Xây dựng bản đồ chiến lược nhân sự

"Một công ty muốn phát triển được nhanh thì phải giỏi trong việc tìm ra nhân tài, đặc biệt là những nhân tài thông minh" - Bill Gates, CEO Microsoft

Xây dựng bản đồ chiến lược nhân sự

Nền kinh tế hiện đại coi nguồn nhân lực như tài sản vô hình quý giá và liên kết chặt chẽ với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Bởi lẽ đó bản đồ chiến lược nhân sự ra đời đóng vai trò là kim chỉ nam giúp các chuyên gia nhân sự và nhà quản trị cấp cao xây dựng cấu trúc chiến lược nhân sự tối ưu để tạo ra giá trị vững bền cho doanh nghiệp.

Bản đồ chiến lược nhân sự được xem là một công cụ hữu ích, giúp doanh nghiệp tuyển chọn, khai thác tối đa hiệu quả nguồn nhân lực hiện có, xây dựng các giá trị bền vững.

Bản đồ chiến lược nhân sự bao gồm các yếu tố chính: yếu tố tài chính,  yếu tố khách hàng, yếu tố quy trình, yếu tố học tập và phát triển.

 

Liên hệ

I- BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ

Bản đồ chiến lược nhân sự được giới thiệu năm 2001 trong cuốn Tổ chức tập trung vào chiến lược bởi Robert S. Kaplan và David P. Norton - các chuyên gia hàng đầu trong chiến lược kinh doanh.

Bản đồ chiến lược nhân sự coi con người là một loại tài sản vô hình của tổ chức và chỉ ra cách thức để nguồn nhân lực tạo ra giá trị và đóng góp vào chiến lược kinh doanh. Bản đồ chiến lược cho thấy bộ phận nhân sự tác động đến hoạt động của công ty bằng cách phát triển các quy trình nội bộ quan trọng để tạo ra giá trị cho khách hàng và từ đó cải thiện các kết quả tài chính.

Trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh gay gắt hiện nay, bản đồ chiến lược nhân sự đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh hoạt động của tổ chức, cụ thể:

Kiểm soát chi phí HR: Bằng cách lên kế hoạch ngân sách cho những quy trình nội bộ, từ đó kiểm soát được mức chi phí tối đa đầu tư cho bộ phận nhân sự để thực hiện mục tiêu chiến lược của công ty. 

Đánh giá đóng góp của HR đến lợi nhuận công ty: Bản đồ chiến lược nhân sự vạch ra những mục tiêu tài chính và đề ra kế hoạch chiến lược của bộ phận nhân sự để góp phần đạt được những mục tiêu đó. Đây sẽ là cơ sở để đánh giá những đóng góp của nguồn nhân lực vào kết quả chung của công ty. 

Quản trị và theo dõi mục tiêu chiến lược: Là công cụ giúp nhà quản trị hoạch định chiến lược hoạt động kinh doanh, bản đồ chiến lược HR sẽ giúp giám sát và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch một cách chặt chẽ để đưa ra những quyết định đúng đắn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest 

II- CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ

Bản đồ chiến lược nhân sự được xây dựng dựa trên bốn (04) yếu tố cốt lõi, tác động trực tiếp đến các hoạt động và chiến lược kinh doanh của tổ chức. Trong đó, hai phần đầu tiên thiết lập kết quả đầu ra – các kỳ vọng tập trung vào tài chính và khách hàng – phù hợp với các mục tiêu của công ty. Hai phần còn lại mô tả các yếu tố đầu vào nội bộ và học tập & tăng trưởng, mô tả cách HR lập kế hoạch để đáp ứng các kỳ vọng đầu vào. Các đường nối trong bản đồ xác định mối quan hệ giữa các mục tiêu đầu vào và đầu ra.

