Biên bản phiên họp của Hội đồng định giá tài sản

08/06/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Biên bản phiên họp định giá tài sản là căn cứ duy nhất để Hội đồng định giá tài sản kết luận định giá. Đồng thời, Biên bản phiên họp là cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Hội đồng định giá giải thích kết luận định giá, xác định kết luận định giá có đúng, đầy đủ hay không để yêu cầu định giá bổ sung, định giá lại.

1- Biên bản phiên họp của Hội đồng định giá tài sản và bản luận định giá

Do biên bản phiên họp định giá tài sản là căn cứ duy nhất để Hội đồng định giá tài sản kết luận định giá. Đồng thời, là cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Hội đồng định giá giải thích kết luận định giá; Xác định kết luận định giá có đúng, đầy đủ hay không để yêu cầu định giá bổ sung, định giá lại. Do vậy, cần phải được kiểm soát thật chặt chẽ. Theo đó:

Khi nghiên cứu biên bản phiên họp định giá tài sản cần lưu ý điều kiện để tiến hành phiên họp, theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP, đó là: Phiên họp định giá tài sản chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên của Hội đồng định giá tham dự. Trường hợp Hội đồng định giá chỉ có 03 thành viên thì phiên họp phải có mặt đủ 03 thành viên”. Trong mọi trường hợp không đủ điều kiện nêu trên, kết quả phiên họp không có giá trị pháp lý.

Biên bản phiên họp định giá phải được lập đúng và đầy đủ theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP. Ngoài ra, đặc biệt lưu ý các nội dung: Căn cứ xác định giá; Kết quả khảo sát giả, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá; Phương pháp định giá bảo đảm đúng theo quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP; Thông tư số 43/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính, đặc biệt trong các trường hợp tài sản định giá không còn hoặc bị thất lạc. Trong biên bản phải ghi nhận ý kiến của các thành viên Hội đồng và những người tham dự phiên họp định giá tài sản; Kết quả biểu quyết của Hội đồng định giá về giá của tài sản, theo quy định tại các điểm d, đ, e khoản 2 Điều 19 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP.

Biên bản phiên họp định giá phải ghi rõ ràng, chi tiết từng bộ phận tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng và xác định cụ thể giá trị của từng bộ phận bị hủy hoại hoặc hư hỏng đó, tránh tình trạng chỉ xác định tổng giá trị thiệt hại của các bộ phận...

Thành phần Hội đồng định giá tài sản trong tố tung hình sự của tỉnh không có cán bộ am hiểu chuyên môn về ô tô.

Để bảo đảm khách quan, khi họp định giá Hội đồng có thể mời đại diện cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có yêu cầu định giá tài sản, đại diện các bên đương sự, người có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản cần định giá được tham dự phiên họp định giá tài sản nhưng trên thực tế Hội đồng đã không mời những người tham dự.

Hội đồng định giá tài sản trong tố tung hình sự tỉnh đã vi phạm nguyên tắc định giá tài sản được quy định tại tiết ra điểm Nguyên tắc định giá tài sản thuộc phần II Thông tư số 55/2006/TT-BTC ngày 02/3/2005 của Bộ Tài chính: “Đối với tài sản không mua bán phổ biến trên thị trường (tài sản chuyên dùng, đơn chiếc), giá tài sản cần xác định phải bảo đảm được chi phí tái tạo lại tài sản hoặc chi phí nhập khẩu tài sản đó tại thời điểm và nơi tài sản bị xâm phạm”.

