Các trường hợp áp dụng pháp luật và áp dụng pháp luật tương tự

24/02/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Hoạt động áp dụng pháp luật hết sức đa dạng, phong phú, do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành hàng ngày trong đời sống. Khi xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng dự liệu trước những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong đời sống để đặt ra quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của con người một cách phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, đời sống xã hội hết sức đa dạng, phức tạp vì cả những lí do chủ quan và khách quan, nên khi ban hành pháp luật, nhà nước đã không dự liệu hết được những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống nào đó. Trong trường hợp đó, đế đảm bảo lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức, của nhà nước cũng như của cộng đồng, các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền vẫn phải can thiệp để giải quyết các vụ việc đã xảy ra. Giải pháp cho tình huống này là áp dụng pháp luật tương tự.

1- Các trường hợp cần áp dụng pháp luật tương tự

[a] Khi quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thế không mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chẩm dứt.

Đây là trường họp đã có quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, nhưng các cá nhân, tổ chức không tự mình làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ đó. Trong trường họp này, bằng sự can thiệp của chủ thể có thẩm quyền, quyền, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức sẽ được phát sinh, thay đổi hay chấm dứt trên thực tế. Chẳng hạn, cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận quan hệ vợ, chồng đối với anh A và chị B; cơ quan có thẩm quyền quyết định khen thưởng công dân...

[b] Khi xảy ra tranh chẩp về quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà họ không tự giải quyết được.

Đây là trường họp quan hệ pháp luật đã phát sinh, các bên có những quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nhung có sự tranh chấp mà các bên không tự giải quyết được. Chẳng hạn, tranh chấp về tài sản được thừa kế, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất đai... Hoạt động áp dụng pháp luật trong trường hợp này nhằm xác định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể giữa các bên.

[c] Khi cần phải áp dụng các chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

Vi phạm pháp luật là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống.

Để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; xử lí người vi phạm; răn đe, phòng ngừa đối với người khác, các chủ thể có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật đối với người vi phạm. Chẳng hạn, toà án tuyên phạt tù đối với người phạm tội, cảnh sát giao thông xử phạt tiền đối với người vi phạm pháp luật giao thông...

[d] Khi cần áp dụng các biện pháp cường chế nhà nước trong các trường hợp khác.

Trường hợp này không có vi phạm pháp luật, tuy nhiên vì lợi ích chung của cộng đồng, nhà nước có thể phải can thiệp, tiến hành các biện pháp cưỡng chế, buộc những chủ thể có liên quan phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định. Chẳng hạn, cưỡng chế cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm; cưỡng chế trưng thu tài sản; cưỡng chế giải phóng mặt bằng...

[đ] Khi cần kiếm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong một sổ quan hệ pháp luật nhất định.

Trong một số trường họp, pháp luật quy định, chủ thể có thẩm quyền phải tham gia vào quan hệ pháp luật để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên nhằm xác định tính đúng đắn trong hoạt động của các chủ thể hoặc phát hiện những sai sót, vi phạm để kịp thời ra quyết định phù hợp đảm bảo sự đúng đắn trong hoạt động của các chủ thể này.

[e] Khi cần phải xác định sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự kiện thực tế nào đó theo quy định của pháp luật.

Hoạt động áp dụng pháp luật trong trường họp này được tiến hành khi trong thực tế xảy ra những sự kiện nào đó, tuy nhiên theo quy định của pháp luật, cần phải có sự xác nhận của chủ thể có thẩm quyền để biến nó thành sự kiện pháp lí. Chẳng hạn, cơ quan có thẩm quyền công nhận một người nào đó đã chết hoặc mất tích. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest 

2​​- Áp dụng pháp luật tương tự

Áp dụng pháp luật tương tự là hoạt động giải quyết các vụ việc cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền khi không có các quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó. Áp dụng pháp luật tương tự có hai loại là áp dụng tương tự quy phạm pháp luật và áp dụng tương tự pháp luật.

[a] Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật

Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật là giải quyết vụ việc thực tế, cụ thể trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh trường họp khác có nội dung gần giống với vụ việc cần giải quyết. Trường hợp này, các chủ thể có thẩm quyền phải tìm hiểu, rà soát hệ thống pháp luật hiện hành để có thể tìm thấy quy phạm pháp luật có nội dung tương tự với vụ việc đã xảy ra, lấy đó làm căn cứ để giải quyết vụ việc.

[b] Áp dụng tương tự pháp luật

Áp dụng tương tự pháp luật là giải quyết một vụ việc thực tế, cụ thể trên cơ sở những nguyên tắc chung của pháp luật hiện hành, ý thức pháp luật, kết họp các quy phạm xã hội khác. Đây là hoạt động giải quyết các vụ việc cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền trong trường hợp không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh vụ việc đã xảy ra, đồng thời cũng không có quy phạm pháp luật điều chỉnh trường hợp khác có nội dung gần giống với vụ việc cần giải quyết. Trong trường họp này, chủ thể có thẩm quyền phải dựa vào các nguyên tắc chung của pháp luật, quan niệm về sự công bằng, tính nhân đạo, ý thức pháp luật của chủ thể có thẩm quyền và của đối tượng được giải quyết.

Việc áp dụng pháp luật tương tự là cần thiết, tuy nhiên phải thật sự cần thiết mới được tiến hành. Để áp dụng pháp luật tương tự, cần đáp ứng các điều kiện, một là, áp dụng pháp luật tương tự nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên liên quan, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; hai là, phải xác định chắc chắn không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp quy định cho trường họp cần giải quyết; ba là, phải có quy phạm pháp luật điều chỉnh trường họp khác có nội dung gần giống với vụ việc cần giải quyết hoặc xác định được những nguyên tắc cơ bản của pháp luật, quan niệm về lẽ phải, lẽ công bằng... để tiến hành áp dụng tương tự pháp luật.

Áp dụng pháp luật tương tự cần được xác định là giải pháp tạm thời, nên phải thận trọng, tránh sự tùy tiện, chỉ khi nào thấy thật sự cần thiết mới quyết định áp dụng. Đối với mỗi trường họp áp dụng pháp luật tương tự, sau khi giải quyết cần kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền kịp thời ban hành các quy phạm pháp luật để khắc phục lỗ hổng của pháp luật.

(Nguồn tham khảo: Giáo trình Lý Luận chung về nhà nước và pháp luật - Đại học Luật Hà Nội).

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Các trường hợp áp dụng pháp luật và áp dụng pháp luật tương tự được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Các trường hợp áp dụng pháp luật và áp dụng pháp luật tương tự có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Các trường hợp áp dụng pháp luật và áp dụng pháp luật tương tự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.31756 sec| 983.93 kb