Bị ngăn cản thăm con sau ly hôn, phải làm sao?

28/05/2024
Đinh Hồng Giang
Đinh Hồng Giang
Việc chăm sóc con cái vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của cha mẹ. Sau khi ly hôn, mối quan hệ vợ chồng đã chấm dứt nhưng mối quan hệ cha - con, mẹ - con vẫn còn tồn tại. Do đó, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở người đó, trừ những trường hợp mà Tòa án hạn chế quyền thăm nom.

1- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái được quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

(i) Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

(ii) Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

(iii) Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

(iv) Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định về việc cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

2- Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Trước tiên, theo khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”.

Như vậy, dù cha mẹ có ly hôn, giữa cha và mẹ không còn tồn tại mối quan hệ vợ chồng thì mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ vẫn không thay đổi. Do đó, trong trường hợp cha mẹ đã ly hôn, người không trực tiếp nuôi dưỡng vẫn có những quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với con cái.

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:

(i) Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

(ii) Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

(iii) Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Ngoài ra, Điều 82 cũng quy định về việc nếu cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Do đó, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở người đó, trừ những trường hợp mà Tòa án hạn chế quyền thăm nom.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

3- Xử phạt đối với trường hợp ngăn cản cha hoặc mẹ gặp con sau khi ly hôn

Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ giữa cha, mẹ và con như sau: "Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con".

Do đó, sau khi ly hôn, không ai có quyền ngăn cản cha hoặc mẹ, người không trực tiếp nuôi con được thăm nom, chăm sóc con. Nếu vi phạm, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật

Trong trường hợp này, người bị ngăn cản thăm nom, chăm sóc con có quyền đề nghị Cơ quan thi hành án nơi có Tòa án ban hành bản án sơ thẩm can thiệp làm việc yêu cầu bố hoặc mẹ chấm dứt hành vi ngăn cản để người không trực tiếp chăm sóc có thể thăm, gặp con. Trong trường hợp người ngăn cản không tự nguyện thi hành, cơ quan thi hành án sẽ có biện pháp cưỡng chế.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Bị ngăn cản thăm con sau ly hôn, phải làm sao? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Bị ngăn cản thăm con sau ly hôn, phải làm sao?  có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Bị ngăn cản thăm con sau ly hôn, phải làm sao?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.87595 sec| 952.297 kb