Người lao động Việt Nam làm gì trước thực trang bóc lột hiện nay?

22/05/2023
Lê Thị Linh Chi
Lê Thị Linh Chi
Bản chất quan hệ lao động là sự thỏa thuận trên cơ sở quan hệ bình đẳng giữa các bên. Tuy nhiên, thực trạng bóc lột ở Việt Nam hiện nay còn khá phổ biến, điều này đã vi phạm nguyên tắc cơ bản trong lao động. Vậy người lao động nên làm gì?

I- ĐỊNH NGHĨA VỀ BÓC LỘT

1- Bóc lột

Theo Từ điển Tiếng Việt, bóc lột là việc sử dụng quyền lực để trích xuất một cách có hệ thống nhiều giá trị từ người bị bóc lột hơn là những gì đáng ra phải trao cho họ.

2- Bóc lột sức lao động

Bóc lột sức lao động là hành vi sử dụng quyền lực hoặc dựa trên quyền tư hữu về tư liệu sản xuất, địa vị,… của người sử dụng lao động để chiếm đoạt một cách có hệ thống sức lao động hoặc thành quả lao động người lao động.

Bóc lột sức lao động là một mối quan hệ xã hội dựa trên sự không cân bằng về quyền lực giữa người lao động và người sử dụng lao động.

3- Bóc lột trẻ em

Trẻ em theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em được quy định là: “… người dưới 18 tuổi…” Tuy nhiên, theo pháp luật Việt Nam: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” – Điều 1 Luật trẻ em Việt Nam 2016.

Cũng tại Luật trẻ em năm 2016, bóc lột trẻ em được quy định là một trong các hành vi sau:

- Bắt trẻ em lao động trái với quy định của pháp luật về lao động;

- Sử dụng trẻ em để trình diễn, sản xuất sản phẩm khiêu dâm;

- Tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm xâm hại tình dục trẻ em;

- Cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em vào hoạt động mại dâm;

- Sử dụng trẻ em vào những hành vi khác để trục lợi.

II- CÁC DẤU HIỆU CỦA HÀNH VI BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG 

(i) Phải làm việc không được nghỉ ngơi

Theo quy định pháp luật hiện hành, thời gian làm việc của người lao động tối đa là 8 giờ trong một ngày. Người lao động làm việc liên tục trong 8 giờ sẽ được nghỉ giữa ca ít nhất 1/2 giờ (30 phút), làm ca đêm thì được nghỉ 45 phút giữa ca. Thời gian nghỉ trên vẫn được  tính vào giờ làm việc. Nên việc là liên tục không được nghỉ ngơi hay việc không tính lương cho giờ nghỉ giữa ca đều là hành vi bóc lột sức lao động.

Mọi người đều cần có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động của mình, khoảng thời gian nghỉ ngơi trên sẽ giúp năng suất làm việc của người lao động được duy trì và thậm chí là tăng cao hơn và mang về lợi nhuận tốt hơn cho công ty.

(ii) Chậm lương

Việc chậm lương, nợ lương là điều có thể xảy ra với bất kì người lao động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu không có lý do chính đáng cho việc chậm lương trên mà bạn luôn bị thanh toán lương chậm, thì lúc này bạn cần lưu ý và liên hệ với người quản lý hoặc bộ phận có liên quan để được giải quyết, tránh để bản thân bị bóc lột sức lao động.

(iii) Không trả tiền làm thêm giờ

- Như đã đề cập ở trên, thời gian làm việc của người lao động tối đa là 8 giờ trong một ngày. Đối với trường hợp làm thêm giờ hay tăng ca, bạn phải được trả thêm tiền cho những giờ làm việc thêm hay tăng ca đó.

- Thời gian và khối lượng công việc đã được đề cập trong hợp đồng lao động nên đừng để ai đó lợi dụng mình, vắt kiệt sức lao động thông qua những tối làm thêm giờ mà không trả cho bạn số tiền xứng đáng.

(iv) Làm những công việc không tương xứng với bạn

Đây cũng có thể là một hình thức bóc lột sức lao động. Tất nhiên trong môi trường làm việc, đôi lúc bạn sẽ được giao hay được nhờ làm những việc phụ khác, tuy nhiên, việc làm trên cũng cần đặt ra giới hạn nhất định về khối lượng, số lượng. Nếu phải làm việc quá thường xuyên, trong thời gian dài thì đừng im lặng bởi đây không phải là dấu hiệu tốt ở nơi làm việc.

(v) Sếp không đánh giá những nỗ lực của bạn

Mỗi ngày, bạn luôn nỗ lực hết mình trong công việc và mong có thể nhận về những gì xứng đáng. Tuy nhiên việc bạn nỗ lực thế nào, sáng tạo ra sao đều không được được đánh giá cao sẽ là điểm cần lưu ý. Bởi bạn cần nhận được những gì xứng đáng với sự đóng góp của mình. Nếu công ty đó không trả cho bạn xứng đáng, vì sao không cho mình một cơ hội để chuyển đến nơi làm việc tốt hơn, biết trân trọng bạn hơn?

(vi) Giao cho bạn những việc mà bạn không đủ trình độ

Sếp làm khó bạn bằng cách giao cho bạn những công việc vượt quá trình độ của bạn. Dù điều này xuất phát từ động cơ là gì thì bạn cũng nên cân nhắc. Bởi có thể đó sẽ là con dao hai lưỡi, vừa có trường hợp giúp bạn phát triển, tiến bộ, nâng cao trình đọ, cũng vừa có thể khiến bạn phải lãng phí nhiều thời gian, bõ lỡ nhiều công việc khác,…

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hành vi được coi là dấu hiệu của bóc lột sức lao động như: trả lương thấp, không tăng lương khi đã đủ điều kiện,…

III- ỨNG XỬ KHI BỊ BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG

- Thứ nhất, cần trao đổi rõ rằng lại với người quản lý, những người có thẩm quyền giải quyết vấn đề trê trong công ty, thậm chí là giám đốc.

- Thứ hai, nếu những người trên không giải quyết hoặc có giải quyết nhưng cơ chế giải quyết chưa thỏa đáng, bạn cần xem xét lại về hợp đồng giữa các bên và nhờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Bên cạnh đó, đình công cũng là một trong những biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động khi bị xâm phạm. Tuy nhiên, việc đình công phải theo đúng quy định về điều kiện, trình tự,… của pháp luật.

IV- QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG

Theo quy định tại  Khoản 6 Điều 8 Bộ luật lao động 2019, bóc lột sức lao động là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.

Theo đó, Điều 13 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định như sau:

Thứ nhất, phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:

(i) Không đào tạo nghề cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề, công việc khác;

(ii) Không ký kết hợp đồng đào tạo nghề đối với người học nghề, tập nghề;

(iii) Không trả lương cho người học nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách;

(iv) Không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề.

Theo đó, các mức phạt có thể được áp dụng trong trường hợp trên bao gồm:

- Từ 500.000 đồng – 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 – 10 người lao động;

- Từ 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 – 50 người lao động;

- Từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 – 100 người lao động;

- Từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 – 300 người lao động;

- Từ 15.000.000 đồng – 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Thứ hai, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

(i) Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề nhằm trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;

(ii) Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép.

Theo đó, biện pháp khắc phục hậu quả sẽ được áp dụng bao gồm:

- Buộc trả lương cho người học nghề, người tập nghề khi có hành vi không trả lương cho người học nghề trong thời gian học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách quy định tại Khoản 1 Điều này;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

0 bình luận, đánh giá về Người lao động Việt Nam làm gì trước thực trang bóc lột hiện nay?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.69818 sec| 974.641 kb