1- Yếu tố tài chính

Yếu tố tài chính thể hiện những kết quả, mục tiêu tài chính mà doanh nghiệp hướng tới. Mọi doanh nghiệp - trong vai trò là những thực thể kinh doanh, luôn phấn đấu để đạt được nhiều kết quả tài chính nhất nhằm tối ưu lợi nhuận thu về. Một số mục tiêu tài chính có thể kể đến như tăng năng suất, tối ưu giá trị cho cổ đông, cắt giảm chi phí hoạt động,…

2- Yếu tố khách hàng 

Yếu tố khách hàng được đề cập đến trong bản đồ chiến lược HR không phải là những khách hàng thông thường - những người trực tiếp mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Trong chiến lược HR, yếu tố khách hàng hướng vào nội bộ của tổ chức, nghĩa là những nhân viên đang tạo ra giá trị cho tổ chức (khách hàng nội bộ). Bởi vậy, những chiến lược HR được xây dựng với mục đích nhằm đạt được sự thỏa mãn của khách hàng nội bộ bằng cách cải thiện, nâng cao những yếu tố như: môi trường làm việc, sự hài lòng trong công việc, sự gắn kết của nhân viên,…

3- Yếu tố quy trình 

Quy trình là cách thức thực thi chiến lược nhân sự để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nội bộ. Ví dụ, các chương trình đào tạo, tuyên dương khen thưởng sẽ giúp gia tăng mức độ gắn kết của nhân viên, từ đó làm giảm tỷ lệ nghỉ việc. Theo cách tương tự, một chương trình chăm sóc sức khỏe hay chế độ phúc lợi đầy đủ sẽ tạo nên một lực lượng lao động khỏe mạnh hơn, chất lượng hơn.

4- Học tập và phát triển

Yếu tố cuối cùng trong bản đồ xác định những gì nhân sự phải làm để chuyển đổi các yếu tố đầu vào bên trong từ mục tiêu thành hiện thực. Các kiến thức, kỹ năng và năng lực là những “công cụ” để đạt được mục tiêu. Bởi vậy, đầu tư vào phát triển năng lực, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ nhân sự là cần thiết để giúp tổ chức đạt được mục đích kinh doanh.

Ví dụ: Mục tiêu phát triển năng lực lãnh đạo có thể yêu cầu các chương trình cố vấn, đào tạo - quản lý và đánh giá hiệu suất dựa trên năng lực để phát triển chuyên môn quản lý, kỹ năng giao tiếp và cũng như kiến thức về quy trình kinh doanh.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

III- QUY TRÌNH THIẾT LẬP BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ

Hãy nhớ rằng bản đồ chiến lược nhân sự của bạn phải có mối quan hệ nguyên nhân và kết quả giữa các mục tiêu. Sắp xếp các phần theo thứ tự hợp lý sao cho các yếu tố ở bên dưới sẽ giải thích cách bạn lập kế hoạch để hoàn thành các mục tiêu cao hơn.

1- Xác định mục tiêu tài chính 

Để xây dựng được bản đồ chiến lược nhân sự chuẩn, trước hết cần xác định được mục tiêu tài chính đầu ra trong chiến lược của công ty. Mục tiêu tài chính cần đảm bảo được 5 yếu tố trong mô hình SMART:

- Cụ thể (Specific), 

- Đo lường được (Measurable), 

- Khả thi (Achievable)

- Tính liên quan (Relevant), 

- Thời gian thực hiện (Time).

Ví dụ: Mục tiêu tài chính trong quý III 2022, bộ phận nhân sự cam kết giảm 10% chi phí tuyển dụng, cụ thể là giảm 5.000.000 VNĐ mỗi tháng.

2- Đặt kỳ vọng vào khách hàng

Để thực hiện được những mục tiêu tài chính đã đề ra, bước tiếp theo cần xác định được những khách hàng nội bộ cần phải làm gì và làm như thế nào. Đối với mỗi mục tiêu tài chính, nhà quản trị cần xác định được ai sẽ đảm nhiệm mục tiêu và mô tả cách thức mà họ sẽ thực hiện công việc để đảm bảo các kết quả tài chính được đáp ứng.

Ví dụ: Sự gắn kết của nhân viên tăng sẽ cải thiện được chất lượng lao động, từ đó nâng cao năng suất.

3- Vạch ra quy trình thực thi chiến lược

Để đạt được mục tiêu của tổ chức, các chiến lược nhân sự cần được triển khai theo kế hoạch. Những biện pháp có thể sử dụng để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là: tối ưu tuyển dụng, phát triển nhân tài, đào tạo chuyên môn,…

Doanh nghiệp lưu ý rằng cần xây dựng những quy trình con tương tác và hỗ trợ lẫn nhau để hướng đến đạt được mục tiêu chung cụ thể.

Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Xây dựng bản đồ chiến lược nhân sự

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.97435 sec| 1104.305 kb