Xăm mình có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

07/01/2023
Đinh Hồng Giang
Đinh Hồng Giang
Nghĩa vụ quân sự là một nghĩa vụ thiêng liêng với tổ quốc. Vậy tiêu chuẩn để được tuyển chọn đi nghĩa vụ quân sự là gì? Xăm mình có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi xăm mình để trốn tránh nghĩa vụ quân sự? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

1- Tiêu chuẩn được tuyển chọn đi nghĩa vụ quân sự

Theo Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP tiêu chuẩn để công dân được tuyển chọn tham gia nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:

“1. Tuổi đời:

a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

b) Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

2. Tiêu chuẩn chính trị:

a) Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

3. Tiêu chuẩn sức khỏe:

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

4. Tiêu chuẩn văn hóa:

a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

2- Xăm mình có đi nghĩa vụ quân sự không?

Vấn đề này được Bộ Quốc phòng trả lời cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị sửa các văn bản pháp luật về nghĩa vụ quân sự. Cụ thể:

Quy định về hình xăm, chữ xăm khi xét duyệt tiêu chuẩn tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội được quy định tại Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15/4/2016 của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;

Theo đó tại khoản 9 Điều 5 quy định không tuyển chọn vào phục vụ trong Quân đội những trường hợp sau:

“Trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực. Hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở vị trí lộ diện, như: Mặt, đầu, cổ; từ 1/2 cánh tay trên trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống. Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích từ 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên.”

Như vậy, quy định về hình xăm, chữ xăm trên cơ thể là một trong những nội dung thuộc tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức trong công tác tuyển chọn nghĩa vụ quân sự.

Vì vậy, quá trình tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, nếu để những công dân có hình xăm, chữ xăm với nội dung nêu trên nhập ngũ vào Quân đội, gây phản cảm, ảnh hưởng đến hình ảnh, lễ tiết tác phong của người quân nhân cách mạng, xây dựng môi trường văn hóa trong Quân đội.

Những công dân trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm không thuộc các quy định trên hoặc có thể tẩy xóa thì vẫn được xem xét, tuyển chọn nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, xăm mình vẫn có thể đi nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng điều kiện quy định.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, một số công dân đã lợi dụng quy định này cố tình xăm hình, xăm chữ lên cơ thể trước thời điểm khám tuyển để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, gây dư luận bất bình trong nhân dân.

Để kịp thời ngăn chặn các hành vi lợi dụng, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, hằng năm Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo rút kinh nghiệm và có hướng dẫn chi tiết cụ thể về hình xăm, chữ xăm khi tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, do đó, chất lượng công tác tuyển quân từng bước được nâng lên; góp phần hạn chế hành vi công dân lợi dụng hình xăm, chữ xăm trên cơ thể để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Về giải pháp, Bộ Quốc phòng tiếp thu và chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự; nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, và các bộ sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh cho phù hợp bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện.

Cùng với đó, các địa phương, đơn vị quân đội tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 98/CT-BQP ngày 26/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tăng cường biện pháp, nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong tình hình mới.

Bộ Quốc phòng đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; HĐND các cấp tại địa phương phát huy vai trò giám sát về nội dung thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, không để vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm công bằng xã hội, để pháp luật về nghĩa vụ quân sự được thực thi nghiêm túc, phát huy hiệu quả tích cực, thiết thực tại địa phương.

3- Xử phạt hành chính đối với hành vi xăm mình để trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Nếu người có hành vi xăm mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì có thể bị xử phạt hành chính với các mức phạt như sau:

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.

(Theo điểm a khoản 3 Điều 6, khoản 2 Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 37/2022/NĐ-CP).

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

i) Bài viết trong lĩnh vực pháp …. được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Xăm mình có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.40849 sec| 984.406 kb