Các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ theo Luật Tố tụng hành chính

24/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện hoặc vật mang dấu vết của vụ việc; vật là đối tượng có giá trị chứng minh về hành vi của người trong vụ án. Vật chứng thu được phải là hiện vật gốc. Vật chứng cần phải được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập và phải được lập biên bản, đưa vào hồ sơ vụ án cũng như bảo quản nguyên vẹn đúng quy định của pháp luật Thu thập hành chính

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật Tố tụng hành chính để mọi người hiểu thêm về vấn đề trên.

 

năng lực hành nghề
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527

1- Thu thập vật chứng

Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện hoặc vật mang dấu vết của vụ việc; vật là đối tượng có giá trị chứng minh về hành vi của người trong vụ án. Vật chứng thu được phải là hiện vật gốc. Vật chứng cần phải được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập và phải được lập biên bản, đưa vào hồ sơ vụ án cũng như bảo quản nguyên vẹn đúng quy định của pháp luật Thu thập hành chính.(xem thêm: tranh chấp tài sản sau ly hôn)

Ví dụ: Bao gói sản phẩm một loại hàng hoá bị thu giữ dùng làm vật chứng trong vụ vi phạm nhãn hiệu hàng hoá khi tiến hành xử lý vi phạm hành chính về quyền sở hữu công nghiệp.

 2- Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng

Trong Thu thập hành chính, tài liệu chứa đựng chứng cứ chiếm ưu thế hơn là việc thiết lập các sự kiện thông qua người làm chứng - người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp thu thập chứng cứ hiếm gặp đối với Luật sư trong giải quyết vụ án hình chính, bởi những sự kiện do các bên đưa ra luôn bị bên đương sự kia phủ nhận. Ví dụ, người khởi kiện khẳng định khi người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính tại khu N vào lúc 18 giờ về hành vi vận chuyển gỗ trái phé , người khởi kiện không có mặt tại đó nên không ký vào biên bản vi phạm hành chính. Những sự kiện do người khởi kiện trình bày như trên không được bên bị kiện thừa nhận. Để chứng minh cho việc ngoại phạm của mình, người khởi kiện có thể xác định người làm chứng trong thời gian đó họ đang có mặt tại một địa điểm khác. Phía bị kiện cũng có thể xác định người làm chứng cho những lời khai mà bên mình dựa vào để khẳng định sự có mặt của người khởi kiện.(quan tâm về: hợp đồng hôn nhân)

Vì vậy, khi xác định người làm chứng, Luật sư cần chú ý: chứng cử do người làm chứng thường ít được tin tưởng hơn, bởi người làm chứng đôi khi không trung thực, có thể có chủ ý hoặc vô tình đưa ra thông tin, lời chứng thiên vị hoặc do nhận thức mà đưa ra những thông tin không chính xác.

Cũng có trường hợp người làm chứng đưa ra chứng cứ một cách khách quan nhưng đôi khi có thể bị suy luận từ mối quan hệ của họ với bên đương sự mà họ đứng về bên đó. Thực tế cho thấy, người làm chứng có thể là người có mối quan hệ họ hàng, thân thích với bên đương sự hoặc có quan hệ lệ thuộc với bên đương sự như lãnh đạo phòng, ban hoặc công chức của cơ quan, tổ chức đó. Những người làm chứng này có thể bị Luật sư bên đối phương phủ nhận trước Tòa rằng lời khai của họ có thể thiên vị, không vô tư khách quan và trong thực tế cũng đã xảy ra hiện tương “mua” nhân chứng.

Ngoài việc xác định người làm chứng, Luật sư còn có thể lấy bản khai của người làm chứng. Bản khai phải:

(i) Ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, mối quan hệ hiện nay và trước kia (nếu có).

(ii) Ghi cụ thể về tiểu sử, bằng cấp, trình độ và kinh nghiệm của người làm chứng nếu như miêu tả như vậy có liên quan và cần thiết cho việc giải quyết vụ án hay nội dung của bản khai.

(iii) Miêu tả chi tiết, đầy đủ các sự kiện và nguồn thông tin của người làm chứng trong vụ án. Khẳng định tính trung thực của lời khai.

(iv) Chữ ký của người làm chứng, ngày, địa điểm ký và có xác nhận của UBND xã.

Văn bản xác nhận của người làm chứng có thể được Tòa án yêu cầu mỗi bên Luật sư trong khoảng thời gian nhất định nộp lại cho Tòa án.

3- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ

Đây là một trong những biện pháp thu thập chứng cứ mà Luật sư có thể sử dụng để thu thập tài liệu từ một người hay một tổ chức không phải là một bên trong tố tụng tại Tòa án. Khi thực hiện biện pháp này, Luật sư có thể thực hiện bất kỳ hoạt động hợp pháp để lấy được tài liệu trong khoảng thời gian Tòa án yêu cầu. Cụ thể, Luật sư phải phát hiện và làm văn bản yêu cầu cung cấp tài liệu cần được thu thập đang thuộc sở hữu, kiểm soát của một người hay tổ chức.(tìm hiểu: tư vấn pháp luật đất đai)

Nội dung của văn bản yêu cầu cũng cấp tài liệu hoặc các tài liệu phải được miêu tả chi tiết, trong đó nêu rõ tại sao tài liệu này có liên quan và cần thiết đối với kết quả của vụ kiện. Sự mô tả chi tiết, đầy đủ tài liệu cần cung cấp sẽ làm cho việc nhận dạng tài liệu trở nên dể dàng hơn. Ngoài ra, văn bản yêu cầu cũng phải trình bày lý do tại sao Luật sư lại cho rằng tài liệu đó đang thuộc sở hữu của người hay tổ chức đó, đồng thời yêu cầu bên cung cấp nêu rõ lý do sự phản đối về một số hoặc tất cả các tài liệu được yêu cầu và thời hạn chính xác sẽ chấp thuận yêu cầu đó.

Văn bản yêu cầu cung cấp tài liệu sẽ giúp cho Luật sư dùng làm căn cứ để tiếp tục yêu cầu Tòa án thực hiện biện pháp thu thập chứng cứ này trong trường hợp Luật sư tự mình thực hiện nhưng phía cá nhân, tổ chức, cơ quan đó từ chối không cung cấp.

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ theo Luật Tố tụng hành chính

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.37151 sec| 963.773 kb