Xác định yêu cầu của bài thuyết trình như thế nào?

20/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Luật sư cần làm gì để có bài thuyết trình tốt nhất và cách xác định yêu cầu của bài thuyết trình

Việc xác định yêu cầu của bài thuyết trình sẽ thể hiện ở cả hai cấp độ đó là : yêu cầu chung (khái quát) và yêu cầu cụ thể (đối với từng ý). Trong đó, các yêu cầu cụ thể phải phù hợp với yêu cầu chung, góp phần thực hiện định hướng trong yêu cầu chung.

1- Bài thuyết trình cần có sự chuẩn bị trước

Dưới đây là bước cơ bản thường được sử dụng để xây dựng nội dung bài thuyết trình. Tuy nhiên, thứ tự các bước này chỉ là tương đối và có sự khác biệt nhất định giữa các hình thức thuyết trình trong nghề luật. Đối với thuyết trình thuyết phục, bước xác định yêu cầu chỉ thực hiện được khi đã sơ bộ xác định, đánh giá các thông tin liên quan (trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, thu thập thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, tranh chấp, tình huống pháp lý...). Trong khi với thuyết trình chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thì từ chủ đề được “đặt hàng”, đối tượng người nghe, người thuyết trình sẽ xác định yêu cầu cụ thể, sau đó tìm kiếm các thông tin liên quan và phát triển bài thuyết trình.

Cần xác định bài “thuyết trình tập trung vào vấn đề gì, đi theo hướng nào. Đối với người hành nghề luật, đặc biệt là Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên, họ thường đứng trước những “bài toán” có sẵn và những “bài toán” đó định hướng cho việc tìm lời giải bằng nội dụng thuyết trình. Đó có thể là yêu cầu tư vấn của khách hàng đối với Luật sư tư vấn; là việc buộc tội bị cáo tại phiên tòa đối với Kiểm sát viên; là việc bảo chữa cho bị cáo của Luật sư bào chữa hay việc giải quyết toàn diện vụ án thể hiện trong bản án của Tòa án mà chủ tọa phiên tòa sẽ tuyên. Việc xác định yêu cầu này thể hiện ở cả hai cấp độ: yêu cầu chung (khái quát) và yêu cầu cụ thể (đối với từng ý). Trong đó, các yêu cầu cụ thể phải phù hợp với yêu cầu chung, góp phần thực hiện định hướng trong yêu cầu chung.

2- Xác định yêu cầu của bài thuyết trình

Xác định yêu cầu của bài thuyết trình thông qua ví dụ minh họa như sau:

Định hướng bào chữa đối với bị cáo Nguyễn Văn A Yêu cầu chung: bào chữa theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Các yêu cầu cụ thể là:

(i) Khẳng định việc cấp dụng tình tiết định khung tăng nặng "phạm tội có tính chất côn đồ" là không đúng;

(ii) Bị cáo được huởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: tự nguyện bồi thường thiệt hại và thành khẩn khai bản, ăn năn hối cải.

Việc xác định các yêu cầu của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư không phải ngẫu nhiên mà là kết quả của quá trình lắng nghe yêu cầu của khách hàng, kết quả của quá trình thu thập, đánh giá chứng cử trong vụ ăn. Nói cách khác, chính yêu cầu công việc cụ thể của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư đã định hướng cho việc xây dựng bài thuyết trình của họ.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Xác định yêu cầu của bài thuyết trình như thế nào?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.24094 sec| 938.539 kb