Ý nghĩa của luật so sánh
1- Luật so sánh giúp cho vỉệc nâng cao hiểu biết của các luật gia, các nhà nghiên cứu
Tri thức là mục tiêu chung của bất kì khoa học nào. Luật so sánh cũng như các khoa học nói chung và khoa học pháp lí nói riêng, trước hết nhằm cung cấp tri thửc khoa học. Tất cả các học giả đã tiến hành các nghiên cứu so sánh nói chung và so sánh luật nói riêng đều nhận thấy ràng tri thức về các lĩnh vực khoa học sẽ được phát triển thông qua quá trình so sánh. Luật so sánh với tư cách là lĩnh vực khoa học so sánh cũng không phải là ngoại lệ. Nghiên cứu luật so sánh không chỉ nhằm mục đích cung cấp kiến thức pháp luật mà còn cung cấp kiến thức của nhiều lĩnh vực khác.
Giống như tất cả các khoa học pháp lí khác, mục tiêu đầu tiên của luật so sánh là cung cấp tri thức pháp luật cho người nghiên cứu. Luật so sánh trước hết cho chúng ta cái nhìn toàn diện về hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới thông qua việc giới thiệu các dòng họ pháp luật khác nhau. Với những lí thuyết về phân nhóm các hệ thống pháp luật của các quốc gia thành các dòng họ khác nhau và đặc biệt là việc nghiên cứu các dòng họ pháp luật cơ bản trên thể giới mà chủ yếu là tập trung vào hai dòng họ pháp luật lớn nhất trên thế giới là dòng họ Common law và dòng họ Civil law, luật so sánh sẽ giúp cho người nghiên cứu một bức tranh toàn cảnh về các hệ thống pháp luật trên thế giới cũng như có được những nhận định chung nhất về hệ thống pháp luật của quốc gia nào đó khi xác định được hệ thống pháp luật của quốc gia đó thuộc vào dòng họ pháp luật nào. Hơn nữa, với việc giới thiệu các hệ thống pháp luật trên thế giới và phương pháp so sánh pháp luật, người nghiên cứu cũng có thể xác định được những điểm tương đồng và những điểm khác biệt giữa các dòng họ pháp luật khác nhau.
Bên cạnh đó, không chỉ cung cấp những tri thức về các dòng họ pháp luật trên thế giới, luật so sánh còn cung cấp những tri thức về hệ thống pháp luật nước ngoài. Mặc dù, nghiên cứu thuần tuý pháp luật nước ngoài không phải là nghiên cứu so sánh luật nhưng để thực hiện được các nghiên cứu so sánh luật thì “những hiểu biết về pháp luật nước ngoài là điểu kiện tiên quyết và không thể thiếu được để so sánh cụ thể”. Hơn nữa, cung cấp thông tin về các hệ thống luật khác nhau là sự đóng góp đáng kể nhất của luật so sánh đối với thực tiễn pháp luật và trên thực tế, việc tạo ra các thông tin đó là điều mà đa số các nhà so sánh thực hiện trong phần lớn thời gian. Chẳng hạn, để có được những phân tích so sánh về những điểm tương đồng và khác biệt giữa chế định pháp luật của hệ thống pháp luật này với chế định pháp luật của hệ thống pháp luật khác, người nghiên cứu phải tìm hiểu chế định pháp luật của cả hai hệ thống pháp luật này thì mới có thể đưa ra được những nhận định so sánh chính xác. Vì vậy, để tiến hành các nghiên cứu so sánh, người nghiên cứu trước tiên phải tìm hiểu về hệ thống pháp luật được lựa chọn để so sánh. Nói cách khác, chúng ta chỉ có thể so sánh những gì mà chúng ta hiểu biết. Vì thế, thông qua quá trình so sánh, người nghiên cứu có thêm được những tri thức về các hệ thống pháp luật được lựa chọn để so sánh. Đó chính là tri thức pháp luật về các hệ thống pháp luật khác trên thế giới.
