Yêu cầu tư vấn pháp luật quản lý nội bộ doanh nghiệp.
Tư vấn pháp luật trong quản lý nội bộ doanh nghiệp là giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp. Vậy pháp luật quản lý nội bộ doanh nghiệp thế nào?
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Khái niệm
Tư vấn pháp luật quản lý nội bộ doanh nghiệp là giải đáp pháp luật, hướng dẫn doanh nghiệp ứng xử đúng pháp luật với mục đích điều chỉnh mối quan hệ của các chủ thể tham gia trong doanh nghiệp như các cổ đông, thành viên góp vốn, Hội đồng quản trị, Giám đốc, người lao động hoặc những người có liên quan khác và các biện pháp để những người này thực hiện được lợi ích của họ, đồng thời điều chỉnh mối quan hệ của các doanh nghiệp thành viên/công ty con trong tập đoàn kinh tế hoặc nhóm công ty.
Yêu cầu của tư vấn pháp luật trong quản lý nội bộ doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật trong quản lý nội bộ doanh nghiệp phải đạt được các yêu cầu sau:
- Thứ nhất, bộ máy quản lý của doanh nghiệp phải gọn nhẹ, linh hoạt để giảm thiểu chi phí công ty. Đây là một trong những mục tiêu mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới, kể cả các doanh nghiệp có sở hữu của Nhà nước trước kia bị cho là trì trệ và có bộ máy cồng kềnh cũng đều hướng tới mục tiêu này trong bối cảnh kinh tế thị trường như hiện nay. Bộ máy gọn nhẹ không những làm giảm chi phí của doanh nghiệp mà còn làm cho các hoạt động của doanh nghiệp linh hoạt, việc đưa ra các quyết định nhanh và kịp thời với các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ hai, tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp phải đảm bảo khả năng tham gia của các chủ sở hữu doanh nghiệp và bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của họ. Các cơ chế quản lý nội bộ trong doanh nghiệp cần bảo đảm tối đa quyền của các chủ sở hữu bằng cách cho họ các khả năng quản lý doanh nghiệp thông qua cơ chế trực tiếp và gián tiếp. Các chủ sở hữu được trực tiếp đưa ra các quyết định quan trọng nhất của doanh nghiệp trong các cuộc họp Đại hội cổ đông Hội đồng thành viên hằng năm, đồng thời ủy quyền cho các thành viên Hội đồng quản trị Hội đồng thành viên thay mặt mình đứng ra quản trị doanh nghiệp giữa 2 kỳ đại hội. Bảo vệ quyền lợi của cổ đông còn có ý nghĩa là bảo đảm lợi ích của các cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp bên cạnh lợi ích của các cô
ông lớn hầu như luôn nắm giữ quyền quyết định của doanh Nhiệm vụ của quản lý doanh nghiệp là tăng tối đa khả năng qua các chủ sở hữu thông qua các chế định về quản trị điều hành trong Luật Doanh nghiệp, đồng thời tăng cường khả năng tự ch. điều hành của bộ máy điều hành doanh nghiệp.
- Thứ ba, tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp phải bảo độ tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành Công Ty Quản lý nội bộ được đặt trên cơ sở của sự tách biệt giữa quản lý và hữu doanh nghiệp. Công ty là của chủ sở hữu (nhà đầu tư, cổ đông nhưng để công ty tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của Hội đồng quản trị, sự điều hành của Ban giám đốc và sự đóng góp của người lao động, mà những người này không phải lúc nào cũng có chung ý chí và quyền lợi.
Rõ ràng, cần phải có một cơ chế điều hành và kiểm soát để nhà đầu tư, cổ đông có thể kiểm soát việc điều hành công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Quản lý nội bộ doanh nghiệp tập trung xử lý các vấn đề thường phát sinh trong mối quan hệ ủy quyền (principal agent) trong doanh nghiệp, ngăn ngừa, hạn chế những người quản lý lạm dụng quyền và nhiệm vụ được giao để sử dụng tài sản, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ cho lợi ích riêng của bản thân hoặc của người khác hoặc làm thất thoát nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát.
Hội đồng quản trị là nơi tập trung quyền lực quản lý của các công ty cổ phần. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Ban giám đốc và phải bảo đảm rằng Ban giám đốc đang tạo ra giá trị được thị trường công nhận. Trong công ty cổ phần, Ban giám đốc thường được xem là có tính tự lợi. Quản lý tích cực được coi là cần thiết để kiềm chế khả năng lạm quyền của ban giám đốc cũng như đảm bảo sự gắn kết hiệu quả lợi ích của Ban giám đốc và lợi ích của cổ động.
Hội đồng quản trị của các công ty cổ phần tập trung nhiều thời gian và công sức để xây dựng những cơ chế kiểm soát và giám sát các hoạt động quản lý và tài chính. Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp luật và các quy định mới đang được soạn thảo nhằm cải cách việc quản lý các công ty cổ phần. Rất nhiều trong số những văn bản pháp luật này ở soạn ra để tăng cường sự độc lập của Hội đồng quản trị và tăng trách nhiệm của họ.
- Thứ tư, tổ chức quản trị điều hành phải đảm bảo vai trò độc lập theo chế độ một thủ trưởng với vai trò trung tâm của giám đốc điều hành. Giám đốc doanh nghiệp là người được chủ sở hữu doanh nghiệp giao cho quyền điều hành doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng như kết quả của các hoạt động đó; đồng thời được hưởng thù lao tương xứng với kết quả mang lại. Trong ba cấp quản trị doanh nghiệp, Giám đốc là quản trị viên hàng đầu, là thủ trưởng cấp cao nhất trong doanh nghiệp.
Giám đốc có quyền ra chỉ thị, mệnh lệnh mà mọi người trong doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành. Vì vậy, mỗi quyết định của Giám đốc có ảnh hưởng rất lớn trong phạm vi toàn doanh nghiệp. Với ý nghĩa này, Giám đốc phải là người tập hợp được trí tuệ của mọi người lao động trong doanh nghiệp, bảo đảm cho quyết định đúng đắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Về tài chính, Giám đốc là người quản lý, là chủ tài khoản của hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng.
Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay Giám đốc phải có trách nhiệm về bảo toàn và phát triển vốn. Một quyết định sai lầm có thể dẫn đến làm thiệt hại bạc tỷ cho doanh nghiệp. Như vậy có thể nói, nếu doanh nghiệp là con tàu thì Giám đốc là người cầm lái. Vì vậy, cơ chế quản lý nội bộ bảo đảm vai trò Giám sát của Hội đồng quản trị và chế độ một thủ trưởng với vai trò trung tâm phát huy hết khả năng của Giám đốc điều hành là một cơ chế thành công bảo đảm sự phát triển của doanh nghiệp.
Kỹ năng đánh giá tính hợp pháp về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
Pháp luật về quản trị tài chính doanh nghiệp
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm