Xử lý mua bán xe không có giấy tờ

02/04/2023
Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

1- Quy định của pháp luật về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Theo Điều 323 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…

Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là một trong những tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng. Hành vi phạm tội được mô tả trong điều luật bao gồm hành vi “chứa chấp” và hành vi “tiêu thụ”. Cả hai hành vi này đều được xử lý chung trong cùng một điều luật và với mức hình phạt tù thấp nhất là 06 tháng, cao nhất là 15 năm. Ngoài ra tội danh này còn có thể áp dụng hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ nếu hành vi thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.

Chứa chấp tài sản thể hiện ở các hành vi như: Cất giữ, che giấu, bảo quản hoặc cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản. Hành vi này không làm chuyển quyền sở hữu tài sản, bản chất đây là hành vi che giấu tài sản do người khác phạm pháp mà có. Nếu hành vi này được hứa hẹn thực hiện trước khi người khác thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, trong thời điểm hành vi chiếm đoạt tài sản chưa thực hiện xong thì sẽ được xác định là đồng phạm đối với hành vi chiếm đoạt tài sản chứ không phải là hành vi chứa chấp. Chứa chấp là hành vi xảy ra sau khi hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác đã hoàn thành.

2- Mua bán xe không có giấy tờ sẽ bị xử lý như thế nào?

Điều 1 Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn Điều 250 Bộ luật hình sự 1999 như sau:

- “Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).

“Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.

- Tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó.

- Về mặt chủ quan của tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội phải biết rõ tài sản mà mình chứa chấp hoặc tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có nhưng không có hứa hẹn, bàn bạc hoặc thỏa thuận trước với người có tài sản do phạm tội mà có.

Việc mua bán xe không có giấy tờ tiềm ẩn rủi ro đó là tài sản đó không rõ nguồn gốc, có thể là do phạm tội mà có được. Tùy vào từng trường hợp, hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

Theo quy định tại điều 323 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về hình phạt đối với hành vi 

- Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, Tùy thuộc vào mức độ hành vi sẽ có khung hình phạt tương ứng, cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm điều tra xác minh rõ về nguồn gốc của chiếc xe trong trường hợp này để xác định rõ trách nhiệm.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực hình sự nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn

0 bình luận, đánh giá về Xử lý mua bán xe không có giấy tờ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.98597 sec| 957.227 kb