Xử lý thông tin và xây dựng thành hệ thống thuyết trình

20/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Luật sư cần làm gì để xử lý thông tin trong bài thuyết trình và xây dựng nó thành hệ thống

Trong số rất nhiều thông tin tìm kiếm được, người thuyết trình sẽ phải lựa chọn các thông tin phù hợp, đáng tin cậy nhất phục vụ cho định hướng, đồng thời phân tích, bình luận, xác định ý nghĩa của thông tin. Đây chính là bước xử lý thông tin và đây cũng là là sự khác biệt giữa thông tin mà người nghe có thể tự tìm thấy trong sách báo, internet, nghe khi tham dự phiên tòa... với thông tin được chuyển tải tới người nghe thông qua người thuyết trình.

1- Xử lý thông tin trong bài thuyết trình

Trong số rất nhiều thông tin tìm kiếm được, người thuyết trình sẽ phải lựa chọn các thông tin phù hợp, đáng tin cậy nhất phục vụ cho định hướng, đồng thời phân tích, bình luận, xác định ý nghĩa của thông tin. Đây là sự khác biệt giữa thông tin mà người nghe có thể tự tìm thấy trong sách báo, internet, nghe khi tham dự phiên tòa... với thông tin được chuyển tải tới người nghe thông qua người thuyết trình.

Kết quả của việc xử lý thông tin là sự chắt lọc, đánh giá, phân tích ý nghĩa của thông tin. Việc sử dụng thông tin trong bài thuyết trình, lúc này, là chủ ý của người nói mà không phải là tập hợp thông tin một cách ngẫu nhiên. Mỗi người có cách lựa chọn, xử lý thông tin khác nhau dù chung các tiêu chí lựa chọn thông tin phổ biến như: phù hợp với đối tượng người nghe, có tính điển hình, tinh chính xác, tính cập nhật, tính thuyết phục. Điều này lý giải việc cùng một chủ đề, được cung cấp các thông tin như nhau nhưng mỗi người lại có một bài thuyết trình với cách xử lý thông tin khác nhau.

Đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, việc xử lý thông tin chính là quá trình đánh giá chứng cứ, áp dụng và vận dụng pháp luật. Trên cơ sở chung là quy định pháp luật và kết quả điều tra thể hiện trong hồ sơ vụ án hình sự nhưng với cách đánh giá khác nhau (xử lý thông tin khác nhau) có thể cho thấy những cách nhìn khác nhau về việc giải quyết vụ án của mỗi chức danh, thể hiện trong những “bài thuyết trình” điển hình tại phiên tòa là luận tội, luận cứ bảo chữa và bản án.

Ví dụ:Lựa chọn, đánh giá, xử lý thông tin để chắt lọc lại các thông tin cần thiết gồm:

(i) Các quy định pháp luật: Quy định về phạm tội có tính chất côn đồ; Quy định về tự nguyện bồi thường thiệt hại; Quy định về thành khẩn khai bảo, ăn năn hối cải.

(ii) Thông tin (chứng cử) về tình tiết sự việc: Bị cáo và bị hại có mâu thuẫn từ trước, bị hại đã nhiều lần chửi bởi bị cáo. Vào ngày xảy ra sự việc, bị hại đã chửi và lao vào đánh bị cáo trước (lời khai tại bút lục số... lời khai của bị cáo/bị hai/người làm chứng tại phiên tòa); Gia đình bị cáo đã bồi thường cho bị hại 05 triệu đồng. Bị cáo trả lời tại phiên tòa mong muốn gia đình sẽ tiếp tục bồi thường cho bị hại (lời khai tại bút lục số..., lời khai của bị cáo tại phiên tòa; giấy biên nhận tiền); Bị cáo khai báo toàn bộ sự việc, phù hợp với các chứng cứ khác trong vụ án; bị của cảm thấy có lỗi, mong nhận được sự khoan hồng,

2- Xây dựng thành hệ thống

Trên cơ sở định hướng và các thông tin đã có, cần sắp xếp bài thuyết trình thành một hệ thống hoàn chỉnh. Ở bước này cần xác định sẽ trình bày nội dung nào trước, nội dung nào sau, các thông tin được sắp xếp như thế nào. Với kết quả xử lý thông tin ở bước 3, trong bài thuyết trình sẽ không chỉ có thông tin với tính chất là dữ liệu mà còn có thông tin tổng quát và tri thức. Trong đó, dữ liệu là bằng chứng, lập luận thuyết phục cho thông tin, có sức thu hút người nghe và tri thức là “phần sở hữu của người thuyết trình, cái mà họ phải tư duy, phân tích, suy nghĩ thì mới đúc kết được”. Trong quá trình xây dựng bài thuyết trình, có thể bám sát mô hình: phân tích dữ liệu - phát hiện thông tin – hình thành tri thức.

Đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên, xây dựng bài thuyết trình trong nhiều trường hợp phải tuân thủ mẫu nội dung do pháp luật quy định (ví dụ: cơ cấu bản luận tội, cơ cấu bản án...) mà không thể tùy nghi. Đối với Luật sư, các nội dung thuyết trình tuy không bắt buộc phải theo mẫu nhưng cũng thường có cấu trúc chặt chẽ, đã được áp dụng phổ biến trong thực tiễn nghề nghiệp. Do đó, việc xây dựng thành hệ thống trong trường hợp này không đơn giản là một dàn ý với những vấn đề lớn mà là hệ thống các luận cứ, luận điểm, luận chứng cho từng vấn đề trong nội dung thuyết trình.

Về cách trình bảy ý kiến tư vấn của Luật sư một cách thuyết phục và phù hợp, Luật sư Trương Nhật Quang chia sẻ việc trình bày của Luật sư theo trình tự sẽ bao gồm:

(i) Mở bài là phần giới thiệu vấn đề bao gồm yêu cầu của khách hàng, các tình tiết, sự kiện, giả định và hạn chế liên quan.

(ii) Thân bài là phần phân tích, chứng minh câu trả lời, nếu cần thiết kết luận ngắn gọn.

(iii) Kết luận là phần xác định các vấn đề pháp lý cần trình bày và trình bày câu trả lời hoặc kết luận ngắn gọn đối với các vấn đề pháp lý.

Cách trình bày này phù hợp với thực tế là khách hàng của Luật sư (ví dụ các chủ doanh nghiệp) rất bận rộn, không có nhiều thời gian dành cho Luật sư và thường ít khi quan tâm đến các phân tích và cơ sở pháp lý. Khách hàng thông thường chỉ muốn biết mình cần làm gì? Có được phép làm hay không? Nếu có thì cần làm như thế nào? Có hậu quả pháp lý gì nếu vi phạm pháp luật?

Nhìn chung, với tính chất là bài thuyết trinh theo hướng “ giải quyết vấn đề”, cấu trúc bài thuyết trình của người hành nghề luật thường bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, trong đó:

(i) Phần mở đầu thường có nội dung giới thiệu người trình bày (tên, tư cách đối với việc giải quyết vụ việc), giới thiệu vấn đề được trình bày (vụ án, vụ việc).

(ii) Phần nội dung: phân tích các luận điểm liên quan tới vấn đề (trên cơ sở phân tích quy định pháp luật, phân tích thực tiễn, đánh giá chứng cử), đề xuất các giải pháp pháp lý liên quan.

(iii) Phần kết luận: khẳng định lại các giải pháp pháp lý được để xuất, đề nghị các vấn đề liên quan.

Như vậy, nếu như phần mở đầu và phần kết luận khá “khuôn mẫu” thì phần nội dung là phần cần tập trung để sắp xếp các thông tin thành hệ thống theo một trình tự hợp lý, phù hợp với vấn đề pháp lý được đề cập. Điều này phụ thuộc nhiều vào phương pháp tư duy, kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn của người hành nghề luật. Việc tư duy mạch lạc, xác định đúng những vấn đề nhỏ cần giải quyết và trình tự của các vấn đề đó sẽ cho phép xây dựng hệ thống bài thuyết trình mạch lạc, đầy đủ. Đối với thuyết trình chia sẻ, cấu trúc bài thuyết trình có thể được xây dựng linh hoạt hơn sao cho mạch lạc, bao quát nội dung mà người thuyết trình muốn chia sẻ.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Xử lý thông tin và xây dựng thành hệ thống thuyết trình

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.49543 sec| 954.5 kb