân cấp tinh và Tòa án quân sự câp quân khu trên đây thì còn những quy định khác, qua đó cũng xác định thâm quyên xét xử của các Tòa án này đối các vụ án có yếu tô nước ngoài. Đó là quy định loại trừ những vụ án không thuộc thâm quyên xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực, cụ thể là các tội xâm phạm an ninh quốc gia (điểm a khoản 1 Điều 268), các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (điểm d, khoản 2 Điều 268). Bằng cách loại trừ như vậy, quy định tại Điều 268 đã xác định thẩm quyền xét xử các tội phạm này thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu.

Có một trường hợp phạm tội có tính chất đặc biệt, trong đó có thể có yếu tố nước ngoài, được quy định thẩm quyền xét xử riêng. Đó là trường hợp các tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển cùa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam quy định tại Điều 270 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền xét xử (đồng thời là thẩm quyền điều tra, truy tố) của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu. Các cơ quan tố tụng cấp huyện và cấp khu vực hoặc các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động tố tụng theo quy định cua Bộ luật Tố tụng  khi phát hiện vụ án có yếu tố nước ngoài phải tiến hành chuyển vụ án cho cơ quan tố tụng có thấm quyền cấp tinh hoặc quân khu.

Tuy nhiên, có một điều hết sức đáng lưu ý, đó là nếu như các vụ án không có yếu tố nước ngoài được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hoàn toàn ở Việt Nam, do các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam, thì đối với vụ án có yếu tố nước ngoài có nhiều hoạt động được thực hiện trên cơ sở hợp tác giữa cơ quan tố tụng Việt Nam và cơ quan hữu quan ở nước ngoài, trên cơ sớ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế.

Đó là các hoạt động tiếp nhận, chuyển giao tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án giữa cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam với nước ngoài, dẫn độ tội phạm, phối hợp điều tra, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế tố tụng, thi hành án... Đối với những hoạt động này, tùy theo từng hoạt động mà Bộ luật Tố tụng hình sự có những quy định cụ thể về thẩm quyền.

Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự - Học viện Tư pháp và các nguồn khác)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài - Khái quát chung

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.53718 sec| 1128.164 kb