Các phương tiện tác động giáo dục, cải tạo phạm nhân

26/03/2023
Trong trại cải tạo quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân được thực hiện song song với việc thi hành hình phạt tù. Ở đây, những người bị giáo dục, cải tạo là những người có những thiếu sót tâm lý - xã hội nhất định về quan niệm sống, và về lối sống khi thực hiện hành vi phạm tội. Những thiếu sót này không thể giáo dục, cải tạo trong hệ thống các mối quan hệ xã hội thông thường, mà muốn giáo dục, cải tạo họ phải có sự kiểm tra xã hội khắt khe và thường xuyên hơn trong khi làm việc, nghỉ ngơi và những khi nhàn rỗi.

1- Đặc điểm cơ bản của quá trình giáo dục, cải tạo

Trong trại cải tạo quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân được thực hiện song song với việc thi hành hình phạt tù. Ở đây, những người bị giáo dục, cải tạo là những người có những thiếu sót tâm lý - xã hội nhất định về quan niệm sống, và về lối sống khi thực hiện hành vi phạm tội. Những thiếu sót này không thể giáo dục, cải tạo trong hệ thống các mối quan hệ xã hội thông thường, mà muốn giáo dục, cải tạo họ phải có sự kiểm tra xã hội khắt khe và thường xuyên hơn trong khi làm việc, nghỉ ngơi và những khi nhàn rỗi. Có như vậy mới có thể làm thay đổi được thiếu sót tâm lý - xã hội của phạm nhân, và kiểm tra xã hội phải được thực hiện trong trại. Kiểm tra xã hội khắt khe và thường xuyên hơn đòi hỏi phải đảm bảo loại bỏ những nhu cầu tiêu cực (tạo ra cho họ cấu trúc tích cực), đảm bảo cắt đứt mối quan hệ xã hội có hại (tạo cơ sở để hình thành các mối quan hệ tích cực), đảm bảo loại bỏ những kinh nghiệm, tập quán, thói quen xã hội tiêu cực đã tích lũy được (tạo cơ sở để tiếp thu, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội tích cực). Cán bộ quản giáo phải tạo ra cho phạm nhân nhu cầu mới, cơ sở mới để phát triển hệ thống các mối quan hệ đúng đắn, để tiếp thu, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội tích cực trong thời gian ở trại. Như vậy, cán bộ quản giáo phải thực hiện những hành động nhất định với mục đích chuẩn bị cho phạm nhân thích nghi và hoà nhập với xã hội sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Trong mọi trường hợp, quá trình giáo dục, cải tạo cần phải chuẩn bị cho phạm nhân thích nghi dần với điều kiện của cuộc sống xã hội sắp tới, sau khi chấp hành xong hình phạt tù mà hiện tại họ đang phải cách ly với điều kiện sống đó.

Kết luận về sự sửa chữa lỗi lầm của mỗi phạm nhân chỉ có thể được rút ra sau khi đã kiểm tra việc chuẩn bị cho họ sống và lao động trong những điều kiện của tập thể lao động bình thường. Sau khi phạm nhân chấp hành xong hình phạt tù, cán bộ quản giáo cần phải thực hiện đúng đắn mọi hoạt động với mục đích kết thúc hoạt động giáo dục, cải tạo ở trại. Vì vậy, Ban giám thị trại cần giúp phạm nhân xác định trước nơi làm việc, chỗ ở của họ sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Nhưng toàn bộ công việc này chỉ đạt được kết quả tốt khi sự chuẩn bị thích nghi xã hội với mục đích rõ ràng đã được tiến hành trước trong trại. Để quá trình giáo dục, cải tạo đạt kết quả tốt cần phải biết mọi đặc điểm về điều kiện của trại, phương tiện giáo dục hiện có trong trại. Trong trại phương tiện chủ yếu để giáo dục, cải tạo là chế độ lao động và học tập. Vì vậy cần phải nghiên cứu vai trò của mỗi phương tiện này trong quá trình giáo dục, cải tạo chung.

