vài nét về bộ luật lao động
Bộ luật lao động là gì? Nội dung cơ bản và các thay đổi đáng chú ý của Bộ luật lao động mới?
1.Bộ luật lao động là gì?
Luật lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương và người sử dụng lao động thuê mướn có trả công lao động và những quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Theo đó, Bộ luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.
2. Nội dung cơ bản của Bộ luật lao động:
2.1 Nguyên tắc cơ bản:
Nguyên tắc cơ bản của Bộ luật lao động là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật Lao động trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội về Lao động. Bộ luật Lao động bên cạnh các đối tượng điều chỉnh riêng, phương pháp điều chỉnh riêng thì Luật Lao động cũng có hệ thống các nguyên tắc hoạt động riêng không giống với nguyên tắc của luật dân sự, thương mại hay luật hành chính. Do đó nguyên tắc cơ bản đã góp phần làm rõ quan điểm Luật Lao động là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật lao động bao gồm 5 nguyên tắc cơ bản, đó là: Nguyên tắc bảo vệ người lao động; Nguyên tắc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng lao động; Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội; Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; Nguyên tắc tự do lao động, tự do việc làm và tuyển dụng lao động
2.2 Đối tượng áp dụng:
Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động; Người sử dụng lao động; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Theo đó, có thể thấy Bộ luật lao động năm 2012 chỉ quy định các vấn đề có liên quan đến mối quan hệ lao động giữa người lao động (“NLĐ”) và người sử dụng lao động (“NSDLĐ”). Trong khi đó, Bộ luật lao động 2019 quy định thêm một đối tượng áp dụng nữa, đó là “người làm việc không có quan hệ lao động”. Như vậy, cho dù không có mối quan hệ lao động giữa NSDLĐ và NLĐ nhưng nếu thỏa mãn một số tiêu chí thì vẫn được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động 2019.
2.3 Phương pháp điều chỉnh:
Các phương pháp điều chỉnh Luật lao động sử dụng là:
– Phương pháp thỏa thuận: Đây là phương pháp điều chỉnh quan trọng của luật lao động trong nền kinh tế thị trường phương pháp này được sử dụng trong việc thiết lập quan hệ lao động (Giao kết hợp đồng lao động, chấm dứt HĐLĐ, phương pháp này được sử dụng khi ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động…
– Phương pháp mệnh lệnh: Phương pháp này áp dụng để xác định nghĩa vụ của NLĐ đối với NSDLĐ. Trong quá trình lao động NSDLĐ có quyền kiểm tra, giám sát công việc của NLĐ, có quyền điều chuyển lao động, có quyền ban hành nội quy lao động…. mà NLĐ phải có nghĩa vụ chấp hành. Phương pháp tác động xã hội (thông qua hoạt động của tổ chức CĐ tác động vào các quan hệ phát sinh trong quá trình lao động. Đây là phương pháp điều chỉnh đặc thù của luật lao động, theo phương pháp này để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình lao động có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ phải có sự tham gia của tổ chức công đoàn, tuy nhiên mức độ phạm vi tham gia do pháp luật quy định nhằm đảm bảo tính tự chủ của NSDLĐ. Từ sự phân tích ở trên ta cũng có thể thấy rằng phương pháp điều chỉnh của Luật Lao động mang những đặc trưng riêng không giống bất cứ ngành luật nào, chính điều đó đã góp phần chứng minh rằng Luật Lao động là một ngành luật độc lập.
2.4 Những điểm mới của Bộ luật lao động:
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và sẽ thay thế cho Bộ luật Lao động 2012 trước đó. Dưới đây là những điểm mới đáng chú ý nhất của Bộ luật này:
– Tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ
So với Bộ luật Lao động 2012 hiện nay, Bộ luật Lao động mới đã quy định tăng tuổi nghỉ hưu với người lao động. Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm