Các cách tính thù lao và chi phí dịch vụ cho luật sư
Nội dung bài viết
- 1- Cách tính thù lao luật sư theo giờ làm việc
- 2- Cách tính thù lao luật sư trọn gói theo vụ việc
- 3- Cách tính thù lao luật sư cố định
- 4- Cách tính thù lao luật sư dựa trên giá trị phần trăm kết quả đạt được
- 5- Các chi phí pháp lý phát sinh ngoài thù lao luật sư
- 6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
1- Cách tính thù lao luật sư theo giờ làm việc
Cách tính thù lao luật sư theo giờ làm việc phù hợp với thông lệ quốc tế. Các công ty luật trên thế giới thường dùng phương pháp này. Thù lao theo giờ làm việc sẽ phụ thuộc vào uy tín và kinh nghiệm của từng luật sư.
Cách tính thù lao luật sư theo giờ làm việc cũng phù hợp đối với các công việc tư vấn pháp luật mà luật sư và khách hàng đều không biết có khối lượng công việc phải làm cũng như thời gian cụ thể như thế nào. Tuy nhiên, một số khách hàng thường không thích việc tính thù lao theo hình thức này vì họ không thể dự kiến được số tiền sau cùng phải trả cho luật sư là bao nhiêu.
Thậm chí, sẽ có những khách hàng cũng không hài lòng với cách tiêu tốn thời gian của luật sư cho công việc của họ. Vì vậy, trong hợp đồng dịch vụ pháp lý có thể đưa ra một mức phí trần cho vụ việc đề khi số tiền phí theo giờ đạt tới mức tối đa đó thì bên cung cấp dịch vụ sẽ không tính thêm thù lao nữa.
2- Cách tính thù lao luật sư trọn gói theo vụ việc
Đây là cách tính thù được nhiều khách hàng ưa chuộng vì dễ tính toán, đồng thời khách hàng cũng không phải lo lắng về việc số tiền thù lao phải trả cho luật sư có quá mức dự tính. Theo đó, khách hàng sẽ giao trọn vụ việc sự thực hiện và thù lao sẽ được trả dựa trên việc hoàn thành công việc.
Tuy nhiên, đôi lúc có các vấn đề phát sinh, do vậy nếu chỉ căn cứ vào các tình tiết ban đầu để đưa ra mức phí có thể sẽ bất cập cho luật sư. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết, luật sư nên đưa phí trọn gói nhưng kèm theo một số điều kiện, giả định. Nếu điều kiện hoặc giả định đó xảy ra thì khách hàng sẽ thanh toán thêm phí cho luật sư.
Luật sư nên giải thích rõ cho khách hàng ghi nhận cụ thể trong hợp đồng dịch vụ pháp lý: thù lao trọn gói không phải là hợp đồng khoán việc. Nhiều trường hợp khách hàng hiểu nhầm, cho rằng, luật sư thực hiện được việc theo mong muốn cho khách hàng thì mới được nhận tiền, nếu không được việc theo mong muốn cho khách thì khách hàng không trả tiền hoặc yêu cầu luật sư lại tiền.
Ví dụ: Trong hợp đồng tư vấn chuyển nhượng cổ phần, phạm vi của hợp đồng chỉ bao gồm các công việc tư vấn, soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Tuy nhiên, luật sư có thể dự phòng trường hợp phải đi thẩm định một số vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính, các khoản nợ của công ty trước khi khuyến nghị khách hàng ký kết hợp đồng mua cổ phần. Trong trường hợp xảy ra các công việc như giả định, khách hàng sẽ trả thêm thù lao cho luật sư.
Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest
3- Cách tính thù lao luật sư cố định
Cách tính thù lao cố định thường được áp dụng cho các công việc pháp lý có liên quan đến hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Luật sư làm nhiều loại việc này sẽ có kinh nghiệm, biết khá rõ công việc phải làm, thời gian hoàn thành nên tính toán mức thù lao công việc mà khách hàng phải trả.
Thông thường đối với loại hình này, luật sự có thể đưa ra mức thù lao dựa trên một khoảng thời gian cố định. Ví dụ, hợp đồng tư vấn thường xuyên với mức phí 10 triệu đồng/tháng cho khoảng thời gian là 10 giờ làm việc của luật sư. Lưu ý cũng giống như với cách tính thù lao trọn gói theo vụ việc, trong trường hợp lấy thù lao cố định, luật sư cũng phải dự phòng các tình huống mà công việc vượt quá khoảng thời gian theo hợp đồng để thỏa thuận một khoản thù lao ngoài khoản thù lao cố định.
4- Cách tính thù lao luật sư dựa trên giá trị phần trăm kết quả đạt được
Hình chức tính thù lao này thường được áp dụng cho các công việc pháp lý của khách hàng liên quan đến tranh chấp hợp đồng hay giúp khách hàng thu hồi nợ.
Trên thực tế, có thể thù lao luật sư được tính theo cách kết hợp của hai hay nhiều cách tính thù lao được nói ở trên.
Xem thêm: Hợp đồng dịch vụ pháp lý mẫu của Công ty Luật TNHH Everest
5- Các chi phí pháp lý phát sinh ngoài thù lao luật sư
Ngoài tiền thù lao luật sư thì trong quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, tổ chức hành nghề luật sư sẽ có thể tốn chi phí liên quan đến công việc được giao. Các chi phí phát sinh cho công việc của khách hàng thường bao gồm liên quan đến:
(i) Chi phí văn phòng để đảm bảo thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc của khách hàng như điện thoại, fax, photocopy giấy tờ...
(ii) Chi phí đi lại, sinh hoạt, lưu trú của luật sư để thực hiện công việc cho khách hàng như vé máy bay, tiền ở khách sạn...
(iii) Phí và lệ phí nhà nước như lệ phí cấp phép, các khoản tạm ứng án phí, án phí, lệ phí...
(iv) Chi phí trả cho bên thứ ba thay mặt khách hàng như phí công chứng, phí thừa phát lại...
Thù lao luật sư phải được quy định cụ thể đã bao gồm các chi phí gì, có bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) hay không để tránh tranh chấp về sau. Việc thanh toán thù lao luật sư và các chi phí phát sinh có liên quan được thực hiện theo sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Để nghĩa vụ thanh toán của khách hàng luôn được đảm bảo, luật sư cần đàm phán sao cho khách hàng thanh toán toàn bộ tiền thù lao luật sư và các chi phí cùng thời điểm hợp đồng dịch vụ pháp lý được ký kết hoặc thanh toán chia làm nhiều đợt phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc được giao theo tiến độ.
Ví dụ: Phí dịch vụ và thanh toán: Phí dịch vụ thực hiện các công việc nêu tại Điều 1 của hợp đồng này sẽ là... (sau đây gọi tắt là “phí dịch vụ”). Lưu ý: Phí dịch vụ trên chưa bao gồm: thuế VAT(10%) dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại với số lượng lớn hơn 20 trang, chi phí sinh hoạt, đi lại cho luật sư ngoài địa bàn thành phố,... phí và lệ phí khác theo quy định của pháp luật
Phí dịch vụ trên cũng chưa bao gồm việc lập báo cáo đánh động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường (nếu có) hoặc bất kỳ giấy phép, giấy chứng nhận nào không được miêu tả rõ ràng trong bản Đề xuất dịch vụ này.
6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Các cách tính thù lao và chi phí dịch vụ cho luật sư được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Các cách tính thù lao và chi phí dịch vụ cho luật sư có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest. org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm