Biến cố khi khởi nghiệp ngành Luật

“Thành công không phải là cuối cùng, thất bại không phải là chết người, lòng can đảm đi tiếp mới quan trọng”

- Winston Churchill - 


 

Biến cố khi khởi nghiệp ngành Luật

Bạn đã bao giờ chật vật trong đi tìm con đường đúng đắn cho bản thân? Bạn đã bao giờ muốn tự mình làm nên một điều gì đấy?

Bước vào hành trình khởi nghiệp cũng là lúc bạn đối mặt với hàng ngàn khó khăn và thử thách. Bạn phải làm quen dần với việc đưa ra những quyết định kịp thời trong những lúc nguy cấp. Đồng thời chịu trách nhiệm với những quyết định đó. Đó chính là áp lực mà hầu như người kinh doanh nào cũng phải trải qua. Cứ dần dần trải nghiệm, bạn sẽ có được nhiều kinh nghiệm khi va chạm. Từ đó giúp doanh nghiệp của mình phát triển đúng hướng.

Câu chuyện khởi nghiệp của Luật sư Nguyễn Hữu Phước chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong việc thành lập, duy trì và phát triển của công ty luật do ông thành lập trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay thông qua 3 câu chuyện về 3 biến cố lớn trong 3 giai đoạn của cuộc đời dẫn tới thành công của ông ngày hôm nay.

Liên hệ

I- CÂU CHUYỆN KHỞI NGHIỆP

Cách đây 21 năm, Luật sư Nguyễn Hữu Phước với tâm thế muốn mở rộng khả năng của bản thân để chinh phục ước mơ nghề nghiệp của mình, đã manh nha trong đầu ý nghĩ tự dựng lên một công ty luật. Thế nhưng vào thời điểm đó, những kinh nghiệm thực tiễn trong thành lập và quản trị công ty luật thường chỉ được truyền miệng qua những buổi gặp gỡ, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, mà không được đào tạo tại các trường đại học luật trong nước. Vậy nên ông đã phải tự loay hoay xoay xở đi tìm con đường cho mình.

Không thể mãi đứng yên chờ đợi thời cơ với sức trẻ và một hoài bão lớn, Luật sư Phước đã “liều thử vận may của mình” khi xin nghỉ và từ ra thành lập một văn phòng luật sư riêng với số tiền tiết kiệm chẳng là bao, không có khách hàng tiềm năng tìm với và cũng không có một người cộng sự ở bên để cùng đồng hành. Một hành trình dài với nhiều trải nghiệm đau thương nhưng ông cho rằng đó là những trải nghiệm đáng quý để ông có được thành công như ngày hôm nay cùng công ty luật Phuoc & Partners. Trong tất cả những trải nghiệm đó, có 3 biến cố như 3 nấc thang tạo nên sự thành công trong hành trình của ông.

Là một người lạc quan tự nhận, Luật sư Nguyễn Hữu Phước xem từng biến cố, khủng hoảng trong hoạt động hành nghề luật sư của mình cũng như công việc quản lý và điều hành công ty Phuoc & Partners là cơ hội hiếm hoi để ông có thể học hỏi, thay vì xem những biến cố, khủng hoảng đó là một điều nằm ngoài sức chịu đựng của bản thân và buông xuôi ngay tư đầu, làm mất đi niềm tin ở bản thân. Đó quả thực là tâm thế mà một người khởi nghiệp nên có vì “Người suy nghĩ tích cực thấy được thứ vô hình, cảm nhận được thứ không thể sờ nắm, và đạt được điều bất khả thi” (The positive thinker sees the invisible, feels the intangible, and achieves the impossible) - Winston Churchill.

II- BIẾN CỐ ĐẦU TIÊN

Vào tháng 3 năm 2003, Luật sư Phước quyết định rời bỏ công việc ổn định mà bao người mong muốn và bước đầu đặt chân vào con đường khởi nghiệp. Ông lập một văn phòng luật sư tại căn nhà mặt tiền ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh với số tiền chuẩn bị chỉ đủ mua những trang thiết bị cơ bản và chi trả các chi phí hoạt động của văn phòng trong khoảng gần 3 tháng hoạt động đầu tiên. Như một trang giấy mới, lần đầu khởi nghiệp nên không có kinh nghiệm thực tế cộng với việc không chuẩn bị kỹ càng về nhiều mặt, một lẽ tất nhiên, khi gặp biến cố đầu tiên của cuộc đời mình, ông rơi vào trạng thái lúng túng không biết xử lý ra sao cho hợp lý. Khi bước ra kinh doanh riêng, ông Phước nhận ra có nhiều vấn đề mà đáng lí mình cần phải chuẩn bị chu đáo hơn. 

