Kỹ năng đánh giá tính hợp pháp về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024).66.527.527
1- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
Đây là loại quyết định được ban hành trong trường hợp người tranh chấp đất đai không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai, lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai bằng thủ tục hành chính là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền.
Khi đánh giá tính hợp pháp của loại quyết định này, Luật sư cần tập trung xem xét thẩm quyền ban hành, căn cứ giải quyết của người có thẩm quyền và trình tự, thủ tục đã thực hiện khi giải quyết tranh chấp đất đai. Cụ thể:
Thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai tùy thuộc vào đương sự tranh chấp đất đai - Điều 203 Luật Đất đai:
Nếu là tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì thẩm quyền giải quyết thuộc Chủ tịch UBND cấp huyện.
Nếu là tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
2- Luật sư cần xem xét các căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai mà cơ quan có thẩm quyền đã sử dụng, dựa trên:
(i) Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
(ii) Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
(iii) Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
(iv) Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
(v) Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhân quyền sử dụng đất.
Khi xem xét, đánh giá về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, Luật sư cần chú ý thủ tục hòa giải ở UBND cấp xã là điều kiện bắt buộc trước khi yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Các tiêu chí và phương pháp đánh giá tính hợp pháp của Quyết định hành chính, Hành vi hành chính về quản lý đất đai đã được trình bày trên cũng được áp dụng khi đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khiếu kiện Quyết định hành chính, Hành vi hành chính về quản lý đất đai trong vụ án hành chính.
- Tính hợp pháp của Quyết định hành chính, Hành vi hành chính trong việc quản lý đất đai
- Quy định về người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024).66.527.527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm