Kỹ năng giao tiếp trong nghề luật - lưu ý khi thực hiện giao tiếp

"Nếu bạn nói với một người bằng ngôn ngữ mà anh ta hiểu, điều bạn nói sẽ đi được vào đầu đối phương. Nếu bạn nói với người đó bằng ngôn ngữ của anh ta, điều bạn nói sẽ đi tới con tim".

Nelson Mandela,  1918 - 2013, Tổng thống đầu tiên của Nam Phi độc lập

Kỹ năng giao tiếp trong nghề luật - lưu ý khi thực hiện giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp trong Nghề Luật là tập hợp các quy tắc về cách ứng xử, đối đáp, được rút ra từ những kinh nghiệm thực tiễn của Người hành nghề Luật, nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc.

Kỹ năng giao tiếp trong Nghề Luật có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ giữa những Người hành nghề luật, giúp họ xử lý và giải quyết công việc tốt hơn, mang lại lợi ích thiết thực trong quá trình hành nghề. 

Người hành nghề luật để giao tiếp thành công, cần xác định đúng đối tượng giao tiếp, chuẩn bị chu đáo, vận dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng nói, kỹ năng lắng nghe và có thái độ giao tiếp phù hợp.

Liên hệ

Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư và Người hành nghề Luật khác phải thực hiện thuần thục kỹ năng giao tiếp. Bởi lẽ, kỹ năng này rất quan trọng trong việc phát triển các mối quan hệ, nâng cao trình độ chuyên môn và hỗ trợ cho công việc. Trên thực tế, kỹ năng giao tiếp không chỉ làm cầu nối gắn kết mối quan hệ giữa mọi người mà còn là chìa khóa dẫn đến thành công trong mọi lĩnh vực. Người hành nghề Luật cần thực hiện được các bước cơ bản khi giao tiếp sau:

BƯỚC I - HIỂU RÕ NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN TRONG GIAO TIẾP

[1] Can đảm nói ra những gì mình suy nghĩ

Hãy tự tin rằng, bạn có thể có đóng góp đáng kể trong buổi giao tiếp. Hãy dành một phần thời gian trong ngày để nhận thức những dòng suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Như vậy, bạn có thể truyền đạt đầy đủ điều bạn muốn truyền tải cho người khác. Có những người do dự khi nói chuyện vì bản thân họ sợ người khác cho rằng câu chuyện của mình không đáng nghe. Bạn cần hiểu rằng, đôi khi một câu chuyện không quan trọng đối với người này nhưng lại rất quan trọng và ý nghĩa đối với người khác.

[2] Luyện tập

Yếu tố luyện tập cũng góp phần củng cố khả năng giao tiếp, có thể bắt đầu từ quá trình tương tác gần gũi với mối quan hệ thân cận trong gia đình, nhóm bạn bè, đối tượng thân thích sau đó mở rộng ra là những người lạ, mới quen biết. Đó cũng là cơ hội trao đổi, học hỏi từ người khác.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

BƯỚC 2 - TẠO SỰ LÔI CUỐN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỐI DIỆN

[1] Giao tiếp bằng mắt

Dù đang nói chuyện hay lắng nghe, hãy nhìn vào mắt của đối phương. Điều này sẽ giúp bạn tương tác thành công hơn. Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự quan tâm của bạn và khuyến khích đối phương cởi mở trao đổi cùng nhau.

Một kỹ thuật để hồ trợ kỹ năng giao tiếp bằng mắt là ý thức nhìn vào một bên măt của người nghe, sau đó chuyển sang mắt bên kia. Một thủ thuật khác là tưởng tượng ra một chữ “T” trên gương mặt của người nghe, với thanh ngang là một đường tưởng tượng trên lông mày và đường thẳng đứng đi xuống trung tâm của mũi. Hãy giữ mắt của bạn quét trong vòng khu vực chữ “T” đó.

[2] Sắc thái biểu cảm kết hợp hành động, cử chỉ

Sắc thái biểu cảm trên gương mặt sẽ bộc lộ rõ nét sự hứng thú hay chán nản với câu chuyện đang được đề cập. Đồng thời, các hành động, cử chỉ của tay cũng thể hiện được mong muốn đối phương lắng nghe và thấu hiểu được điều mà bạn đang truyền tải. Tùy thuộc vào tính chất cuộc nói chuyện mà có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.

[3] Tránh rơi vào trường hợp gửi đến những thông điệp trái chiều

Hãy thống nhất từ ngữ, cử chỉ, biểu hiện nét mặt và tông giọng phù hợp với hoàn cảnh và thông điệp muốn truyền tải như hoàn cảnh ấm cúng, thân mật hay nghiêm trang, lịch sự như thế nào, thông điệp phê bình, lên án hay tuyên dương, tán thưởng sẽ ra sao? Cười tươi trong khi đang chỉ trích hay xử lý kỷ luật đối với ai đó sẽ cho thấy một thông điệp lẫn lộn và do đó sẽ không đạt được hiệu quả. Nếu bạn phải truyền tải một thông điệp tiêu cực, hãy giữ cho lời nói, nét mặt, tông giọng của bạn phù hợp với thông điệp nghiêm túc đó.

