Quy định mới về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

19/06/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng được quy định tại Chương XXI của Bộ luật hình sự gồm 69 điều, từ Điều 260 đến Điều 329 và được chia thành 04 mục: Các tội xâm phạm an toàn giao thông; Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin mạng, viễn thông; Các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng; Các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng.

1- Điểm mới của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

So với Bộ luật hình sự năm 1999, nội dung Chương XXI  Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Bộ luật hình sự) có nhiều điểm được sửa đổi, bổ sung. Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng được quy định tại Chương XXI của Bộ luật hình sự gồm 69 điều, từ Điều 260 đến Điều 329 và được chia thành 04 mục: 

Mục 1: Các tội xâm phạm an toàn giao thông (từ Điều 260 đến Điều 284);

Mục 2: Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin mạng, viễn thông (từ Điều 285 đến Điều 294);

Mục 3: Các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng (từ Điều 295 đến Điều 317);

Mục 4: Các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng (từ Điều 318 đến Điều 329).

Cụ thể là:

Quy định cụ thể hơn về một số tình tiết định tội, định khung hình phạt: Cụ thể, các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng của nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đã được quy định cụ thể tại các điều luật tương ứng trong Bộ luật hình sư năm 2015.Việc bổ sung quy định cụ thể một số các tình tiết định tội, định khung hình phạt này góp phần khắc phục một trong những bất cập của Bộ luật hình sư năm 1999 là có quá nhiều tình tiết định tính cần văn bản hướng dẫn thể hiện tinh thần của khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 là “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”

Bổ sung một số tội danh mới: Cụ thể Bộ luật hình sự đã bổ sung 12 tội danh mới vào chương này trong đó đa phần là các tội thuộc nhóm tội phạm công nghệ cao - tội phạm đang phổ biến hiện nay với mức độ phức tạp ngày càng gia tăng liên quan tới nhiều quốc gia, có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng về an ninh, tài sản. Ngoài ra, việc bổ sung tội bắt cóc con tin (Điều 301) và tội cướp biển (Điều 302) là nhằm nội luật hóa Công ước Luật biển năm 1982 và Công ước Chống bắt cóc con tin năm 1979.

Điều chỉnh lại cấu thành một số tội phạm nhằm đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Với những điểm mới như nêu trên, Chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là chương có số lượng điều luật và  tội danh nhiều nhất trong các chương của Bộ luật hình sự năm 2015. Khi bào chữa, bảo vệ trong các vụ án về các tội xâm phạm an toàn công trật tự công cộng, Luật sư thường gặp một số khó khăn sau:

- Các tội phạm thuộc nhóm tội này có khách thể đa dạng, liên tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều vụ án đòi hỏi Luật Sư phải có kiến thức chuyên sâu như kiến thức về an ninh mạng, về an toàn cháy nổ, hiểu biết các quy định về khám chữa bệnh, cấp phát thuốc... Nhiều trường hợp bị can, bị cáo là chuyên gia trong các lĩnh vực này với kiến thức chuyên môn sâu. Vì vậy, để thực hiện tốt việc bào chữa, bảo vệ, Luật sư cần tìm hiểu, cập nhật kiến thức, trao đổi kỹ với khách hàng là bị can, bị cáo thậm chí cần tham khảo các chuyên gia trong từng lĩnh vực để có thể nắm bắt và đánh giá chính xác về vụ án.

- Việc thu thập, đánh giá chứng cứ trong các vụ án này thường gặp nhiều khó khăn.

Ví dụ:Trong các vụ án quy định về an toàn giao thông,tài liệu về hiện trường vụ án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ,hoạt động khám nghiệm hiện trường được thực hiện ngay khi tai nạn xảy ra,Luật sư khó có điều kiện đánh giá tính xác thực của tài liệu về hiện trường mà Cơ quan điều tra đã thu thập.Bản thân việc nghiên cứu tài liệu  khám nghiệm hiện trường cũng đòi hỏi Luật sư phải có kiến thức để đánh giá được các dấu vết để lại hiện trường được ghi nhận trong biên bản khám nghiệm hiện  trường.Chẳng hạn để xác định điểm va chạm,một tình tiết rất quan trọng nhằm đánh giá ,xác định lỗi trong mặt chủ quan của tội phạm về giao thông,cần lưu ý đánh giá (i) Quá trình trượt theo quán tính của phương tiện khi xem vết phanh để lại trên hiện trường;(ii) Điểm chạm đầu tiên giữa các đối tượng trong vụ tai nạn thường thông qua các dấu vết trên mặt đường và trên các phương tiện liên quan.

- Trong các vụ án về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin,mạng viễn thông, dữ liệu điện tử là nguồn chính cứ quan trọng.Đây cũng là loại nguồn chứng cứ mới được quy định trong Bộ luật Thông tin hình sự năm2015, việc thu thập,đánh giá chứng cứ đều cần có kiến thức nhất định về công nghệ thông tin và bản thân cơ quan tiến hành tố tụng, với đội ngũ cán bộ chuyên trách, thiết bị kỹ thuật hiện đại cũng gặp khó khăn khi thu thập,đánh giá các chứng cứ này.

- Trong nhiều trường hợp, việc định tội danh đối với bị can,bị cáo khó khăn, do có sự “giáp ranh” giữa có tội và không có tội, giữa các tội thuộc nhóm tội này với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người. Thực tế, trong vụ án liên quan đến khám chữa bệnh thu hút sự quan tâm lớn của dư luận là vụ án Hoàng Công Lương, Viện kiểm sát đã nhiều lần thay đổi tội danh truy tố đối với bị cáo. Cụ thể, khi xét xử sơ thẩm lần 1, đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hòa Bình đề nghị  tuyên Hoàng Công Lượng từ 30-36 tháng tù treo với tội danh “vi phạm quy định khám chữa bệnh”. Đến phiên xử lần thứ 2,tội danh truy tố bị cáo chuyển thành “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Sau đó, Viện kểm sát tiếp tục thay đổi tội danh truy tố lần thứ 3 thành “Vô ý làm chết người”.

- Một số vụ án có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thu hút sự ý của dư luận như các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông . vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy... Trong những hậu quả của tội phạm thường là có thiệt hại lớn về người và tài sản nên gây bức xúc trong dư luận. Điều này cũng gây áp lực nhất định về mặt tâm lý đối với Luật sư, đặc biệt là Luật sư bào chữa cho bị can,bị cáo. đòi hỏi Luật sư phải luôn xác định đúng vai trò của mình là người bào  chữa tránh vì áp lực dư luận mà có những phát biểu, nhận định theo hướng bất lợi cho khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

 

2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Quy định mới về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Quy định mới về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng  có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư hình sự cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Quy định mới về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16127 sec| 962.258 kb