Vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài dưới góc nhìn Luật sư

13/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Giống như bất kể vụ án nào, Luật sư cần nghiên cứu các chứng cứ, các tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến hoạt động bào chữa hoặc bảo vệ. Tuy nhiên, khác với các vụ án hình sự thông thường, trong hồ vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài, bên cạnh các nguồn chứng cứ: tài liệu được các cơ quan tố tụng Việt Nam thu thập ở trong nước còn có thể có những chứng cứ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền nhà ngoài thu thập trên cơ sở quy định về tương trợ tư pháp và hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

 

 

án hinh sự Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Luật sư cần chú ý một số vấn đề sau:

 

 

Thứ nhất, có hay không yếu tố nước ngoài trong vụ án hình sự.

 

 

Ngoài những dấu hiệu rõ ràng về yếu tố nước ngoài như dấu hiệu về chủ thể là người nước ngoài phạm tội ở nước ngoài và trốn đến Việt  Nam hoặc phạm tội tại Việt Nam hay người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài và trốn về Việt Nam hoặc phạm tội tại Việt Nam và trốn ra nước ngoài thì Luật sư cần chú ý đến các yếu tố nước ngoài khác, như: bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm làm chứng là người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài hoặc có những chứng cứ, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án được thu thập ở nước ngoài

 

 

Việc xác định vụ án có hay không có yếu tố nước ngoài không chỉ có nghĩa về mặt tố tụng hình sự mà còn có ý nghĩa trong việc xem xét trách nhiệm hình sự.

 

 

Thứ hai, Cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự đã thông báo tiếp xúc Lãnh sự chưa.

 

 

Việc phối hợp tổ chức thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài thực hiện theo khoản 5 Điều 22 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015. Theo đó: bị can là người nước ngoài bị bắt, tạm giữ, tạm giam thì cơ quan tố tụng phải thông báo và tạo điều kiện cho đại diện của các cơ quan ngoại giao của các nước có công dân bị bắt, tạm giữ, tạm giam thực hiện việc bảo hộ công dân của nước họ. Đối với những người bị hại là người nước ngoài thì phải lập hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự trong việc thu thập yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ cũng như những vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.

 

 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì không phải trường hợp nào người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam đều bị vi lý về hình sự, chính sách pháp luật của Nhà nước ta có những ưu đãi đặc biệt đối với các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế.

 

 

Đây là vấn đề quan trọng liên quan đến việc bảo hộ công dân của quốc gia có công dân bị tạm giữ, tạm giam hay có quyền lợi bị xâm phạm trong các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên không phải trường hợp nào vẫn để thông báo lãnh sự cũng được xử lý ngay tại thời điểm tạm giữ, tạm giam. Nhiều vụ việc cơ quan tiến hành tố tụng chậm trễ dẫn đến quyền lợi của người bị tạm giam, tạm giữ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bị can, bị cáo không có Luật sư ngay từ đầu hoặc không có người phiên dịch có đủ trình độ ngoại ngữ để hỗ trợ trợ cho họ trong quá trình giải quyết vụ án.

 

 

Thứ ba, các yếu cầu tương trợ tư pháp trong vụ án hình sự đã đúng theo quy định của pháp luật chưa

 

 

Trong quá trình lập hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự đối đi các vụ án có yếu tố nước ngoài, nhiều cơ quan tiến hành tố tụng thường thông qua Sở Ngoại vụ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đế lai yêu cầu tương trợ tư pháp ra nước ngoài; thông qua kênh INTERPOL, ASEANPOL, Bộ Công an; cử cán bộ trực tiếp đến các nước để thu thập tài liệu, chứng cứ, các cơ quan tiến hành tố tụng của các tỉnh giáp biên giới với các nước láng giềng trực tiếp gửi yêu cầu tương trợ tư pháp đề nghị hỗ trợ... tuy nhiên không phải tài liệu tương trợ tư pháp hình sự nào cũng có giá trị chứng minh tại phiên tòa. 

 

 

Theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và trong đa số các Hiệp định Việt Nam đã ký với nhiều nước thì cơ quan trung ương tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự là Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; Riêng đối với Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự của các nước ASEAN quy định Bộ Công an là cơ quan đầu mối thực hiện Hiệp định.

 

 

Thứ tư vấn đề phiên dịch trong vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài.

 

 

Tại Điều 29 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. Theo quy định của pháp luật thì đây là quyền của người tham gia tố tụng Tại Điều 70 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu người phiên dịch có khả năng phiên dịch.

 

 

Pháp luật chỉ quy định người phiên dịch là người có khả năng phiên dịch. Tuy nhiên để đánh giá khả năng phiên dịch, người phiên dịch phải là một người có bằng cấp chuyên môn nhất định đủ điều kiện để đáp ứng được yêu cầu phiên dịch. Nhưng do pháp luật không quy định cụ thể nên có thể sẽ dẫn đến việc người phiên dịch không đảm bảo đủ trình độ để truyền tải, phản ánh đúng nội dung cần phiên dịch trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Điều này sẽ dẫn đến các chứng cứ được thu thập thông qua hoạt động phiên dịch không đảm bảo tính xác thực, tính khách quan của chứng cứ.

 

 

Thứ năm, chữ ký xác nhận của người phiên dịch trong các biên bản hỏi cung bị can, bị cáo và các tài liệu tố tụng khác có liên quan trong vụ án hình sự

 

 

Khi đã có người phiên dịch theo quy định pháp luật thì mọi hoạt động điều tra, truy tố và xét xử đều phải có sự tham gia của người phiên dịch.

 

 

Biên bản hỏi cung bị can được tiến hành theo đúng quy định tại ở khoản 2 Điều 184 Bộ luật tố tụng hình sự: “... Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì Điều tra viên phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết được quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch. Người phiên dịch và bị can cùng ký và từng trang của biên bản hỏi cung.

 

 

Như vậy, khác với người bào chữa chỉ ký vào trang cuối của biên bản thì người phiên dịch phải ký và từng trang của biên bản hỏi cũng như bị can. Khi nghiên cứu hồ sơ. Luật sư cần chú ý vấn đề này bởi khi không có chữ ký của người phiên dịch ở tất cả các trang của biên bản lấy lời khai, biên bản hỏi cung là sự vi phạm tố tụng. 

 

 

Thứ sáu, về vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.

 

 

Khi xem xét, giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự về nội. dung phải tuân theo các quy định của Bộ luật Dân sự nhưng về hình thức phải tuân theo trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Cùng với việc thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm điều tra, thu thập chứng cứ để làm rõ về phần dân sự trong vụ án hình sự như đòi trả lại tài sản bị chiếm đoạt đòi bồi thường giá trị tài sản do bị can, bị cáo chiếm đoạt 

 

 

Trường hợp bị mất hoặc bị hủy hoại, buộc phải sửa chữa tài sản bị hư hỏng, đòi bồi thường thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại do tài sản bị chiếm đoạt; đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm...

 

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài dưới góc nhìn Luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.67375 sec| 963.734 kb