Theo hồ sơ vụ án thì xe ô tô MERCEDES - S350 BKS29A-119. xx là tài sản nhập khẩu nguyên chiếc, không phổ biến trên thị trường. Tại bản kết luận của Hội đồng định giá cũng khẳng định: tài sản thuộc hãng MERCEDES là dòng nhập khẩu nguyên chiếc, ít bán phổ thông trên thị trường Việt Nam”. Do đó khi định giá phải bảo đảm được chi phí tái tạo lại tài sản hoặc chi phí nhập khẩu tài sản đó, thì mới đạt được mức độ sử dụng tốt nhất có khả năng mang lại giá trị cao nhất, hiệu quả nhất của tài sản như quy định tại tiết e điểm 2 của Thông tư. Tuy nhiên trên thực tế, Hội đồng định giá đã trừ khấu hao tài sản đến mức không đủ chi phí để sửa chữa cũng như nhập khẩu từ 1.629.628.500 đồng xuống còn 849.075.000 đồng là không đúng quy định pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

2- Một sai phạm phố biến trong phương pháp định giá

Một sai phạm nữa trong phương pháp định giá, đó là xác định thời điểm trích khấu hao. Theo quy định pháp luật thì: “Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dân giá trị sử dụng và giá trị của tài sản có định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định”.

Trong khi đó, Luật Giao thông đường bộ quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới: "Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp” mới được tham gia giao thông. Điều này có nghĩa rằng thời điểm tính khấu hao của tài sản phải được tính từ thời điểm chiếc xe ô tô được đăng ký và đưa vào sử dụng, không phải từ thời điểm mua bán hay thời điểm sản xuất như cách tính của Hội đồng định giá.

Ngày 24/12/2018 Hội đồng định giá tỉnh đã có kết luận định giá với giá trị 1.629.628.500 đồng nhưng nửa năm sau, ngày 12/6/2019 Hội đồng định giá tỉnh lại tiếp tục họp để xác định lại giá trị tài sản định giá với một kết quả khác là 849.075.000 đồng. Trong khi pháp luật quy định: “Việc định giá lại một phần hoặc toàn bộ tài sản được tiến hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có nghi ngờ về kết quả định giá hoặc có mâu thuẫn giữa các kết luận định giá về giá của tài sản cần định giá. Việc định giá lại phải do Hội đồng định giá tài sản cấp trên trực tiếp thực hiện”. Như vậy, việc định giá lại phải do Hội đồng định giá cấp trên mà không phải là Hội đồng cấp tỉnh.

Chúng ta thấy rằng, Hội đồng định giá tài sản đã đưa ra giá tài sản của cả hai lần hủy hoại ngày 07/3/2017 và lần hủy hoại ngày 14/3/2018 nhưng tại biên bản họp định giá lại không thể hiện việc khảo sát giá ở hai thời điểm thực hiện hành vi phạm tội này là trái quy định pháp luật.

Có thể nói, cơ sở để họp định giá tài sản phải xuất phát từ các căn cứ định giá được cơ quan Cảnh sát điều tra cung cấp và trên cơ sở thu thập, khảo sát của Hội đồng định giá tài sản trong tụng hình từ đó đưa ra bản kết luận định giá tài sản là đặc biệt quan trọng. Giá trị thực của tài sản bị hủy hoại có chính xác hay không, về cơ bản đều căn cứ vào các tài liệu này. Tuy nhiên trong thực tế, các tài liệu do cơ quan tố tụng cung cấp chưa đầy đủ, chính xác, chưa phản ánh đủ các điều kiện làm cơ sở để Hội đồng định giá.

Trong quá trình định giá, do hạn chế về nhân lực, trình độ cũng như các điều kiện kinh tế tại địa phương dẫn đến nhiều trường hợp, Hội đồng định giá không thể tiến hành khảo sát giá cũng như thu thập chưa đầy đủ các căn cứ để định giá, vì vậy, việc định giá tải sản không sát với giá thị trường, không đúng giá trị của tài sản bị hủy hoại, bị xâm hại.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Biên bản phiên họp của Hội đồng định giá tài sản được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Biên bản phiên họp của Hội đồng định giá tài sản có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết. 

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Biên bản phiên họp của Hội đồng định giá tài sản

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.32114 sec| 963.07 kb