[4] Nhận thức những gì cơ thể bạn đang biểu hiện

Ngôn ngữ cơ thể có thể nói lên nhiều điều hơn cả tò ngữ. Tư thế mở với cánh tay thả lỏng dọc cơ thể cho thấy bạn có thể dễ dàng tiếp nhận và sẵn lòng lắng nghe những gì mọi người xung quanh muốn nói. Mặt khác, động tác khoanh tay và khom vai lại cho thây sự thờ ơ đối với cuộc trò chuyện hoặc biểu hiện sự không sẵn sàng khi giao tiếp. Thông thường, một cuộc hội thoại có thể bị ngừng ngay cả trước khi nó bắt đầu chỉ vì một vài cử chỉ vô ý gây mất cảm tình từ người đối diện. Cử chỉ, biểu hiện, tư thế phù hợp có thể khiến các cuộc đối thoại khó khăn trở nên dễ dàng hơn.

Người hành Nghề Luật cần sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp, đúng lúc. Để làm được điều đó, chúng ta cần nhìn thắng người nói để hiểu được những “tín hiệu không lời”. Nhìn người nói giúp họ biết rằng chúng ta đang thật sự lắng nghe và vì thế mà truyền đạt tốt hơn. Chúng ta cũng cần đáp lại người nói bằng cách gật đầu, hướng người về phía trước hay mỉm cười. Những dấu hiệu này cho thấy sự lắng nghe một cách chăm chú. vẻ mặt chú ý lắng nghe nhằm chứng tỏ người nghe không xao nhãng hoặc thờ ơ với vấn đề. 

Trong quá trình giao tiếp, chúng ta không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách, báo. Đối khi, chúng ta cũng cần thay đổi cử chỉ, thay vì nhìn lơ đãng thì hãy chú ý vào người nói thể hiện sự mong muốn lắng nghe, gật đầu hòa nhịp cùng người nói và vẻ mặt thể hiện sự hào hứng khi lắng nghe.

Ví dụ: Trong quá trình giao tiếp với khách hàng, phong thái, cử chỉ, thái độ của Luật sư rất quan trọng. Luật sư phải thể hiện được sự nghiêm túc, lịch sự, đúng mực khi giao tiếp với khách hàng.

[5] Biểu lộ thái độ mang tính xây dựng và niềm tin

Thái độ và biểu hiện của bạn sẽ góp phần tăng hiệu quả giao tiếp. Trò chuyện cởi mở và chân thành sẽ tạo được thiện cảm với đối phương, tùy vào đối tượng mà có những cách giao tiếp khác nhau: cấp trên - cấp dưới, đồng nghiệp, bạn bè, người bị buộc tội, bị hại, khách hàng khác... mà có sự điều chỉnh phù hợp. Người hành nghề luật cũng cần biểu lộ sự chia sẻ, thông cảm, tôn trọng, tin cậy lẫn nhau trong quá trình giao tiếp với các đối tượng giao tiếp cụ thể.

- Giao tiếp của Kiểm sát viên

Trong giao tiếp, Kiểm sát viên không nên dùng những lời nói hoặc biện pháp mang tính “ép buộc” để băt buộc hoặc phủ nhận kết quả điều tra theo kiểu: “quyền tôi, tôi làm, quyền anh, anh làm”.

Khi phát hiện những vi phạm pháp luật của Điều tra viên, trước hết Kiểm sát viên có ý kiến trao đổi, yêu cầu khắc phục kịp thời. Nếu Điều tra viên không khắc phục, Kiểm sát viên báo cáo với Lãnh đạo Viện kiểm sát yêu cầu Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có biện pháp xử lý, không được có những lời mang tính chỉ trích, xúc phạm đến Điều tra viên. Kiểm sát viên phải có thái độ lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. 

Khi xét hỏi, tranh luận, đối đáp, phát biểu ý kiến, Kiểm sát viên phải dõng dạc, từ tốn, không được cáu gắt, nóng giận, xúc phạm người khác. Khi có yêu cầu, đề nghị, kiến nghị tại phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên phải xin phép chủ tọa phiên tòa, phiên họp trước khi phát biểu. Kiến nghị đối với vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng tại phiên tòa, phiên họp phải chính xác, góp ý trên tinh thần xây dựng để khắc phục. 

Nếu Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp không chấp nhận yêu cầu, đề nghị, kiến nghị thì Kiểm sát viên vẫn phải tiếp tục tham gia phiên tòa, phiên họp, không được bỏ về hoặc có thái độ tức giận, bất hợp tác. 

Trường hợp phát sinh tình huống bất ngờ tại phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên phải bình tĩnh, chủ động, linh hoạt giải quyết hoặc phối hợp với Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán để giải quyết.

Đối với người tham gia tố tụng, trong quá trình làm việc, Kiểm sát viên không được dùng lời nói đe dọa khống chế hoặc xúc phạm danh dự nhân phẩm cùa người khác, tuyệt đối không dùng các thủ đoạn, các biện pháp trái pháp luật như dụ cung, bức cung, mớm cung, dùng nhục hình để lấy cung (kể cả nhục hình “biến tướng”), hoặc dùng lời lẽ ngụy biện để dồn ép họ khai báo. 