2- Vai trò của chế độ lao động, học tập trong quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân

Như trên đã chỉ ra rằng học tập, lao động, giao tiếp nhất thiết phải được sử dụng trong quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân, song phải được phối hợp với chế độ, với sự tổ chức hoạt động đặc thù của trại nhằm sửa chữa và cải tạo phạm nhân.

Trong quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân tác động giáo dục được thực hiện cùng với chế độ với sự cân nhắc số lượng nhất định những phạm nhân đặc biệt phải được giáo dục, cải tạo và cân nhắc những yêu cầu bắt buộc đó là phải cách ly họ khỏi xã hội, buộc họ phải lao động, phải tham gia vào những cuộc giao tiếp, phải lĩnh hội những kiến thức, kinh nghiệm để tham gia vào lao động.

 

Ngoài chức năng bảo vệ và giám sát ra, chế độ còn có chức năng tổ chức tối ưu toàn bộ hoạt động, cuộc sống của phạm nhân có chức năng trừng phạt và khuyến khích. Trong hoạt động giáo dục, cải tạo, chế độ đòi hỏi phải đáp ứng những nhiệm vụ sau:

- Chế độ là phương tiện thực hiện kiểm tra xã hội khắt khe đối với phạm nhân trước khi chấp hành xong hình phạt tù, thực hiện hoạt động lao động, hệ thống giao tiếp và học tập, là phương tiện để thực hiện quá trình giáo dục, cải tạo. Chế độ được thực hiện bằng sự giám sát, bằng thời gian biểu, bằng hệ thống hình phạt và khuyến khích. Thiếu hình phạt thì không thể đảm bảo quá trình giáo dục, cải tạo tích cực. Trong khi thực hiện tác động giáo dục đến phạm nhân thường hay gặp phải thái độ tiêu cực của họ đối với tác động này. Vì vậy trong điều kiện của trại, cần phải xác định hệ thống các biện pháp cưỡng chế và hình phạt được thể chế hóa trong chế độ. Khi áp dụng hình phạt phải tuân theo những quy định của pháp luật. Hình phạt phải công bằng, rõ ràng đối với phạm nhân. Còn trong trường hợp ngược lại, sẽ gây ra ở phạm nhân trạng thái hung dữ, căm giận từ đó gây trở ngại, khó khăn cho quá trình giáo dục, cải tạo. Hậu quả của hình phạt trong trường hợp này là phạm nhân tiếp nhận hình phạt như là sự trả thù (biểu lộ qua trạng thái hung dữ) và điều đó dẫn đến chỗ phạm nhân có quan niệm tiêu cực về biện pháp tác động - họ cho rằng biện pháp tác động không nhằm mục đích nào khác ngoài mục đích trừng phạt họ.

Khi xác định hình phạt, cán bộ quản giáo phải luôn luôn cân nhắc trước tác động giáo dục của loại hình phạt đó đến phạm nhân cụ thể cũng như đến cả nhóm. Mục đích giáo dục của hình phạt chỉ đạt được khi hình phạt không làm tiêu tan ý chí của phạm nhân, mà nó tạo điều kiện làm thay đổi khuynh hướng, nguyện vọng của họ. Yêu cầu đặt ra là cưỡng chế, hình phạt phải được thực hiện kết hợp với cả hệ thống khuyến khích. Sử dụng đúng đắn biện pháp khuyến khích sẽ tạo điều kiện củng cố lòng tin của phạm nhân vào sức mạnh của mình, tạo ra cho họ cảm giác thoả mãn, khơi dậy nghị lực cho họ, làm xuất hiện ở họ lòng mong muốn thực hiện những hành vi tích cực. Biện pháp khuyến khích sẽ tích cực hóa quá trình giáo dục, cải tạo.