Luật so sánh không phải chỉ cung cấp cho các luật gia và các nhà nghiên cứu những tri thức về các dòng họ pháp luật trên thế giới và tri thức về hệ thống pháp luật nước ngoài mà còn giúp cho các luật gia và các nhà nghiên cứu có thêm được những tri thức về hệ thống pháp luật của nước mình. Nói cách khác, luật so sánh giúp cho người nghiên cứu hiểu hơn về hệ thống pháp luật của quốc gia mình. Nghiên cứu hệ thống pháp luật khác không chỉ bổ sung những tri thức của người nghiên cứu mà nó còn nâng cao sự hiểu biết những tri thức có sẵn với một mức độ khác nhau. Nghiên cứu pháp luật nước ngoài nhằm mục đích so sánh giúp cho các nhà nghiên cứu luật so sánh tiếp cận hệ thống pháp luật của nước mình theo một cách thức hoàn toàn khác với những gì đã quá quen thuộc đối với họ. Khi tiến hành so sánh luật, đặc biệt là trường hợp hệ thống pháp luật của quốc gia mình được lựa chọn để so sánh với hệ thống pháp luật nước ngoài, người nghiên cứu sẽ có được những hiểu biết mới về pháp luật của nước mình. Hơn nữa, kết quả của việc so sánh giúp cho “cấc luật gia nhìn nhận hệ thong pháp luật của nước mình với một quan điểm hoàn toàn mởi và với một khoảng cách cần thiết”. Trên cơ sở so sánh, các luật gia và các nhà nghiên cứu có thể đánh giá, nhìn nhận hệ thống pháp luật của nước mình một cách khách quan hơn, thậm chí, nhiều câu hỏi về hệ thống pháp luật của nước mình chưa được giải đáp trong các khoa học pháp lí khác lại được giải đáp một cách khá đơn giản thậm chí với câu trả lời hoàn toàn mới trong luật so sánh. Vì vậy, chúng ta sẽ không thể hiểu đầy đủ về hệ thống pháp luật của nước mình nếu chúng ta không nghiên cứu hệ thống pháp luật khác.
Ngoài những tri thức và những hiểu biết về pháp luật mà các luật gia có được từ việc nghiên cứu luật so sánh, luật so sánh còn cung cấp những tri thức của nhiều lĩnh vực khoa học khác. Trong quá trình tiến hành các so sánh pháp luật, để hiểu được một cách đúng đăn các quy định của pháp luật nước ngoài, các nhà nghiên cứu phải tìm hiểu những nhân tố có ảnh hưởng đối với pháp luật như lịch sử, địa lí, ngôn ngữ, những điều kiện về kinh tế, chính trị và xã hội của nước mà hệ thống pháp luật đã được Ịựa chọn để so sánh. Hơn nữa, quá trình so sánh đòi hỏi người nghiên cứu đưa ra kết luận về những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật mà nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật chính là sự tương đồng hoặc khác biệt về kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo, lịch sử, địa lí... Do đó, những kiến thức về các lĩnh vực khác vừa là nền tảng để phân tích và làm sáng tỏ nội dung pháp luật của các nước đồng thời, chúng từng bước được bổ sung và hoàn thiện thêm khi tiến hành các nghiên cứu so sánh.
