Xác định nội dung, phạm vi thu thập chứng cứ

26/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự luôn rất phong phú, đa dạng về nội dung, đối tượng, hình thức và biện pháp thu thập. Trong các vụ việc dân sự, nội dung của hoạt động chứng minh phải xuất phát từ yêu cầu của đương sự, nên mỗi nội dung vụ việc khác nhau sẽ đặt ra yêu cầu thu thập chứng cứ khác nhau. Vậy việc xác định nội dung, phạm vi của hoạt động thu thập chứng cứ được tiến hành như thế nào? Sau đây Luật Everest xin chia sẻ tới quý bạn đọc để làm rõ hơn về vấn đề này. 

 

 

 

yêu cầu của bài thuyết trình

 

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Khái quát về hoạt động thu thập chứng cứ

 

 

Thu thập chứng cứ là tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. Nói cách khác, hoạt động thu thập chứng cứ của Luật sư chính là chuỗi các hoạt động của Luật nhằm phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ bằng các phương pháp, biện pháp theo một trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định. Những công việc cần thiết Luật sư thực hiện trong hoạt động này là : (1) Xác định được vai trò, vị trí của hoạt động thu thập chứng cứ trong quá trình chứng minh giải quyết các tranh chấp dân sự – định hướng nhận thức; (2) Kiểm tra, xác định đối tượng chứng minh và trọng tâm vấn đề cần chứng minh – định hướng hoạt động; (3) Kiểm tra, xác định chứng cứ; (4) Xác định các thời điểm thu thập chứng cứ : thu thập chứng cứ trước khi khách hàng khởi kiện; thu thập chứng cứ trong giai đoạn Tòa án chuẩn bị xét xử sơ thẩm, tại phiên tòa sơ thẩm và thu thập chứng cứ ở cấp phúc thẩm; (5) Xác định và lựa chọn linh hoạt các hình thức thu thập chứng cứ phù hợp.

 

 

Xác định nội dung, phạm vi hoạt động thu thập chứng cứ

 

 

Hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự luôn rất phong phú, đa dạng về nội dung, đối tượng, hình thức và biện pháp thu thập. Trong các vụ việc dân sự, nội dung của hoạt động chứng minh phải xuất phát từ yêu cầu của đương sự, nên mỗi nội dung vụ việc khác nhau sẽ đặt ra yêu cầu thu thập chứng cứ khác nhau. Ngay cả khi cùng một loại vụ việc thì việc đưa ra nội dung thu thập chứng cứ cũng có đặc thù riêng. Ví dụ, cùng là tranh chấp về hợp đồng, nhưng tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì chứng cứ cần tiến hành thu thập sẽ khác so với yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

 

 

Nội dung của hoạt động thu thập chứng cứ trong vụ việc dân sự phụ thuộc vào yêu cầu của đương sự và yêu cầu của chủ thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ và ở từng thời điểm tố tụng. Yêu cầu ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là yêu cầu của nguyên đơn mà còn là yêu cầu của bị đơn, yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Vì vậy, đối tượng của hoạt động thu thập chứng cứ rất đa dạng gồm: chứng cứ dùng để khẳng định và chứng cứ dùng để phủ định, chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu về nội dung, chứng cứ dùng để giải quyết yêu cầu về tố tụng.

 

 

Hoạt động thu thập chứng cứ trong vụ việc dân sự phải được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật thì chứng cứ được thu thập mới có giá trị chứng minh. Trong quá trình chứng minh, nếu không xác định được nội dung cần chứng minh là định hướng để thu thập thì sẽ dẫn đến hệ quả là quá trình thu thập chứng cứ sẽ tràn lan, Luật sư sẽ thu thập cả những thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ việc hoặc không liên quan đến những tình tiết, sự kiện cần phải chứng minh. Hoặc ngược lại, quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ bị thu hẹp, bỏ sót, không thập hết những thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan đến vụ việc, dẫn đến việc không có đủ những tài liệu, chứng cứ để chứng minh những thông tin, mâu thuẫn của sự việc. Việc không xác định được chính xác nội dung, phạm vi thu thập chứng cứ sẽ làm cho hoạt động thu thập chứng cứ của Luật sư lâm vào tình trạng không thể xác định, không cụ thể, mơ hồ, xa rời mục đích chứng minh.

 

 

Hoạt động thu thập chứng cứ nhằm chuẩn bị cơ sở pháp lý, căn cứ để đáp ứng những yêu cầu về đối tượng cần phải chứng minh. Do đó, để xác định được nội dung cần tiến hành xác minh, thu thập phải căn cứ vào đối tượng chứng minh. Xem xét quy định của pháp luật hiện hành, các nội dung thu thập chứng cứ Luật sư cần đặt trọng tâm vào những điều kiện sau :

 

 

Xác định quan hệ pháp luật đang tranh chấp;

 

 

Xác định tư cách của chủ thể tham gia tố tụng;

 

 

Xác định rõ trọng tâm vấn đề cần phải chứng minh.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3.  

     

    Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

     

     

 

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Xác định nội dung, phạm vi thu thập chứng cứ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.69248 sec| 949.219 kb