Từ vấn đề về mặt tài chính, không những tiền vốn dần cạn kiệt mà thu nhập từ công ty cũ (do đã nghỉ việc), lẫn từ hoạt động của văn phòng mới cũng không có. Chưa có danh tiếng thương hiệu riêng cùng vị trí địa lý của văn phòng không thuận lợi đã cản cản trở việc tiếp cận tới những khách hàng tiềm năng của ông. Thời điểm đó ông cũng không tìm được hướng tiếp thị sản phẩm của văn phòng sao cho thu hút thêm khách hàng.

Tới vấn đề về đào tạo - nhân sự, ông Phước cũng gặp nhiều khó khăn. Một đơn vị hành nghề luật mới thành lập chắc chắn chả có gì thu hút với những người có kinh nghiệm. Bởi nếu đã có kinh nghiệm, họ sẽ khát cầu được làm việc cho một công ty lớn, một văn phòng có tiếng tăm. Bởi vậy mà nhân sự của Văn phòng Luật sư TLS lúc đó chỉ có ông Trưởng Văn phòng, “một bạn nhân viên nữ mới ra trường, một cô thư ký và một anh luật sư tập sự vào thực tập không lương”. Không có cơ hội tiếp xúc với khách hàng, cũng không có cơ hội được đào tạo và trao đổi công việc như ý muốn dẫn đến việc những nhân viên nảy sinh ý định thôi việc.

Không dừng lại ở đó, vấn đề mà vị Trưởng Văn phòng gặp phải còn có các khó khăn về mặt hành chính và chuyên môn nghiệp vụ. Khi còn làm ở công ty cũ, ông Phước không được huấn luyện các công việc hành chính, đối với công việc chuyên môn thì chỉ được huấn luyện chuyên sâu về luật thuế và luật đầu tư nước ngoài. Do đó, khi trực tiếp quản lý, điều hành văn phòng của mình, ông vô cùng bối rối khi phải tự mình học hỏi và làm những công việc hành chính đơn giản như sao chụp tài liệu, đóng bộ hồ sơ, sắp xếp và lưu hồ sơ khách hàng, nộp hồ sơ giấy tờ cho các cơ quan Nhà nước (cũng không thể hướng dẫn cho các nhân viên mới về những công việc đó). Không thể từ chối những công việc pháp lý không liên quan chuyên môn sẵn có của mình, ông buộc phải tự đào tạo bản thân về những vấn đề pháp lý khác vì còn cần phải kiếm thêm doanh thu duy trì văn phòng. Bên cạnh đó,  Luật sư Phước cũng không thể chứng minh cho khách hàng thấy là văn phòng luật sư của ông có kinh nghiệm gì trong những lĩnh vực pháp luật mà khách hàng quan tâm như đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm, chuyên môn cao… 

Sau gần 10 tháng phải cố vùng vẫy để tồn tại như thế, Luật sư Nguyễn Hữu Phước không còn cách nào khác và buộc phải sáp nhập văn phòng luật sư vào một công ty luật Việt Nam khác vào đầu năm 2004 để có thể tiếp tục hoạt động với tên gọi mới.

III- BIẾN CỐ THỨ HAI

Năm 2006, Luật sư Nguyễn Hữu Phước, Luật sư Christian Brendel và Luật sư Nguyễn Gia Huy Chương cùng nhau thành lập một công ty luật mới mang tên Phuoc & Partners với chức Chủ tịch do Luật sư Nguyễn Hữu Phước nắm giữ, trong khi Luật sư Christian Brendel giữ chức Đối tác Quản lý. 