2- Luật so sánh hỗ trợ việc cải cách pháp luật quốc gia
Một trong những ứng dụng rất hữu ích của luật so sánh là hỗ trợ việc cải cách pháp luật của quốc gia. Những tri thức có được từ kết quả của việc nghiên cứu so sánh sẽ hỗ trợ rất lớn cho các nhà làm luật trong vỉệc xây dựng hoặc cải tổ hệ thống pháp luật của quốc gia. Trong rất nhiều lĩnh vực, các kết quả của sự sáng tạo có thể được xác định, đánh giá thông qua những thử nghiệm thì trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, những thử nghiệm này thường rất hạn chế. Vì thế, vai trò rất quan trọng của các nhà làm luật là phải dự báo được khả năng tác động của các đạo luật đối với đời sống xã hội. Những giả thiết không chính xác hoặc cấc dự báo sai lầm của nhà làm luật có thể sẽ dẫn đến việc xã hội phải gánh chịu những hậu quả và những rủi ro rất lớn mà không thể lường trước được. Nhà làm luật có thể dễ dàng dự báo một cách chính xác khả năng tác động của các đạo luật hoặc các giải pháp pháp lí cụ thể ở nước mình nếu tiến hành các nghiên cứu so sánh các giải pháp pháp lí đã được sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, vay mượn miễn phí các giải pháp pháp luật của các hệ thống pháp luật khác nhau sẽ hữu ích hơn rất nhiều so với việc phải trải qua những thử nghiệm tốn kém và nguy hiểm. Nói cách khác, các nhà làm luật không phải đặt các quyết định của họ vào những dự đoán không chắc chắn mà “thay vì phải dự đoán và có nguy cơ phải chịu những giải pháp kém thích hợp, họ có thể khai thác, tham khảo các kinh nghiệm quý báu, phong phú từ các hệ thống pháp luật nước ngoài”. Thậm chí, việc nghiên cứu luật so sánh không phải chỉ giúp cho nhà làm luật lựa chọn được giải pháp nào hoặc mô hình pháp luật nào để tiếp nhận mà còn giúp họ “tránh được cả những thử nghiệm không thành công ở hệ thống pháp luật khác”.
Các nghiên cứu so sánh cũng như việc nghiên cứu các hệ thống pháp luật nước ngoài sẽ cung cấp cho các nhà làm luật hệ thống khái niệm cũng như các giải pháp mà pháp luật nước ngoài sử dụng để giải quyết vấn đề nào đó. Nhà làm luật của quốc gia sẽ sử dụng các giải pháp này cũng như các khái niệm của hệ thống pháp luật nước ngoài như là những hình mẫu để xây dựng các quy phạm pháp luật hoặc các văn bản luật của quốc gia phù hợp vởi điều kiện và hoàn cảnh của mình. Việc sử dụng các khái niệm và các giải pháp pháp lí của nước ngoài trong quá trình xây dựng pháp luật có thể được thực hiện theo hai phương thức. Một là, dựa vào kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài mà cụ thể là hệ thống khái niệm và giải pháp của pháp luật nước ngoài để xây dựng các giải pháp cụ thể cho pháp luật của nước mình; hai là, tiếp nhận các khái niệm và giải pháp pháp luật của nước ngoài bằng cách “cấy ghép” pháp luật.
Ở phương thức thứ nhất, nghiên cứu luật so sánh, đặc biệt là nghiên cứu các giải pháp về vẩn đề nào đó của pháp luật nước ngoài có khả năng tạo ra nguồn cung cấp các giải pháp pháp luật để các nhà làm luật phân tích, đánh giá nhằm xây dựng các giải pháp cho hệ thống pháp luật của nước mình. Ở phương thức này, trên cơ sở phân tích đánh giá các giải pháp, các khái niệm của pháp luật nước ngoài, các nhà làm luật sẽ xây dựng giải pháp riêng của pháp luật để giải quyết vấn đề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của quốc gia về kinh tế, chính trị, truyền thống, văn hoá... Điều này xuất phát từ cơ sở cho rằng, mỗi quốc gia có những điều kiện kinh tế-xã hội hoàn toàn khác nhau, vì vậy các nhà làm luật phải xây dựng các văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nước mình. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài, nhà làm luật xây dựng các quy định phù hợp với hệ thống pháp luật của nước mình. Nói cách khác, trên cơ sở các giải pháp pháp luật của các qụốc gia, nhà làm luật “có thể tạo ra giải pháp mới, tối ưu hơn tất cả các giải phấp khác, khác với các giải pháp của các quốc gia khác”^ và phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của quốc gia. Như vậy, các giải pháp, các khái niệm hoặc các quy phạm pháp luật của nước ngoài sẽ được thể vận dụng để xây dựng các giải pháp trong hệ thống pháp luật của nước mình.