Ngôn ngữ sử dụng khi giao tiếp tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi mà Kiểm sát viên có thể xưng tôi và gọi họ là bị can, ông, bà, anh, chị. Khi người bị tạm giữ, bị can kêu oan hoặc tố cáo Điều tra viên, cán bộ quản lý nhà tạm giữ, cán bộ quán lý trại tạm giam có những hành vi trái pháp luật, Kiềm sát viên không được có biểu hiện, thái độ coi thường, bỏ qua ý kiến của họ mà phải chú ý lắng nghe và ghi chép cẩn thận để báo cáo với Lãnh đạo và có biện pháp thẩm tra, xác minh làm rõ sự thật. 

Để đảm bảo tính văn hóa tại phiên tòa, Kiểm sát viên được phân công không chỉ là người nắm vững và chấp hành đúng các quy định của pháp luật, có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm nghiệp vụ mà còn phải luôn hành xử một cách công bằng, dân chủ, văn minh và tôn trọng các đối tượng giao tiếp tại phiên tòa. Để thuận lợi trong giao tiếp, Kiểm sát viên cần phải xác định các đối tượng giao tiểp tại Tòa, tìm hiểu đặc điểm tâm lý, tinh thần, thái độ, trình độ năng lực, quan điểm của từng đối tượng, đặc biệt là Luật sư và bị cáo, đặt vị trí của mình vào đối tượng giao tiếp để tạo ra thế chủ động ngay từ khi phiên tòa bắt đầu diễn ra.

[6] Phát huy kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Bên cạnh kỹ năng nói, kỹ năng lắng nghe người khác nói cùng nên được trau dồi, qua đó thể hiện sự thông cảm, sẻ chia trước những vấn đề người khác đề cập, tạo được niềm tin, độ tin cậy từ phía người đối diện, dẫn đến quá trình tương tác đạt hiệu quả cao hơn.

- Giao tiếp của Luật sư

Trong quá trình giao tiếp, trao đổi với cơ quan tiến hành tố tụng, Luật sư phải chú ý lắng nghe, quan sát thái độ, cử chỉ của người tiến hành tố tụng để đưa ra phương án giao tiếp, trao đổi phù hợp. Luật sư cũng cần lưu ý về thái độ và cách đưa ra đề xuất của mình, tránh thể hiện sự kích động, chỉ trích, phê phán... mà cần cho họ thấy thái độ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng của Luật sư đối với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Trong giai đoạn điều tra, một số Luật sư gặp không ít khó khăn từ phía các Cơ quan điều tra. Có Luật sư cho rằng, họ chỉ được vào lấy lời khai bị can cùng Điều tra viên khi Điều tra viên cần Luật sư giải thích, tác động để bị can hiểu hành vi phạm tội... Thậm chí có trường hợp, sự tham gia của Luật sư gặp một số khó khăn không cần thiết. Bởi vậy, các Luật sư đã có những cách ứng xử khác nhau. 

Có Luật sư bình tĩnh, làm theo yêu cầu của Cơ quan điều tra để tránh những phiền hà, mâu thuẫn không đáng có nhưng cũng có Luật sư không giữ được bình tĩnh đã to tiếng và Đối co lại với Điều tra viên, gây nên không khí căng thẳng giữa Điều tra viên và Luật sư. Vậy giao tiếp của Luật sư như thế nào là phù hợp? 

Về cơ bản, đối với những ý kiến phản đối, không có thiện chí từ những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cách giao tiếp hiệu quả là không nên đáp lại bằng những ngôn từ thể hiện sự khó chịu, không hài lòng. Khi bị đẩy vào tình huống bất lợi đòi hỏi Luật sư phải giữ bình tĩnh và có kỹ năng ứng xử trong giao tiếp, suy nghĩ ngay đến những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra. 

Trên thực tế, Đối khi Luật sư có thể gặp những yêu cầu, đòi hỏi vô lý, không đúng quy định của pháp luật. Trước những tình huống đó, Luật sư không nên bác bỏ thẳng thừng mà hãy khéo léo chỉ ra sự vô lý trong yêu cầu, dẫn đến điều không thể thực hiện được, cũng có thể cảnh tỉnh bằng việc chỉ thị ra những điều bất lợi, sự nguy hiểm nếu người đó vẫn giữ nguyên ý kiến. Luật sư cần chú ý ngôn ngữ khi sử dụng trong giao tiếp, ứng xử, không nên gay gắt nhưng cần tỏ ra cương quyết.

Tại phiên tòa, để quan hệ giao tiếp của Luật sư với các bên chuẩn mực, Luật sư nên lắng nghe, thẳng thắn xin lỗi, nhìn nhận nếu có sai sót và đấu tranh đúng mực để bảo vệ quan điểm với thái độ khiêm tốn, bình tĩnh sẽ làm cho không khí tranh luận bớt căng thẳng, giữ được văn hóa pháp đình. Nếu thể hiện quan điểm không đồng tình, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Luật sư nên tiếp thu ý kiến của người tiến hành tố tụng, Luật sư khác, biểu thị thái độ đồng cảm ở mức độ nào đó để có thể làm giảm được sự cứng nhắc của đối phương, khiến họ bằng lòng nghe ý kiến của mình. Luật sư phải nắm vững nguyên tắc, không được tỏ thái độ của mình ngang bằng với đối phương, hãy dùng lời để chuyển hướng, thay đổi cách nhìn nhận của đối phương, làm họ bằng lòng tiếp thu ý kiến của Luật sư.

