Các Chức danh trong Công ty Luật

"Ai từ bỏ tự do để đổi lấy an toàn là người không xứng đáng được tự do và cũng không xứng đáng được an toàn".

Benjamin Franklin, Chính trị gia

Các Chức danh trong Công ty Luật

Tìm hiểu về Chức danh (Title) trong Công ty Luật (Law Firm), cần tìm hiểu về cấu trúc và thứ bậc của các Công ty Luật hơn là chỉ nhìn vào tên trong các chức danh này. Nghề Luật sư đã phát triển từ cơ cấu Đối tác (Parner)/Công ty liên kết (Associate Firm) truyền thống sang cơ cấu Doanh nghiệp kinh doanh (Business Enterprises) - tương tự một Tập đoàn đa cấp (Multi-Tiered Corporation). 

Các Công ty Luật hiện đại thường có nhiều cấp độ vị trí với các chức danh, nhiệm vụ và mức lương khác nhau. Những người này bao gồm những cá nhân không phải là Luật sư thực hiện các chức năng: Quản lý, Hành chính, Kế toán, Trợ lý Luật sư và Thư ký Luật (nhân viên hỗ trợ).

Trong một Công ty Luật có thể có: Đối tác góp vốn (Equity Partner), Đối tác không góp vốn (Non-Equity Partner); Nhiều cấp Luật sư không phải Đối tác, như: Luật sư đặc biệt  (Special Counsel), Luật sư (Counsel), Cộng sự nghề nghiệp (Career Associate).

Liên hệ

Các Chức danh trong Công ty Luật và vai trò của Luật sư trong Công ty Luật thay đổi tùy theo quy mô và mức độ phức tạp và được xác định bởi Chủ sở hữu và Người quản lý của từng Công ty Luật.

1- Đối tác quản lý hoặc Cổ đông quản lý: 

Đối tác quản lý (Managing Partner) hoặc Cổ đông quản lý (Managing Shareholder): đứng đầu hệ thống phân cấp của Công ty Luật. Họ là Luật sư cấp cao của Công ty Luật, có nhiệm vụ quản lý các hoạt động hàng ngày của công ty. Đối tác quản lý hoặc Cổ đông quản lý thường đứng đầu một Ủy ban điều hành bao gồm các Đối tác cấp cao khác. Họ cũng đóng vai trò chính trong việc xác định và hướng dẫn Tầm nhìn và Mục đích của Công ty Luật. Những người quản lý này thường không Hành nghề Luật sư toàn thời gian. Đối tác quản lý hoặc Cổ đông quản lý thường là những người duy nhất có quyền sở hữu trong công ty. Các Luật sư với chức danh “quan chức” (Qfficer) hoặc “Giám đốc” (Director) thường không có bất kỳ quyền hạn tương tự nào để kiểm soát hoạt động kinh doanh của Công ty Luật.

2- Đối tác hoặc Cổ đông:

Các Đối tác (Partners) hoặc Cổ đông (Shareholders) của Công ty Luật là những luật sư cùng sở hữu và điều hành công ty. Tổ chức kinh doanh mà một Công ty Luật lựa chọn khác nhau. Doanh nghiệp tư nhân (Văn phòng Luật sư) là các Hãng Luật (Law Firm) chỉ có một Luật sư. Công ty Hợp danh chung, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (LLC), Hiệp hội nghề nghiệp và Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn (LLP) là những loại hình phổ biến nhất.

Nhiều Công ty Luật sử dụng cấu trúc đối tác hai (02) tầng dựa trên vốn chủ sở hữu và cổ phần không phải vốn chủ sở hữu. Các Đối tác góp vốn có cổ phần sở hữu trong công ty và chia sẻ lợi nhuận trong khi các Đối tác không góp vốn thường được trả một mức lương cố định hàng năm. Tùy thuộc vào Công ty Luật, các Đối tác không góp vốn hoặc Cổ đông không góp vốn có thể được trao một số quyền biểu quyết hạn chế nhất định. Các Đối tác không sở hữu cổ phần có thể được nâng lên thành Đối tác không góp vốn (trạng thái sở hữu đầy đủ) trong một vài năm nếu họ góp vốn, mua một phần Công ty Luật.

3- Các Cộng sự:

Các Cộng sự (Associates): thường là những luật sư trẻ có tiềm năng (và hy vọng) trở thành đối tác. Các công ty lớn chia cộng sự thành cộng sự cấp dưới và cấp cao, tùy thuộc vào thành tích và mức độ kinh nghiệm.

Thông thường, các Luật sư làm việc với tư cách là Cộng sự từ 06 đến 09 năm trước khi thăng cấp thành Đối tác hoặc “Làm Đối tác” (Making Partner). Sự kiện này phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm khả năng pháp lý của Cộng sự, cơ sở khách hàng, tiềm năng kiếm tiền và sự ủng hộ với các Đối tác khác trong Công ty Luật.

4- Luật sư cố vấn:

Những Luật sư cố vấn (Of Counsel Attorneys) không phải là Nhân viên của Công ty Luật, mà họ làm việc với tư cách là Cộng sự độc lập, thường được thuê để nâng cao chuyên môn và hệ thống khách hàng của Công ty Luật. Những Luật sư này thường là những Luật sư cao cấp có nhiều kinh nghiệm, có uy tín cao, có cơ sở khách hàng riêng, Những Luật sư cố vấn cũng có thể đã nghỉ hưu một phần, thậm chí có thể đã nghỉ việc tại cùng một Công ty Luật. Hầu hết các Luật sư cố vấn làm việc bán thời gian, quản lý các hợp đồng của riêng họ và giám sát các Luật sư và nhân viên khác.

5- Cộng tác viên mùa hè hoặc thực tập sinh:

Cộng tác viên mùa hè (Summer Associates), còn được gọi là Thư ký mùa hè (Summer Clerks) hoặc Thư ký Luật (Law Clerks), là những Sinh viên Luật thực tập tại một Công ty Luật trong những tháng hè khi trường học nghỉ học. Kỳ thực tập mùa hè có thể không được trả lương mặc dù nhiều công ty có các chương trình mùa hè cung cấp cơ chế tuyển dụng các luật sư trẻ đầy triển vọng. Một cộng tác viên mùa hè thành công có thể nhận được lời mời làm việc lâu dài sau khi tốt nghiệp.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ CDTA College of Law và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Các Chức danh trong Công ty Luật

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.91233 sec| 1083.617 kb