Ở phương thức khác, để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của quốc gia, các nhà làm luật có thể tiến hành việc “cấy ghép” tức là đưa các quy phạm pháp luật, các văn bản từ hệ thống pháp luật này vào hệ thống pháp luật khác trong quá trình xây dựng pháp luật hoặc cải cách pháp luật. Nói cách khác, trong quá trình xây dựng pháp luật hoặc cải cách hệ thống pháp luật, nhà làm luật có thể “nhập khẩu” quy phạm phấp luật hoặc văn bản pháp luật cụ thể của một hệ thống pháp luật nào đó vào hệ thống pháp luật của nước mình. Đe đảm bảo cho các quy phạm pháp luật'hoặc các đạo luật của nước ngoài khi đưa vào hệ thống pháp luật của quốc gia có thể vận hành một cách có hiệu quả, các nghiên cứu so sánh sẽ giúp cho các nhà làm luật đánh giá cũng như dự báo được khả năng tương thích của các quy phạm pháp luật nước ngoài khi đưa vào áp dụng trong hệ thống pháp luật của quốc gia.
Như vậy, luật so sánh mở rộng nguồn các giải pháp pháp luật về một vấn đề cụ thể nào đó mà pháp luật của các nước đã và đang phải đối mặt. Nhờ đó, thay vì việc tự mình tìm kiếm, xây dựng và thừ nghiệm các giải pháp cho phấp luật của nước mình với những rủi ro khó lường trước, dựa vào luật so sánh, nhà làm luật có thể xây dựng và cải tổ hệ thống pháp luật của nước mình trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm hoặc cấy ghép pháp luật của nước ngoài trong quá trình xây dựng pháp luật. Vì vậy, so sánh các hệ thống pháp luật làm tăng khả năng thành công của việc cải cách hệ thống pháp luật của quốc gia.
3- Luật so sánh hỗ trợ cho việc làm hài hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật
Hài hoà hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật là hai khái niệm khác nhau được sử dụng khá phổ biến trong khoa học pháp lí. Hài hoà hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật là những hình thức khác nhau để loại bỏ sự khác biệt trong các lĩnh vực pháp luật cụ thể của các hệ thống pháp luật khác nhau. Trong đó, hài hoà hoá pháp luật là quá trình nhằm làm giảm đi những khác biệt trong các lĩnh vực pháp luật cụ thể giữa các hệ thống pháp luật bàng cách xây dựng các luật mẫu và thực hiện các biện pháp để khuyến khích các quốc gia tiếp nhận và áp dụng. Nhất thể hoá pháp luật là thuật ngữ được sử dụng để nói đến quá trình theo đó các quy phạm pháp luật mâu thuẫn của các hệ thống pháp luật khác nhau được thay thế bởi các quy phạm pháp luật chung nhất. Nói cách khác, nếu hài hoà hoá pháp luật là cố gắng làm giảm đi những khác biệt trong cùng những lĩnh vực pháp luật thì nhất thể hoá pháp luật lại đi xa hơn là tạo ra các quy phạm pháp luật để áp dụng chung trong những lĩnh vực nhất định của các nước chấp nhận việc nhất thể hoá. Hài hoà hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Các quốc gia có thể lựa chọn các quy tắc đựợc xem là tối ưu từ các hệ thống pháp luật khác nhau để áp dụng chung hoặc xây dựng những quy tắc mới để thay thế cho tất £ả các quy tắc đang được áp dụng ở các nước.