Sau 5 năm kể từ biến cố đầu tiên, khi Luật sư Phước đang theo học lớp đào tạo thạc sĩ tại Anh, một biến cố lớn nữa lại ập tới. Luật sư Nguyễn Hữu Phước bất ngờ xảy ra mâu thuẫn trong việc phân chia thu nhập với một trong bốn luật sư thành viên của công ty  do việc phân chia thu nhập mà các bên đã đồng ý trước đây đã không còn công bằng nữa vì luật sư thành viên này được chia thu nhập ít hơn tôi, nhưng lại phải trực tiếp đảm nhận việc quản lý, điều hành Công ty luật Phuoc & Partners trong khi ông đi vắng. Tuy nhiên, vì không đồng ý với yêu cầu trên mà luật sư thành viên đó rời công ty, khiến ông Phước phải thực hiện thủ tục chia tách công ty nhằm giải quyết vấn đề.

Nhưng việc chia tách đã kéo theo nhiều vấn đề phức tạp khác mà ông Chủ tịch của Phuoc & Partner không ngờ tới. Khi luật sư thành viên kia rời đi, toàn bộ bộ phận kế toán và vài nhân viên làm công việc chuyên môn đã cùng người đàn ông ấy mở công ty luật mới. Hệ quả là, tôi đã gặp không ít khó khăn, khủng hoảng khi doanh thu của Công ty luật Phuoc & Partners bị suy giảm mạnh do mất một lượng lớn khách hàng, sổ sách kế toán lại không đầy đủ và khó nắm được tình hình tài chính, thuế của công ty. 

Sau vụ việc đó, Luật sư Nguyễn Gia Huy Chương được bầu làm luật sư điều hành mới của công ty.

IV- BIẾN CỐ THỨ BA

10 năm kể từ khi bắt đầu khởi nghiệp, Luật sư Nguyễn Hữu Phước đã tích lũy cho bản thân nhiều bài học trong quản trị doanh nghiệp và tưởng chừng như không gì có thể trở thành biến cố lớn đối với Phuoc & Partners nữa, nhưng không phải vậy.

Tháng 8 năm 2019 – Luật sư Nguyễn Gia Huy Chương - lúc đó vẫn là luật sư điều hành của Phuoc & Partners, cùng 7 luật sư cộng sự và hơn 60 nhân viên khác rời công ty để thành lập một công ty luật mới cũng do mâu thuẫn trong việc phân chia thu nhập với các luật sư thành viên.

Do quyết định chia tách công ty luật xảy ra một cách đột ngột ngoài dự tính, nên Luật sư Nguyễn Hữu Phước gặp rất nhiều khó khăn vì tại thời điểm chia tách ông không thể trao đổi trực tiếp với các luật sư thành viên còn lại và tập thể nhân viên để họ nắm tình hình do đang ở nước ngoài. Bên cạnh đó, vì gần như toàn bộ các khách hàng mà ông mang về Công ty luật Phuoc & Partners trong suốt 15 năm đểu đã được phân công cho các luật sư thành viên khác đảm nhận theo sở trường chuyên môn của họ, nên những khách hàng đó sẽ có xu hướng tiếp tục làm việc với các luật sư đang đảm nhận vụ việc của họ để tránh công việc bị xáo trộn. Thêm vào đó, ông cũng không dự trù tiền mặt để có thể chi trả cho hoạt động cho công ty luật mới. Bên cạnh các vấn đề về mặt tài chính, ông Phước còn phải đối mặt với việc không thể thành lập công ty luật mới ngay được. 

Khó khăn càng chồng chất khi ông Chủ tịch không thể kiểm soát việc chi tiêu, vận hành, quảng cáo và các tài khoản xã hội của ty bởi vì chúng vẫn đang thuộc về thẩm quyền của Giám đốc công ty.  

Tuy nhiên, trong cái rủi cũng có cái may, sau khi tiến hành các thủ tục pháp lý chia tách thì Luật sư Nguyễn Hữu Phước vẫn có thể sử dụng cái tên Phuoc & Partners cho công ty luật mới của mình và điều này giúp ông vẫn có được thương hiệu Phuoc & Partners để tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới.

Tuy nhiên, khi hoạt động của Công ty luật Phuoc & Partners mới ổn định trở lại được phần nào thì công ty của Luật sư Nguyễn Hữu Phước lại đứng trước một thách thức mới, đại dịch COVID-19. Khi đại dịch nổ ra, nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không ít các công ty luật đã phải giải thể vì không đủ khả năng và tiềm lực ứng phó. Đây là thử thách hoàn toàn mới đặt ra cho ông Phước cùng công ty của mình. Tuy nhiên, lại một lần nữa, những điều tưởng chừng chỉ mang lại bất trắc cũng có thể mang đến những tín hiệu tích cực. Theo đó, cũng nhờ đại dịch COVID-19 ông Phước có thêm nguồn tài chính để hỗ trợ công ty luật Phuoc & Partners mới  khi công ty đang phải đối mặt với tình hình tiền mặt căng thẳng. Và cũng nhờ đại dịch COVID-19 tới đã mở đường cho Phuoc & Partners cải cách tổ chức của công ty để đón nhận kỷ nguyên công nghiệp 4.0.