Ví dụ: Giao tiếp không chuẩn mực của Luật sư với khách hàng. Trong quá trình giao tiếp, Luật sư thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ ám chỉ đế khách hàng biết về moi quan hệ cá nhân của mình với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, công chức có thẩm quyền khác... hoặc áp dụng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh nhằm mục đích giành giật khách hàng, như: so sánh năng lực nghề nghiệp của mình hoặc tổ chức hành nghề của mình vói các Luật sư khác, tổ chức hành nghề khác; xúi giục khách hàng từ chổi đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình. Những biểu hiện trên thể hiện cách giao tiếp không chuẩn mực của Luật sư với khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư trong vụ, việc ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest

BƯỚC III - SỬ DỤNG TỪ NGỮ MỀM DẺO VÀ LINH HOẠT

[1] Nói rõ ràng

Cách nói lí nhí sẽ thể hiện bạn là người nhút nhát, thiếu tự tin, thay vào đó cân phát âm to - rõ ràng, tùy vào cuộc nói chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào mà điều chỉnh âm lượng cho tương xứng. Nếu mọi người luôn yêu cầu bạn lặp lại, hãy cố gắng thể hiện bản thân bằng cách khác tốt hơn.

Ví dụ: Khi trao đổi với khách hàng, Luật sư cần khéo léo, tế nhị để khách hàng có thể trình bày được những vẩn đề quan trọng liên quan đến vụ án. Luật sư cần biết đặt câu hỏi để khách hàng trình bày một cách mạch lạc và rõ ràng, như: Sự việc đó xảy ra vào thời gian nào? Diễn biến ra sao? Có ai biết không? Nguyên nhân nào dẫn đến sự việc đó?

Khi khách hàng trình bày, Luật sư phải chú ỷ lẳng nghe, ghi chép lại những nội dung cần thiết đế nẩm bắt một cách sơ bộ nhất, khái quát nhất những thông tin từ khách hàng hoặc người thân của họ cung cấp. Luật sư cần lưu ỷ rằng, thông tin từ chính khách hàng đảm bảo độ chỉnh xác cao hơn vì họ là người trực tiếp liên quan đến vụ việc phạm tội, thông tin từ người thân của họ có thể có độ chính xác thấp hơn vì họ cũng chỉ được nghe kể lại mà không tận mắt chứng kiến sự việc. 

Trong quá trình trao đổi, nếu thấy còn nhiều điểm mâu thuẫn, khó hiểu hoặc chưa rõ, Luật sư cân linh hoạt hỏi bằng những cụm từ phù họp để làm rõ thểm vấn đề. Khách hàng có tâm lý chung là vẫn chưa hoàn toàn đặt hết niềm tin vào Luật sư, do đó, họ còn giấu diếm, bản thân họ còn dao động, hoang mang không biêt phải làm gì, đặc biệt nếu khách hàng là bị hại trong những vụ án trộm căp tài sản tại nhà nghi hoặc bị đe dọa tung "ảnh nóng" tống tiền trong những vụ án cưỡng đoạt tài sản... Luật sư cần động viên, an ủi và cho họ thấy mình là cho dựa an toàn về góc độ pháp lý để họ tin tưởng mà trình bày hét sụ việc. Chỉ khi sự việc được phản ánh đầy đủ thì Luật sư mới có định hướng đúng và tư vấn chính xác.

[2] Sử dụng những từ thích hợp

Người khác sẽ đánh giá khả năng của bạn thông qua vốn từ vựng mà bạn dùng. Nếu bạn không chắc chắn về ý nghĩa của một từ, không nên sử dụng nó. Bạn nên tiếp tục trau dồi vốn từ vựng bằng công cụ từ điển, bắt đầu một thói quen hàng ngày là học một từ mới mỗi ngày và thỉnh thoảng sử dụng nó trong các cuộc trò chuyện của bạn với mọi người xung quanh khi cần thiết.

Ví dụ: Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Thẩm phán có thể có những giao tiếp với người tiến hành tổ tụng hoặc người tham gia tố tụng khác. Những giao tiếp này theo quy định của pháp luật có thế là mối quan hệ trao đối, giải quyết các vướng mắc khỉ giải quyết vụ án; giao tiếp đê tỉêp nhận các tài liệu, chứng cứ do người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cung cấp cho Tòa án hoặc giao tiếp khi Thấm phản quyết định xác minh, thu thập, bô sung chứng cứ theo Điều 252 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. 

Dù là giao tiếp, ứng xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hay theo các quy chế phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng (thường có ở các địa phương) thì mục đích cuối cùng cũng nhằm giải quyết, xét xử vụ án đúng pháp luật. Thấm phản cũng như những người tiến hành tố tụng khác vân phải tuân thủ quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Việc giao tiếp, ứng xử của Thấm phán trong các mối quan hệ nêu trên đêu cần tính chuấn mực, trên CO' sớ quy định pháp luật, đồng thời cần có phương pháp, lòi lẽ trao đổi phù hợp với từng người, mục tiêu là đảm bảo đủng quy định pháp luật khi giải quyết vụ án nhưng tránh việc trao đổi "cứng nhắc”pháp luật đơn thuần.

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử của Luật sư tại phiên tòa được thể hiện ở việc Luật sư không suy đoán chủ quan mang tính chất kích động, quy chụp, kết tội người khác hoặc có những lời lẽ gây bất lợi cho khách hàng của mình; không dùng lời lẽ mang tính chất chỉ trích, xúc phạm cá nhân trong quá trình tham gia tố tụng; không lợi dụng tư cách người tham gia tố tụng tại phiên tòa theo quy định của pháp luật để phát biểu những lời lẽ gây phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội, đoàn kết dân tộc hoặc chỉ trích, xúc phạm cá nhân.

Vi dụ: Khi tham gia tranh luận về một số nội dung vụ án liên quan đến kinh doanh, thương mại, có Luật sư phát biểu như sau: Tôi sẽ kiến nghị với Viện kiểm sát lần sau phải cử những người am hiểu về kinh doanh, thương mại, về ngân hàng. Việc cử những người không có kiến thức về kinh doanh, thương mại tham gia phiên tòa như hôm nay làm khó cho Hội đông xét xử và khiến việc tranh luận của Luật sư như “nước đố lá khoai”. Đây là hành vỉ ứng xử không chuẩn mực của Luật sư, xúc phạm đến Kiếm sát viên.

[3] Điều chỉnh tốc độ nói

Mọi người sẽ cảm nhận rằng bạn đang lo lắng và không biết chắc mình có nói nhanh hay không. Tuy nhiên, hãy cẩn thận để không nói chậm đến mức mà người nghe phải bắt đầu kết thúc câu của bạn chỉ để giúp bạn hoàn thành câu nói.

Khi giao tiếp, ứng xử với khách hàng, Luật sư cần nhận thức rõ cách mà Luật sư nói cũng quan trọng không kém gì điều Luật sư nói. Bởi vậy, Luật sư nên truyền đạt thông tin bằng cách nói mạnh mẽ (mạnh mẽ mà không ồn ào), biết tạm dừng đúng lúc để nhấn mạnh điểm quan trọng hoặc “hạ nhiệt” cho bản thân, thay đổi giọng nói, giảm tốc độ nói cho phù hợp với thông điệp muốn truyền tải, giao tiếp bằng mắt một cách thích hợp, cẩn thận trong việc sử dụng câu từ, sử dụng mức độ trang trọng, phù hợp với hoàn cảnh tiếp xúc.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về thừa kế của Công ty Luật TNHH Everest

BƯỚC IV - BIẾN GIỌNG NÓI THÀNH SỨC MẠNH TRONG GIAO TIẾP

[1] Rèn luyện giọng nói

Tông giọng cao không được xem là lợi thế khi nói chuyện. Trên thực tế, giọng nói quá cao và mỏng có thể khiến bạn bị những người khác cho là không nghiêm túc. Hãy bắt đầu tập luyện để hạ thấp độ cao giọng nói của bạn, như: Tập hát những bài hát yêu thích ở quãng tám sẽ giúp tạo ra âm thanh dễ chịu, hãy thực hành và sau một khoảng thời gian, giọng nói của bạn sẽ bắt đầu trầm hom và tiến bộ rõ rệt.

[2] Khiến giọng của bạn trở nên sinh động

Cần có điểm “nhấn nhá” vào chủ đề trọng tâm hoặc ý mà bạn muốn nhấn mạnh, tránh “gây mê/gây buồn ngủ” cho người nghe, như những người dẫn chương trình của đài phát thanh là những ví dụ tốt cho việc kiểm soát tông giọng.

[3] Điều chỉnh âm lượng phù hợp

Sử dụng âm lượng thích hợp cho mỗi lần trò chuyện. Nói chuyện nhẹ nhàng khi các bạn ngồi gần nhau. Hãy nói lớn hơn khi bạn đang nói chuyện với các nhóm nhiều người hoặc trong các không gian rộng hơn.

Thực hành việc trao đổi công việc với một người bạn, ghi âm đoạn trao đổi, nghe lại và nhận xét về giọng nói của bạn.

Thành thạo kỹ năng giao tiếp sẽ giúp chúng ta kết nối với người khác dễ dàng và hiệu quả hơn. Giao tiếp nên dựa trên nguyên tắc tôn trọng, linh hoạt, khéo léo, qua đó cho phép ta giải quyết những khác biệt, mâu thuẫn, xây dựng lòng tin trong tất cả các mối quan hệ mà bạn đang có.

- Lưu ý đối với Luật sư khi tranh luận

Một là, khi tranh luận, Luật sư nên có thái độ công bằng, không làm tổn thương đến lòng tự ái của người khác. Sự phê phán, bình phẩm người khác không thể quá một giới hạn nhất định, nếu không có thể làm tăng thểm mâu thuẫn vốn có.