Hài hoà hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật là quá trình khó khăn và phức tạp. Quá trình này dù được diễn ra ở cấp độ và phạm vi nào cũng phải đối mặt với những khó khăn mà việc vượt qua những khó khăn đó không dễ dàng. Một trong những khó khăn quan trọng mà quá trình hài hoà hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật cần phải vượt qua là vấn đề kĩ thuật pháp lí. Đó là sự khác biệt về quan niệm và thuật ngữ giữa các hệ thống pháp luật khác nhau. Sự khác biệt về quan niệm và thuật ngữ làm cho "nhất thể hoá pháp luật không thể đạt được một cách đơn giản bằng cách làm xuất hiện pháp luật lí tưởng về bất kì vẩn đề gì và hì vọng nó được chấp nhận”. Một vấn đề khác cũng ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình hài hoà hoá và nhất thể hoá pháp luật là vấn đề tâm lí liên quan đến lòng tự hào dân tộc. Việc chấp nhận các quy tắc được hài hoà hoá và nhất thể hoá có nghĩa là các quốc gia sẽ phải từ bỏ các quy phạm pháp luật của mình. “Lòng tự hào dân tộc làm cho chính bản thân nó cổ kết lại trong lĩnh vực phảp luật cũng như trong cấc lĩnh vực khấc. Việc loại bỏ các quy tắc pháp luật của quốc gia dường như ngụ y rằng có điều gì đó không ổn với các quy phạm sẽ bị thay thế và tính tự ái dân tộc theo đó bị tổn thương”.
Để vượt qua những rào cản này, luật so sánh có vai trò quan trọng.
Trước hết, luật so sánh hỗ trợ cho quá trình hài hoà hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật để vượt qua những khó khăn về kĩ thuật pháp lí. Một trong những công việc quan trọng cần phải thực hiện trong quá trình hài hoà hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật là phải xác định được những điểm chung của các hệ thống pháp luật làm cơ sở cho việc tạo ra hệ thống quy tắc mẫu hoặc hệ thống quy tắc được áp dụng chung. Để làm được điều đó, không thể không tiến hành các nghiên cứu so sánh. Hơn nữa, các nghiên cứu so sánh để hỗ trợ cho quá trình hài hoà hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật không đơn giản chỉ là sự tập hợp những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật mà phải đề xuất được giải pháp pháp lí tốt hơn và dễ dàng áp dụng hơn so với các giải pháp pháp lí đang được sử dụng ở tất cả các quốc gia tham gia vào quá trình hài hoà hoá pháp luật và nhất thể hoá pháp luật.
Mặt khác, luật so sánh cung cấp cho các luật gia những tri thức và kĩ năng quan trọng để tham gia vào quá trình đàm phán nhằm đi đến nhất thể hoá pháp luật hoặc hài hoà hoá pháp luật. Việc xây dựng các luật mẫu hoặc luật được áp dụng chung đòi hỏi quá trình đàm phán giữa đại diện các quốc gia để đạt được sự đồng thuận về các quy tắc pháp luật chung. Những tri thức về các hệ thống pháp luật và hơn thế là các kĩ năng phân tích và đánh giá các hệ thống pháp luật khác nhau có vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán. Chúng là những phương tiện không thể thiếu được để đại diện các quốc gia có thể nhanh chóng đạt được sự đồng thuận trong quá trình đàm phán. Thiếu tri thức về các hệ thống pháp luật khác nhau, việc đàm phán sẽ trở nên khó khăn và có thể thất bại. Vì thế, “luật so sánh được xem như là nguồn cung cấp năng lực của những người đại diện để trao đổi với nhau”.