V- BÀI HỌC KHỞI NGHIỆP NGÀNH LUẬT

[1]  Thành công đến từ sự cố gắng, một chút may mắn và cách bạn vượt qua các biến cố.

[2]  Khả năng phục hồi sau khi đối mặt và giải quyết các biến cố cũng rất quan trọng.

[3]  Khi khởi nghiệp với nghề luật sư, cần phải chuẩn bị nguồn lực tài chính đủ vững vàng. 

[4]  Về mặt chuyên môn, phải tuyển được ít nhất 01 đến 02 người có nghiệp vụ giỏi trợ giúp các công việc pháp lý để bạn có thêm thời gian lo cho các công việc quan trọng khác cũng như có thể trang trải chi phí của các hoạt động ban đầu trong thời gian dài hơn từ 06 đến 09 tháng. 

[5]  Không nên hành nghề một mình mà nên mời gọi thêm một vài luật sư hợp tác ngay từ đầu để giảm bớt phần tiền góp vốn của các bên, tăng cơ hội có thêm khách hàng vì càng có nhiều người tham gia thì càng có nhiều mối quan hệ, chia sẻ với nhau các công việc hành chính, gia tăng hoạt động quảng cáo, tiếp thị và phát triển kinh doanh và gia tăng kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn ở các lĩnh vực pháp lý khác nhau cùng với nhiều yếu tố liên quan khác.

[6]  Đừng ngại tự học hỏi, rèn luyện thêm cho bản thân những kỹ năng, kiến thức trong những lĩnh vực mới để có thể làm việc một cách độc lập.


 

[7]  Không nên lơ là việc giám sát công việc của kế toán, đặc biệt là việc theo dõi tài khoản ngân hàng và tiền mặt vì khí có biến cố xảy ra, người nào nắm giữ tài khoản ngân hàng và tiền mặt sẽ có lợi thế nhất định trong việc thương lượng chia tách công ty luật. 

[8]  Không nên giao trọn công việc quản lý, điều hành doanh nghiệp cho chỉ một người mà nên phân chia ra nhiều loại công việc nhỏ khác nhau và giao cho nhiều luật sư thành viên phụ trách để tránh việc khi xảy ra biến cố, doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục vận hành một cách trơn tru. 

[9]  Trong công ty, không nên để cho hình thành các nhóm lợi ích riêng. Lý do là bởi, một ngày nào đó những nhóm lợi ích như thế có thể muốn thoát ly vì nhiều lý do khác nhau. 

[10]  Khi có biến cố xảy ra thì những cam kết, thỏa thuận đã được các bên ký trước đó giữa các thành viên phần lớn sẽ không được họ tôn trọng hoặc các cam kết, thỏa thuận này sẽ bị diễn giải theo một chiều hướng khách để đảm bảo lợi ích cho bên muốn thoát ly. 

[11]  Bên cạnh việc tập trung phát triển đội ngũ nhân sự nòng cốt, cần chú trọng vào việc xây dựng quy trình xử lý công việc với các biểu mẫu tài liệu tham khảo cho từng công đoạn công việc. Theo đó, nếu như không có nhân sự chủ chốt thực hiện công việc đó, thì những người mới thay thế dù chưa có đủ kinh nghiệm thì vẫn có thể làm được công việc này dựa trên có các biểu mẫu tham khảo. 

[12]  Phải thật bình tĩnh và lạc quan trước những sự kiện xảy đến một cách đột ngột, vì trong bất kỳ hoàn cảnh bất lợi nào cũng sẽ xuất hiện một vài tia sáng hy vọng mà nếu bạn tận dụng được chúng, bạn sẽ có thể tiếp tục chặng đường theo đuổi ước mơ của mình.

(Từ Cuốn sách "Hướng dẫn khởi nghiệp ngành Luật" - Luật sư Nguyễn Hữu Phước)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Biến cố khi khởi nghiệp ngành Luật

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
4.13639 sec| 1124.523 kb