Hai là, giọng nói phải mềm mỏng, thật lòng, đáng tin. Trong tranh luận phải tỏ ra tôn trọng nhau, làm cho người cùng tranh luận tin rằng tranh luận thật là có ích.

Ba là, tranh luận phải có mục đích rõ ràng. Tranh luận nên xoay quanh những điều cần giải quyết.

Giao tiếp giữa Luật sư với khách hàng rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định việc khách hàng có tiếp tục nhờ Luật sư hay không. Do đó, khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng, Luật sư cần thiết lập quan hệ giao tiếp với khách hàng qua những việc làm đơn giản như chào hỏi, giới thiệu về Văn phòng Luật sư, cá nhân Luật sư; làm rõ quan hệ giữa khách hàng và người được Luật sư bào chữa, bảo vệ; làm rõ xem trước đó, họ đã nhờ hay Toà án có chỉ định Luật sư nào khác không... Những việc làm này được thực hiện với thái độ biểu lộ sự chia sẻ, thông cảm; biểu lộ sự tôn trọng, tin cậy lẫn nhau; có khoảng cách nhât định đế giữ được những chuẩn mực xã hội... 

Trong mọi trường hợp, Luật sư cần bình tĩnh đưa ra các câu hỏi sắc sảo nhằm khai thác thông tin. Luật sư tránh đặt câu hỏi ghép, câu hỏi đa nghĩa, vì điều này khiến 71 khách hàng có thể không nhớ hết nội dung các câu hỏi và để trả lời sót hoặc họ không hiểu nội dung câu hỏi.

Tóm lại, giao tiếp tốt là điều kiện tất yếu dẫn đến thành công, vì vậy cần phải giao tiếp hiệu quả và khéo léo. Dù bạn sử dụng công cụ giao tiếp nào như gặp mặt trực tiếp, qua thư viết, thư điện tử, qua điện thoại, qua trò chuyện trực tuyến, qua tương tác trong các trò chơi... mối phương thức giao tiếp đều có hai mặt, tùy vào điều kiện của bạn mà chọn cách giao tiếp phù hợp và hiệu quả.

Giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp hoàn thiện cá nhân mà còn tốt cho xã hội, cho công việc của cá nhân, tổ chức của bạn. Giao tiếp tốt làm cho mối quan hệ của bạn ngày càng bền vững và luôn mở rộng, đồng nghiệp yêu mến, thăng tiến trong công việc, khéo léo và ứng xử thông minh trước những cám dỗ cuộc sống bên ngoài xã hội. Kỹ năng giao tiếp tốt có thể tự rèn luyện dần trong những trải nghiệm cuộc sống.

- Một số lưu ý khi Luật sư giao tiếp với Hội đồng xét xử

Thứ nhất, Luật sư nên đứng dậy khi tham gia phần xét hỏi, cần xin phép Hội đồng xét xử trước khi đặt câu hỏi với những người mà mình cần hỏi. Việc Luật sư xin phép Hội đồng xét xử trước khi đặt câu hỏi với bị cáo, bị hại, người làm chứng... là việc nhỏ và rất đơn giản. Tuy nhiên, hiệu quả mà nó mang lại rất lớn, bởi Hội đồng xét xử sẽ có cảm giác là họ được tôn trọng. 

Việc Luật sư đứng dậy khi tham gia xét hỏi hoặc trình bày nên được thực hiện như một kỹ năng, bởi trên thực tế có không ít Luật sư ngồi đặt câu hỏi hoặc chủ động gọi bị cáo và người tham gia tố tụng khác để hỏi và đã bị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nhắc nhở. Việc làm của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là có căn cứ, bởi pháp luật quy định chỉ có chủ tọa phiên tòa mới có quyền điều hành phiên tòa, Luật sư có quyền hỏi nhưng điều hành người được hỏi là quyền của chủ tọa phiên tòa. 

Việc Luật sư đứng dậy khi tham gia hỏi hoặc trình bày cho thấy sự tôn trọng pháp luật, tôn trọng Hội đồng xét xử, tôn trọng sự tôn nghiêm của phiên tòa. Khi Luật sư biểu hiện thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, tôn trọng đại diện Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng khác cũng sẽ được mọi người tôn trọng lại.

Thứ hai, tại phiên tòa, hình ảnh, dáng đứng, ngữ điệu, âm lượng, cử chỉ, thái độ của Luật sư khi tham gia hỏi và trình bày thể hiện tính cách nhân văn, văn hóa của Luật sư trong không gian pháp đình. Luật sư hùng biện để thuyết phục Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, bị hại,... không có nghĩa là phải thật lớn tiếng. Ngược lại, Luật sư cũng không nên nói quá nhỏ, việc Luật sư nói quá nhỏ sẽ làm cho Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác không thế nghe rõ, không gây được thiện cảm. Do đó, khi giao tiếp và ứng xử với Hội đồng xét xử, Luật sư cũng nên lưu ý đến hình ảnh, tác phong, thái độ, giọng nói,... của mình để gây được thiện cảm.

Như vậy, tại phiên tòa, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của Luật sư được thể hiện thông qua lời nói, tác phong, thái độ và hành động của Luật sư tại phiên tòa, hướng tới sự hài hòa các yếu tố như: tôn trọng Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát; văn hóa pháp đình; quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng (bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan). Luật sư cần bày tỏ quan điểm, thái độ của mình một cách thẳng thắn, kiên quyết; sử dụng ngôn từ diễn đạt vào thẳng nội dung chính của vấn đề để biểu hiện ý chí và lòng tin ở bản thân. Đối với những nội dung then chôt không nên tỏ ra quá cân nhắc, đắn đo làm cho người nghe cảm thấy thiếu tin tưởng, do dự.

Ví dụ: Liên quan đến việc Tòa án nhân dân tinh A thu hồi Giấy chứng nhận người bào chữa của Luật sư Lôi Thị D trong vụ án Võ Văn X, Vò Vần s và từ chối cấp Giấy chứng nhận người bào chữa trong vụ án Phạm Văn c. Theo Luật sư Lôi Thị D (Đoàn Luật sư tỉnh B), khi tham gia tố tụng tại phiên toà phúc thẩm vụ án “cổ ý gây thương tích ” được xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh A, Thẩm phản chủ toạ phiên toà đã có những hành vi thiếu sự tôn trọng đối với Luật sư, không cho Luật sư hỏi hoặc công bố lời khai Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi Luật sư yêu cầu, nói chuyện, thể hiện sự thiêu tôn trọng khi Luật sư đang bào chữa, khi Luật sư bày tỏ thái độ thì lớn tiếng đuổi Luật sư ra khỏi phòng xử... về phần mình, đại diện Tòa án nhân dân tỉnh A cho rằng trong phiên tòa nói trên, Luật sư D lặp đi, lặp lại nhiều lần nội dung bào chữa và có nhiều lời lẽ ngoài nội dung vụ án. 

Thậm chí, Luật sư có nhiều lời nói cho rằng Toà án cap sơ thấm áp dụng điều luật là không đúng, có lời lẽ xúc phạm Tòa ản. Khi được chủ toạ phiên toà nhắc nhở, yêu cầu trình bày lời bào chữa đi vào trọng tăm vụ án, thì Luật sư có nhiều lời lẽ thiếu tôn trọng và xúc phạm nghiêm trọng Hội đồng xét xử. Sau khi trao đối, xét thấy Luật sư D vi phạm nội quy, trật tự phiên toà nên Hội đồng xét xử đã áp dụng biện pháp buộc Luật sư rời khỏi phòng xét xử.

Từ sự việc này cho thấy, việc xử sự có văn hóa nghề nghiệp trong quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa các chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng trong các giai đoạn tố tụng hình sự, đảm bảo các chuẩn mực văn hóa tranh tụng tại phiên tòa là quan trọng. Cho dù với bất cứ nguyên nhân hoặc áp lực như thế nào, thiết nghĩ, hành vi của Luật sư phải có sự tôn trọng, không nên để trạng thái tâm lý bức xúc của cá nhân lấn át những chuẩn mực trong ứng xử với các chủ thể tiến hành tố tụng.

Ví dụ: Trong vụ án Phan Thị Yến  bị đưa ra truy tố và xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ”, khi Luật sư bào chữa cho bị cáo thì bị chủ tọa phiên toà bắt lỗi liên tục như: “đề nghị Luật sư bào chữa thẳng vào nội dung vụ án, Luật sư trình bày với Tòa sao nói trống không thế”, ‘‘Đây không phải trường luật, không cần Luật sư đọc luật như giảng bài”... Luật sư bức xúc nói lại: ‘‘Chủ tọa không đủ tư cách...". Hậu quả là Luật sư bị mời về chỗ ngồi kèm theo đó là lời cảnh cáo “sẽ có văn bản kiến nghị của Tòa gửi đến Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư”.

Đây là trường hợp xảy ra tình trạng “đôi co”, mâu thuẫn giữa Luật sư và Hội đồng xét xử, các bên thể hiện sự thiếu chuẩn mực trong ứng xử và giao tiếp. Trong các tình huống này, Luật sư cần giữ được thái độ bình tĩnh, tôn trọng Hội đồng xét xử và dựa vào các căn cứ pháp luật để đưa ra quan điểm đúng đắn, dứt khoát. Việc thể hiện kỹ năng giao tiếp, ứng xử một cách lịch sự, tôn trọng, chuẩn mực của Luật sư góp phần tạo nên văn hóa nghề nghiệp nơi pháp đình.

Xem thêm: Dịch vụ Pháp chế doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

- Lưu ý để giao tiếp hiệu quả:

Hiểu rõ quan điểm của chính mình: Hiểu rõ quan điểm của bản thân, biết rõ điều cần nói mới có thể có được một cuộc giao tiếp hiệu quả theo ý muốn.

Hiểu nhau: cần phải nắm bắt được người mà bạn đang giao tiếp, họ thích và không thích điều gì. Bạn không thể lấy lòng người khác khi không biết họ muốn nghe những gì. Một yếu tố vô cùng quan trọng trong kỹ năng giao tiếp thông minh là nói những điều người khác muốn nghe.