Không chỉ hỗ trợ để vượt qua những khó khăn về kĩ thuật pháp lí trong quá trình hài hoà hoá và nhất thể hoá pháp luật, luật so sánh còn hỗ trợ đối với cả các quốc gia vượt qua những rào cản tâm lí khi tiểp nhận các quy định áp dụng chung và từ bỏ các quy định pháp luật của quốc gia. Để tránh được quan niệm cho rằng các quốc gia sẽ phải từ bỏ các quy tắc của mình, đòi hỏi luật so sánh phải thực hiện các nghiên cứu so sánh vượt lên trên những so sánh về các quy phạm pháp luật thực định nhằm cung cấp cơ sở lí luận để phát triển các quy tắc có thể được áp dụng chung ở nhiều quốc gia khác nhau và chỉ ra rằng quy phạm nào có thể được chấp nhận chung. Nói cách khác, luật so sánh không phải đơn giản là chỉ xây dựng giải pháp pháp lí hoặc các quy phạm pháp luật có thể được áp dụng chung mà phải xây dựng được hệ thống lí thuyết về các lĩnh vực pháp luật có thể xây dựng các quy phạm được áp dụng chung. Lí thuyết này không tập trung vào hệ thống pháp lụật cụ thể nào cũng như không đề cập bất kì một quốc gia cụ thể nào. Lí thuyết này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu so sánh các quy tắc của các hệ thống pháp luật khác nhau nhưng được phát triển gắn với tính đa dạng về kinh tế, chính trị, xã hội... của các quốc gia. Tuy nhiên, “các công trình này cần phải giới hạn bản thân chúng về bản chất của pháp luật, các công trình này cũng phải mô tả cách thức mà pháp luật được tạo ra và áp dụng và nghiên cứu quy trình lập pháp của các nước khác nhau, phương pháp áp dụng pháp luật, kiểu phán quyết và đào tạo và các hoạt động nghề nghiệp của những người hành nghề luật ở các nước đó”. Những nghiên cứu này không dừng lại ở mục đích thuần tuý là tìm hiểu các quy phạm pháp luật với quan điểm hoàn thiện pháp luật của quốc gia mà nó nhằm mục đích làm cho mọi người nhận thức được nền tảng của các quy phạm pháp luật được áp dụng chung phù hợp với các quốc gia có các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau. Sự phát triển của lí thuyết này sẽ làm cho các quốc gia cũng như các luật sư của các nước đó dễ dàng chấp nhận các quy tắc được áp dụng chung trong những lĩnh vực pháp luật được hài hoà hoá và nhất thể hoá.
4- Luật so sánh hỗ trợ việc thực hiện và áp dụng pháp luật
Luật so sánh có thể được ứng dụng trong thực tiễn thực hiện và áp dụng pháp luật. Thực tiễn áp dụng pháp luật rất phong phú đa dạng, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia. Vì thế, việc sử dụng luật so sánh như là một phương tiện hỗ trợ cho quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật có thể sẽ mang lại kết quả bất ngờ. Trong điều kiện hiện nay, sử dụng luật so sánh trong hoạt động thực tiễn không phải chỉ hữu ích đối với các thẩm phán của các toà án hay các cơ quan tài phán mà nó còn hữu ích cả đối với các luật sư, những người thường xuyên phải đưa ra lời tư vấn cho các giao dịch của khách hàng hoặc lời bào chữa cho các khách hàng của mình trong quá trình tố tụng.
Luật so sánh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các vụ việc có liên quan đến yếu tố nước ngoài và pháp luật nước ngoài. Các thẩm phán, khi phải giải quyết vụ việc cụ thể nào đó liên quan đến việc phải áp dụng pháp luật nước ngoài, các luật sư khi tranh tụng tại toà án đối với các vụ việc liên quan đến pháp luật nước ngoài đương nhiên cần phải hiểu được các quy định của pháp luật nước ngoài. Mặc dù, “bản thân việc tìm kiếm và áp dụng luật nước ngoài không liên quan đến so sánh luật nhưng việc áp dụng pháp luật nước ngoài đòi hỏi một cách gián tiếp những so sánh nhất định giữa luật nước ngoài và luật của nước mà toà án có thẩm quyền xét xử vụ việc (lex fori)”. Hơn nữa, khi các toà án phải áp dụng pháp luật nước ngoài, các toà án đều phải bảo đảm rằng các quy định đó không trái với các nguyên tắc pháp luật trong nước và không xâm phạm trật tự công cộng của nước áp dụng. Để bảo đảm được yêu cầu này, rõ ràng việc so sánh pháp luật nước ngoài và pháp luật trong nước là việc làm không thể thiếu trong hoạt động của thẩm phán cũng như của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật.