- Chế độ là phương tiện để sửa chữa những thiếu sót trong cấu trúc nhu cầu của phạm nhân. Nhiều khi cấu trúc nhu cầu của phạm nhân vi phạm rõ ràng các mối quan hệ. Đó là đa số họ thường đòi hỏi vật chất rất cao, đôi khi quá cao so với khả năng thực tế của họ. Đôi khi nhu cầu của phạm nhân, hay phương thức thoả mãn nhu cầu của họ có tính chất vô đạo đức, lệch lạc (đồi bại, hư hỏng, biến chất) nhiều khi gây nguy hiểm cho xã hội. Nhu cầu lệch lạc kết họp với tự kiểm tra sự thoả mãn nhu cầu của mình giảm đi. Trong nhóm phạm nhân đôi khi xuất hiện nhu cầu về ma tuý, họ bao che cho nhau việc thoả mãn nhu cầu đó. Nhu cầu của phạm nhân đến lượt mình lại xác định động cơ hoạt động, và cách xử sự của họ. Do đó, những nhu cầu lệch lạc, biến chất của nhóm phạm nhân dẫn đến động cơ chống đối xã hội của họ, nó biểu hiện trong những mối quan hệ với những phạm nhân khác, với Ban giám thị trại. Từ đó có thể kết luận về phương thức đặc thù tạo ra cấu trúc nhu cầu đúng đắn, phù họp cho phạm nhân đó là họ phải rèn luyện trong hoàn cảnh nhu cầu và khả năng thoả mãn nhu cầu bị hạn chế, nếu không thì họ sẽ không hiểu được ý nghĩa của hình phạt tương xứng với tội phạm họ đã thực hiện. Sự mãn tù đánh dấu kết quả đạt được trong quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân, đó là hạn chế được ở họ một số nhu cầu quen thuộc. Hạn chế về nhu cầu vật chất và tinh thần, đó là nội dung cần thiết của hình phạt: không có sự hạn chế nhu cầu thì không phải là hình phạt. Sự hạn chế nhu cầu phải góp phần phát triển khả năng tự giáo dục của phạm nhân. Song sự thay đổi đột ngột, bất ngờ các thói quen, nhu cầu của phạm nhân có thể không có tác dụng giáo dục, cải tạo họ, mà trái lại co thể lạm mất đi những phẩm chất tích cực nhất định ở họ: phạm nhân có thể trở nên chán chường, bất cần, có thể mất hết niềm tin vào mình, bị tiêu tan ý chí. Chính vì vậy, tùy theo những đặc điểm của phạm nhân cụ thể mà cán bộ quản giáo phải cân nhắc đến mức độ thay đổi nhu cầu của họ sao cho sự thay đổi đó sẽ tạo điều kiện cho quá trình giáo dục, cải tạo họ, và không làm thoái hóa đi nhân cách của họ.

 

Chế độ tạo điều kiện nâng cao ý thức cho phạm nhân về giá trị của nhu cầu, về khả năng làm thoả mãn những nhu cầu cơ bản đã bị hạn chế (hạn chế giao tiếp với người thân trong gia đình, sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách văn minh, hạn chế ăn uống V.V..) và đồng thời tạo điều kiện loại bỏ những nhu cầu, thói quen tiêu cực (bằng cách ngăn cấm họ, bằng cách tạo ra những điều kiện gạt bỏ khả năng làm thoả mãn những nhu cầu, thói quen tiêu cực ở họ, tạo ra hệ thống hình phạt V.V.).

- Chế độ là phương tiện để giáo dục kỷ luật cho phạm nhân. Giáo dục kỷ luật là một bộ phận không thể tách rời quá trình giáo dục chung, đó là điều cần thiết đối với phạm nhân vì đa số phạm nhân khi thực hiện hành vi phạm tội họ không có khả năng kiềm chế bản thân và ghép mình vào kỷ luật. Một trong những cơ sở để loại bỏ những thiếu sót tâm lý xã hội của cá nhân phạm nhân đó là phải giáo dục cho họ ý thức kỷ luật cần thiết, cách xử sự nhất định trong xã hội. Mọi chế độ của trại sẽ dần dần tạo ra cho phạm nhân những tập quán, thói quen tốt, tích cực đối với kỷ luật và tạo ra tập quán, thói quen tự giác tuân theo nó. Do ảnh hưởng của kỷ luật mà những phẩm chất tích cực như phong cách chững chạc, đứng đắn, đàng hoàng của phạm nhân được phát triển và củng cố, tính vô tổ chức, kỷ luật, tính thiếu kiên quyết bị loại bỏ, thói quen tích cực như giờ ngủ, giờ thức dậy, giờ ăn, giờ làm việc v.v. đúng giờ được hình thành. Ngay cả sự thay đổi điệu bộ trong giao tiếp sẽ dẫn đến thay đổi kiểu giao tiếp, thay đổi thái độ của phạm nhân đối với cán bộ quản giáo trong giao tiếp. Thực tiễn cho thấy rằng, nếu phạm nhân bị rối loạn trong điệu bộ tự do, thì trong giao tiếp với cán bộ quản giáo họ cũng dám làm và dám nói thô bỉ, song cũng chính phạm nhân này nếu họ có trong tư thế điềm tĩnh, chững chạc, thì trong giao tiếp họ sẽ nói năng đúng mực,rõ ràng.

Chế độ có thể giáo dục kỷ luật tự giác, tự nguyện cho phạm nhân chỉ khi họ có thái độ tích cực đối với chế độ. Do đó trong hoạt động của mình cán bộ quản giáo buộc phải giải thích ý nghĩa (tầm quan trọng) của chế độ, và phải có thái độ tích cực đối với phạm nhân.

- Chế độ là phương tiện tạo ra khuôn mẫu hành vi mới, nếp sống mới cho phạm nhân. Kỷ luật không chỉ tạo điều kiện giáo dục hành vi, xử sự của phạm nhân mà còn giáo dục động cơ xử sự đúng đắn cho họ trong tất cả các mối quan hệ ở trại. Chế độ tạo điều kiện loại bỏ những thói quen tiêu cực, phá vỡ khuôn mẫu tiêu cực trong phẩm chất nhân cách của phạm nhân. Muốn vậy phải hạn chế nhu cầu, quy định chặt chẽ, rõ ràng về toàn bộ cuộc sống ở trại. Đồng thời ảnh hưởng của chế độ trong mỗi trường hợp cụ thể phải đảm bảo duy trì ở phạm nhân thói quen và khuôn mẫu có lợi đối với quá trình giáo dục, cải tạo, và thay đổi những thói quen và khuôn mẫu nhằm mục đích giáo dục, cải tạo họ. Đó là điều cần thiết mà nhà giáo dục phải cân nhắc đến khi làm việc ở trại. Khuôn mẫu được hình thành có thể phản ánh những phẩm chất tích cực nhất định của phạm nhân và cũng có thể củng cố những phẩm chất, tập quán, thói quen tiêu cực của họ. Muốn loại bỏ khuôn mẫu tập quán, thói quen tiêu cực ở mỗi phạm nhân cụ thể thì cán bộ quản giáo cần phải phát hiện được những thuộc tính khuôn mẫu tích cực ở họ, phải duy trì và củng cố chúng. Duy trì nhóm khuôn mẫu hành vi quen thuộc và tích cực sẽ giúp cho phạm nhân loại bỏ nhanh hơn, dễ dàng hơn những khuôn mẫu tập quán, thói quen tiêu cực ở họ.

Chế độ giáo dục sự cân bàng, mối tương quan cần thiết giữa các quá trình bộc lộ và kìm hãm phản ứng, hành vi ở phạm nhân. Kỷ luật của trại sẽ tạo ra những thay đổi cần thiết ở phạm nhân. Kỷ luật sẽ loại bỏ dần dần tính cục cằn, tính công kích của phạm nhân, phạm nhân thường xuyên tập cho mình thói quen kiểm tra hành vi, hành động. Điều đó đảm bảo giáo dục cho phạm nhân ý thức trách nhiệm trong hành vi, tạo ra ở họ sự cân bằng cần thiết giữa bộc lộ và kìm hãm phản ứng, hành vi.

 

- Chế độ là phương tiện tích cực hóa tất cả các biện pháp tác động giáo dục còn lại. Những quy định rõ ràng, khắt khe, tỉ mỉ của chế độ về toàn bộ cuộc sống ở trại sẽ tạo ra cho phạm nhân trạng thái căng thẳng thường xuyên (đây cũng là mong muốn của nhà giáo dục) vì trạng thái căng thẳng này tạo điều kiện tích cực hóa sự nỗ lực ý chí và tâm lý của phạm nhân, nhằm hình thành tập quán, thói quen tích cực cho họ, nhằm tiếp nhận tích cực tất cả các loại và các phương tiện tác động giáo dục. Tùy theo mức độ phạm nhân bị xã hội và gia đình bỏ rơi sẽ áp dụng các chế độ khác nhau, các chế độ khác nhau có ảnh hưởng đến những điều kiện cần thiết trong quá trình giáo dục, cải tạo. Những phạm nhân bị xã hội và gia đình bỏ rơi sẽ được nuôi dưỡng với chế độ đặc biệt của trại, ở đây yếu tố hình phạt được thể hiện rõ ràng, tạo điều kiện làm xuất hiện ở phạm nhân cảm giác tội lỗi về hành động phạm tội của mình, giáo dục cho họ ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Những thiếu sót tâm lý xã hội của kẻ tái phạm đặc biệt nghiêm trọng, thói quen ăn bám trước đây của họ đòi hỏi cán bộ quản giáo phải áp dụng chế độ đặc biệt đối với họ. Họ phải chịu trách nhiệm kỷ luật cao hơn nếu vi phạm chế độ này. Có như vậy mới có thể thường xuyên tạo điều kiện loại bỏ những thói quen tiêu cực, buộc phạm nhân phải tôn trọng nguyên tắc cơ bản và chuẩn mực hành vi.

Bằng biện pháp củng cố khuôn mẫu hành vi và thói quen tích cực đã hình thành ở trại, quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân sẽ dự kiến được mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp hơn sau khi phạm nhân chấp hành xong hình phạt tù. Điều đó đạt được bằng cách giảm bớt ảnh hưởng của chế độ, không cần phải canh gác và theo dõi thường xuyên phạm nhân. Quyền được lao động phù họp hoàn toàn với khoa học tâm lý đã vạch ra hình thức cải tạo mới đối với người phạm tội, đó là khu dân cư, ở đây không có sự canh gác và không có những nhân tố tác động tiêu cực đến phạm nhân. Chuyển họ về khu dân cư sau khi chấp hành xong hình phạt tù. về mặt tâm lý cơ bản giúp cho quá trình cải tạo, bởi vì nó tạo ra ở người mãn hạn tù cảm giác thực tế là họ được chuyển sang cuộc sống tự do, loại bỏ những trạng thái tâm lý gợi lại trong họ cuộc sống phải cách ly thường xuyên khỏi xã hội, tạo điều kiện tích cực hóa nguyện vọng sau này của họ đối với sự tự giáo dục nhằm thích nghi với cuộc sống trong tập thể nơi họ cư trú và làm việc. Theo dõi những người mãn hạn tù sống ở khu dân cư cho thấy rằng những quan niệm và niềm tin, sự đánh giá của họ về quá khứ của bản thân thay đổi rất nhanh, xuất hiện ở họ nguyện vọng chuộc lỗi nhanh hơn. Trong những điều kiện của cuộc sống đời thường, những phạm nhân sau khi chấp hành xong hình phạt tù củng cố nhanh hơn những kết quả đã đạt được trong quá trình giáo dục, cải tạo ở trại, ở khu dân cư có thể phát hiện được tất cả nguyện vọng và hứng thú của họ một cách đầy đủ hơn. Trong những điều kiện của khu dân cư, họ biểu lộ thái độ tự giác hơn đối với lao động, biểu lộ sáng kiến, lòng tin, tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.

Điều kiện sống ở trại (như chế độ) có những ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý phạm nhân, do đó đòi hỏi cán bộ quản giáo phải chú ý chuẩn bị tâm lý đặc biệt cho họ như: giải thích cho họ hiểu thực chất của chế độ, tầm quan trọng của nó, và hình thành đúng lúc cho họ phương hướng tiếp nhận đúng đắn những điều kiện sống ở trại.

Tổng hợp từ Giáo trình Tâm lý học Tư pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác.

0 bình luận, đánh giá về Các phương tiện tác động giáo dục, cải tạo phạm nhân

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.65810 sec| 1001.953 kb