Sử dụng tốt giọng điệu và ngữ điệu: Dù là giao tiếp với người lạ hay bạn bè, đối tác... những ngữ điệu của bạn cũng sẽ giúp truyền tải những gì mà bạn muốn nói. Ngữ điệu trong khi giao tiếp cũng sẽ giúp người nghe cảm thấy thoải mái và thú vị hơn khi lắng nghe những gì bạn nói. Ngoài ra, ngữ điệu cũng góp phần thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.

Để ý đến ngôn ngữ cơ thể: Con người có liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải luôn trực tiếp. Thông thường, bạn có thể biết điều người kia đang cố nói thông qua ngôn ngữ cơ thể.

Suy nghĩ gì hãy nói ra là kỹ năng giao tiếp hay: Ở những thời điểm khác, trừ phi bạn là người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác, bạn cũng có thể bỏ qua những thông tin then chốt và khiến tình huống từ xấu thành tồi tệ. Nếu bạn nghĩ có một vấn đề nào đó ảnh hưởng tới mối quan hệ thì nên nói ra.

Đi vào chi tiết hơn: Trong một mối quan hệ, giao tiếp rõ ràng rất cần thiết để tiến hành mọi việc. Mối ràng buộc giữa các bên có thể nhanh chóng trở nên gay gắt, trừ phi bạn chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc nội tâm. Nếu không biết rõ cái gì đang khiến các bên khó chịu thì rất dễ hiểu nhầm, thậm chí là oán giận lẫn nhau.

Đừng bao giờ giữ vấn đề chung nào cho riêng mình, hãy cởi mở, chia sẻ cho dù có thể làm đôi bên căng thẳng một chút. Chỉ đến khi nào vấn đê được giải quyết, bạn mới vui vẻ và thoải mái. Và cũng không có cách nào xử lý trừ phi bạn cho người kia biết đó là vấn đề cần quan tâm. Đây là kỹ năng giao tiếp quan trọng.

Rành mạch, dễ hiểu: Trên sách báo, nói chuyện cởi mở có vẻ là một ý thức chung. Thực tế, nó thường không dễ dàng để thể hiện điều bạn thực sự muốn nói. Tất cả những sự phức tạp, rắc rối có thể được “đá bung” từ một nỗi sợ hãi, phản ứng xấu tới việc chọn sai thời điểm để nói ra. Bất kể trường hợp nào, bạn cũng cần vượt qua mọi trở ngại để đảm bảo các bên giao tiếp đều cùng một điểm xuất phát của vấn đề.

Đừng thao thao bất tuyệt: Bất kể khi bạn đang bàn bạc công việc hay nói chuyện gì đó với những người xung quanh, đừng bao giờ nói thao thao bất tuyệt mà chẳng để cho người khác có cơ hội chen vào. Hãy khuyến khích mọi người cùng đặt câu hỏi và bày tỏ quan điểm của mình. Có như vậy, cuộc nói chuyện của bạn mới thực sự đạt kết quả.

Ánh mắt nói lên tất cả: Nhìn thẳng một cách tự tin vào người mà bạn đang giao tiếp. Điều đó cho thấy bạn là con người ngay thẳng và đáng tin cậy. Cử chỉ này cũng là một biểu hiện tôn trọng người nghe và làm cho họ cảm thấy bạn đánh giá cao sự hiện diện của họ.

Trang phục phù hợp: Cách ăn mặc cũng góp phần quan trọng trong việc giao tiếp của bạn. Hãy đảm bảo là bạn luôn gọn gàng, lịch sự thì mới có thể tự tin đứng trước mặt mọi người trình bày vấn đề của bạn. Đứng thẳng, nói chuyện rõ ràng và tự nhiên cũng là những điểm nên chú ý khi nói chuyện với người khác.

Biết lẳng nghe hiệu quả: Nêu bạn có thể liệt kê những vấn đề trong mối quan hệ đang làm bạn khó chịu thì hãy xé nó ngay lập tức. Hãy làm nó bốc hơi với những yêu cầu và bạn sẽ đây Đối tác vào thế phòng thủ. Đe khởi sự một cuộc nói chuyện tốt, hãy bắt đầu bằng một câu hỏi hay dù là bạn phải bắt đầu với một câu hỏi chung chung về mối quan hệ của các bên và chuẩn bị sẵn sàng đê lăng nghe.

Tôn trọng những điêm khác nhau: Nếu bạn luôn tán đồng mọi thứ thì đó sẽ là một mối quan hệ tẻ nhạt. Sự xung đột về ý kiến là một điều lành mạnh. Nó cho thấy bạn là một cá nhân độc lập, có khả năng hình thành niềm tin của riêng mình cũng như tranh luận về chúng. Mặc dù bạn không đồng ý với ai đó về những vấn đề chính trong quá trình trao đổi thì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ động viên bạn tìm được hướng giải quyết.

Tìm điểm chung của nhau: Thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải quyết vấn đề trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối tác sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện thuận lợi. Linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố cân đê giúp các bên tìm gặp nhau ở điểm giữa của lối đi tìm giải pháp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

Nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm trong Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng giao tiếp trong nghề luật - lưu ý khi thực hiện giao tiếp

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.40371 sec| 1224.125 kb