Trong trường hợp phải áp dụng các quy định là kết quả của quá trình hài hoà hoá và nhất thể hoá pháp luật, việc đảm bảo tính thống nhất của các quy tắc đã được nhất thể hoá hoặc hài hoà hoá thì việc sử dụng luật so sánh để xác định nội dung và cách thức áp dụng các quy định này được xem như là yêu cầu quan trọng đối với các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật của quốc gia. Trong những trường hợp như vậy, các thẩm phán cũng như những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật có thể sử dụng cách thức giải thích các quy định đó của toà án các nước, đặc biệt là toà án của nước đã sản sinh ra quy định đã được thừa nhận được áp dụng chung để giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của mình.
Ngay cả trong trường hợp phải áp dụng pháp luật của quốc gia để giải quyết những vụ việc không có yếu tố nước ngoài, luật so sánh vẫn có thể được sử dụng như là phương tiện để giải thích và áp dụng các quy định đó. Cụ thể là luật so sánh có thể được sử dụng để hỗ trợ đối với các thẩm phán trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc cụ thể khi pháp luật quốc gia, có những khoảng trống chưa được giải quyết hoặc những quy định của pháp luật quốc gia chưa rõ ràng. Bởi vì "sẽ rất hợp lí nếu các toà án lấp đầy khoảng trong của pháp luật trong nước bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp của luật so sánh". Kết quả nghiên cứu so sánh sẽ giúp cho các thẩm phán có những lập luận hợp lí đối với việc giải quyết các vụ việc được áp dụng pháp luật trong nước. Tất nhiên, trong những trường hợp như vậy, những lập luận xuất phát từ các nghiên cứu 'so sánh để giải thích và áp dụng các quy định của pháp luật quốc gia đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của pháp luật quốc gia thường không được nêu rõ trong bản án hoặc phán quyết của toà án.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của các luật sư đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng: “Chức năng của các luật sư liên quan đến hoạt động kỉnh doanh quốc tế không phải chỉ (i) làm giảm đến mức tối thiểu cấc rủi ro (ii) làm nhẹ đi những gánh nặng của việc tuân thủ các quy định của pháp luật cho khách hàng của mình, mà còn (iii) tăng giá trị cho các giao dịch của họ”. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, các luật sư có thể giúp cho thân chủ của họ tránh được những gánh nặng từ môi trường pháp lí thông qua việc tư vấn cho các thân chủ của mình lựa chọn luật áp dụng trong các giao địch của họ. Để làm được việc đó, việc so sánh pháp luật quốc gia của khách hàng của luật sư với pháp luật của các đối tác của họ có ý nghĩa quan trọng. Việc so sánh luật sẽ giúp cho luật sư có thể tư vấn cho khách hàng của mình lựa chọn luật của nước nào có thể mang lại lợi nhuận tối đa và giảm sự rủi ro đến mức tối thiểu trong các giao dịch của họ. Trong rất nhiều trường hợp, khách hàng của các luật sư có thể đạt được mục tiêu tốt nhất bằng việc áp dụng luật quốc gia của các đối tác của họ hoặc pháp luật của nước thứ ba chứ không phải là pháp luật của nước mình. Tuy nhiên, điểm càn lưu ý trong việc lựa chọn pháp luật nước ngoài để tư vấn cho khách hàng của mình, các luật sư không chỉ tập trung vào các quy định ưên văn bản bởi vì “thực tiễn pháp lí thường khác xa với các quy định viết trong các hệ thống pháp luật đang phát triển”. Do đó, khi lựa chọn pháp luật nước ngoài để tư vấn cho thân chủ của mình, các luật sư cần phải nghiên cứu những quy tắc không thành văn được thực tế các nước chấp nhận.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm