Cách công ty luật phân chia thu nhập cho Luật sư thành viên - Phần II

"Con người sẽ đấu tranh mạnh mẽ hơn vì lợi ích của mình hơn là vì quyền của mình" (A man will fight harder for his interests than for his rights).

Napoleon Bonaparte, 1769 - 1821, chỉ huy quân sự và nhà lãnh đạo chính trị người Pháp

Cách công ty luật phân chia thu nhập cho Luật sư thành viên - Phần II

Yêu cầu đặt ra đối với công ty luật là cách phân chia thu nhập phải hợp lý và công bằng cho tất cả các luật sư thành viên và có tính đến các yếu tố khác như kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề, thâm niên, phần trăm vốn góp, tầm ảnh hưởng, mối quan hệ xã hội của từng luật sư thành viên.

Do kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề và bước khởi đầu của từng luật sư thành viên là không giống nhau, cho nên trong một chừng mực nào đó vẫn tồn tại xung đột lợi ích tiềm ẩn đâu đó giữa các luật sư thành viên.

Liên hệ

VII- CÁCH CÔNG TY LUẬT PHÂN CHIA THU NHẬP CHO LUẬT SƯ THÀNH VIÊN DỰA TRÊN THÂM NIÊN

Đây là cách phân chia thu nhập truyền thống vốn rất phổ biến trước đây trong các công ty luật uy tín trên thế giới. Theo đó, việc phân chia thu nhập giữa các luật sư thành viên chủ yếu dựa vào mức độ thâm niên của các luật sư thành viên trong công ty luật của bạn. Theo đó, trong công ty luật của bạn sẽ có một vài mức độ thu nhập mà sẽ tùy thuộc vào mức độ thâm niên của từng luật sư thành viên, ví dụ: thâm niên từ 01 đến 04 năm sẽ thuộc cấp độ 1; thâm niên từ 05 đến 08 năm sẽ thuộc cấp độ 2; thâm niên từ 09 đến 12 năm sẽ thuộc cấp độ 3; và trên 12 năm sẽ thuộc cấp độ 4.

Thuận lợi chính của cách phân chia thu nhập này là nó giúp gây dựng lòng trung thành của các luật sư thành viên đối với công ty luật của bạn. Thời gian làm việc của các luật sư thành viên cho công ty luật của bạn càng lâu thì thu nhập của họ càng tăng. Do đó, các luật sư thành viên sẽ cảm thấy có sự bảo đảm chắc chắn về thu nhập và công việc cho họ, họ không phải chịu áp lực lớn trong việc thường xuyên tìm kiếm doanh thu từ khách hàng, không có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các luật sư thành viên trong việc tìm kiếm hay thực hiện các công việc pháp lý của khách hàng. Mọi người chia sẻ các công việc pháp lý của khách hàng dựa trên cơ sở cùng nhau làm việc để gia tăng thu nhập chung của công ty luật của bạn và từ đó mọi người sẽ cùng nhau được hưởng thu nhập theo mức độ thâm niên của mỗi người trong công ty luật của bạn như đã được thỏa thuận trước đó.

Bất lợi chính của cách phân chia thu nhập này cũng giống như cách phân chia thu nhập đồng đều là chưa ghi nhận được sự cố gắng của từng luật sư thành viên đối với thành công chung của công ty luật của bạn. Một số luật sư thành viên sẽ có khuynh hướng ỷ lại, không chịu cố gắng vì họ cho rằng, họ có làm nhiều đến đâu thì họ cũng chỉ nhận được mức thu nhập theo số năm thâm niên của họ trong công ty luật của bạn.

Một giải pháp khả dĩ để giảm bớt tác động bất lợi của cách phân chia thu nhập này là quy định một mức giới hạn nào đó về độ tuổi mà một luật sư thành viên sẽ không còn được tăng thêm thâm niên nữa ví dụ như 60 tuổi đối với luật sư thành viên nam và 55 tuổi đối với luật sư thành viên nữ, đây cũng chính là tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về lao động và thu nhập của họ sẽ từ từ bị giảm xuống khi tuổi của họ vượt qua độ tuổi tối đa này. Thậm chí có một số công ty luật còn buộc các luật sư thành viên của họ phải nghỉ hưu khi đến một độ tuổi nào đó theo quy định nội bộ của họ, nhưng sẽ không thấp hơn tuổi hưu theo quy định của luật lao động tại thời điểm đó.

Xem thêm: Cách các công ty luật phân chia thu nhập cho các luật sư thành viên - phần I

VIII- CÁCH CÔNG TY LUẬT CHIA THU NHẬP CHO LUẬT SƯ THÀNH VIÊN DỰA VÀO YẾU TỐ TẬP THỂ LÀM VIỆC CÙNG NHAU

Theo cách phân chia thu nhập này, vai trò của từng luật sư thành viên trong sự thành công chung của công ty luật vẫn được ghi nhận nhưng sẽ không được đặt nặng bằng vai trò của tập thể trong công ty luật của bạn. Khác với cách phân chia thu nhập đồng đều với những điểm bất cập như trên, cách phân chia thu nhập này có phân cấp sự phân chia thu nhập thành 3 cấp độ chính, bao gồm cấp độ 1: trên cơ sở toàn công ty luật của bạn; cấp độ 2: trên cơ sở từng phòng, ban, bộ phận trong công ty luật của bạn; và cấp độ 3: trên cơ sở từng cá nhân luật sư thành viên.

Đầu tiên, công ty luật của bạn sẽ trích ra một tỷ lệ phần trăm nào đó từ tổng thu nhập của công ty luật của bạn sau khi trừ đi toàn bộ chi phí hoạt động cho tất cả luật sư thành viên. Một tỷ lệ phần trăm khác nhỏ hơn từ tổng thu nhập sẽ được chia cho các luật sư thành viên trong các phòng, ban, bộ phận nào đó mà có thành tích tốt trong công việc. Cuối cùng, một phần nhỏ còn lại của tổng thu nhập của công ty luật của bạn sẽ được chia đều cho các luật sư thành viên có thành tích xuất sắc trong công việc theo sự đánh giá khách quan của hội đồng luật sư thành viên.

Thuận lợi chính của cách phân chia thu nhập này là nó để cao tinh thần tập thể hơn vai trò cá nhân cho dù vai trò của cá nhân vẫn được ghi nhận trong một chừng mực nào đó. Mọi người sẽ cố gắng làm việc cho thành công chung của công ty luật của bạn. Cách phân chia thu nhập này được xem như là hợp lý hơn so với cách phân chia thu nhập đồng đều ở chỗ nó có thêm chế độ thưởng cho các phòng, ban, bộ phận có thành tích tốt nhất trong công việc. Vì vậy, nó sẽ hình thành sự cạnh tranh lành mạnh giữa các phòng, ban, bộ phận, thúc đẩy sự thành công chung của công ty luật của bạn. Bên cạnh đó, việc trích một phần thu nhập dù không nhiều để thưởng cho từng luật sư thành viên có thành tích tốt trong công việc cũng khuyến khích tinh thần làm việc của từng người, giảm bớt sự ganh tị giữa các luật sư thành viên, ít nhiều tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa họ mà góp phần vào thành công chung của công ty luật của bạn.

Bất lợi chính của cách phân chia thu nhập này là chưa đề cao một cách đúng mức thành tích và cố gắng của từng luật sư thành viên cũng như mức độ thâm niên và kinh nghiệm của các luật sư thành viên gạo cội. Do đó, một số luật sư thành viên cốt cán sẽ không mặn mà với việc áp dụng cách phân chia thu nhập này tại công ty luật và những luật sư thành viên mới dù có năng lực thật sự nhưng không cảm thấy hài lòng với thu nhập mà họ được nhận và có thể sẽ bỏ sang làm việc ở các công ty luật khác.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

IX- CÁCH CÔNG TY LUẬT PHÂN CHIA THU NHẬP CHO LUẬT SƯ THÀNH VIÊN DỰA TRÊN 'KHÁCH HÀNG TRÊN HẾT'

Cách phân chia thu nhập này là cách phân chia thu nhập tập trung vào việc tìm kiếm doanh thu từ khách hàng, trong đó có ghi nhận đóng góp của từng luật sư thành viên ở từng giai đoạn của công việc pháp lý của khách hàng, cụ thể là từ giai đoạn mang khách hàng mới về, thực hiện công việc pháp lý của khách hàng cho đến giai đoạn chăm sóc khách hàng.

Theo cách phân chia thu nhập này, để khuyến khích việc gia tăng doanh thu, công ty luật của bạn sẽ trích ra một phần thu nhập từ doanh thu của khách hàng với tên gọi là tiền thưởng mang khách hàng mới về (“Tiền thưởng khách hàng mới”) để chi trả cho những luật sư thành viên đã mang được khách hàng mới về cho công ty luật của bạn, ví dụ như mức Tiền thưởng khách hàng mới là 10%.

Tiếp theo đó, nếu chỉ dừng lại ở việc khuyến khích các luật sư thành viên đi tìm các công việc pháp lý của khách hàng mới thì vẫn chưa giải quyết được bài toán là phải làm sao để khuyến khích các luật sư thành viên khác cũng sẵn sàng bỏ thời gian, công sức của họ để cung cấp dịch vụ cho các khách hàng mới đó. Do đó, để công bằng hơn thì công ty luật của bạn cũng phải tưởng thưởng cho những luật sư thành viên nào trực tiếp thực hiện các công việc pháp lý của khách hàng mới đó và từ đó có thêm một khoản tiền thưởng nữa được gọi là tiền thưởng thực hiện công việc pháp lý của khách hàng (“Tiền thưởng thực hiện công việc pháp lý của khách hàng”) cũng được tính trên một tỷ lệ phần trăm của phí dịch vụ pháp lý cho một công việc pháp lý của khách hàng, ví dụ như 7% trên doanh thu từ công việc pháp lý nào đó của khách hàng. Có như vậy, những luật sư thành viên mắng khách hàng mới về mới có động lực tiếp tục thực hiện luôn các công việc pháp lý của khách hàng đó thay vi đùn đẩy công việc sang cho các luật sư thành viên khác;

Bên cạnh đó, cũng có một số luật sư thành viên lại được chỉ định là cầu nối liên lạc chính thức giữa khách hàng và công ty luật của bạn, là người có nhiệm vụ chăm sóc khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Họ cũng phải mất khá nhiều thời gian và công sức để làm cho khách hàng hài lòng, giữ chân khách hàng tiếp tục sử dụng các dịch vụ pháp lý của công ty luật của bạn cho dù họ không trực tiếp thực hiện các công việc pháp lý đó của khách hàng. Do đó, công ty luật của bạn cũng cần phải trích ra một khoản thưởng hợp lý nào đó dành cho họ, đó có thể là một phần nhỏ thu nhập ví dụ như 2% của doanh thu khách hàng được gọi là tiền thưởng chăm sóc khách hàng (“Tiền thưởng chăm sóc khách hàng”). Những luật sư thành viên kiểu này nhiều lúc cũng chính là những luật sư thành viên đã mang khách hàng mới về;

Sau cùng, một phần nhỏ còn lại của thu nhập của công ty luật của bạn sau khi đã trừ chi phí hoạt động sẽ được chia đều cho các luật sư thành viên góp vốn.

Xin lưu ý rằng, tùy vào chiến lược phát triển của công ty luật của bạn trong từng giai đoạn phát triển là muốn đặt trọng tâm vào việc gia tăng doanh thu hay gia tăng chất lượng dịch vụ pháp lý, công ty luật của bạn sẽ tự cân đối sao cho có sự hợp lý nhất đối với tỷ lệ phần trăm giữa Tiền thưởng khách hàng mới, Tiền thưởng thực hiện công việc pháp lý của khách hàng và Tiền thưởng chăm sóc khách hàng cho từng thời kỳ phát triển của công ty luật của bạn.

Thuận lợi của cách phân chia thu nhập này là nó chỉ tập trung vào thành tích cá nhân của từng luật sư thành viên trong mỗi giai đoạn thực hiện công việc pháp lý của khách hàng cho nên sẽ giảm bớt việc so đo công việc không cần thiết giữa các luật sư thành viên. Các luật sư thành viên sẽ chủ động hơn trong việc tạo ra thu nhập cho chính mình, không cần ai đôn đốc, giám sát và thu nhập của họ sẽ không phải là gánh nặng tài chính thực sự cho những luật sư thành viên khác.

Tuy nhiên, bất lợi chính của cách phân chia thu nhập này là nó không ghi nhận sự đóng góp của các luật sư thành viên cho những công việc không trực tiếp mang lại doanh thu từ khách hàng, chẳng hạn như công tác huấn luyện nhân viên, quản trị nội bộ, nhân sự, kế toán, thuế... Do đó, các luật sư thành viên sẽ có xu hướng không tập trung nhiều đến các công việc không tạo ra doanh thu từ khách hàng đó. Bên cạnh đó, việc áp dụng cách phân chia thu nhập này cũng sẽ dẫn đến tình trạng một số luật sư thành viên sẽ cố tình giữ lại một số công việc pháp lý nào đó của khách hàng để họ tự làm thay vì giao cho các luật sư thành viên có trình độ pháp luật phù hợp và điều này sẽ khiến cho chất lượng dịch vụ pháp lý của công ty luật của bạn bị giảm sút theo thời gian. Như vậy, sẽ có thể xảy ra tình huống một số luật sư thành viên sẽ rất bận rộn với công việc pháp lý của khách hàng nhưng chất lượng công việc thì lại không được đảm bảo trong khi có một số luật sư thành viên có trình độ chuyên môn khác thì không có việc gì để làm, đặc biệt là những luật sư thành viên mới.

Xem thêm: Hướng dẫn về hợp đồng dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest

X- CÁCH CÔNG TY LUẬT PHÂN CHIA THU NHẬP CHO LUẬT SƯ THÀNH VIÊN THEO CHỦ QUAN VÀ KHÁCH QUAN KẾT HỢP

Đây là cách phân chia thu nhập được xác định bằng cách phân tích các yếu tố chủ quan ví dụ như thái độ làm việc, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm hành nghề, công việc phát triển kinh doanh với sự hỗ trợ của các yếu tố khách quan chẳng hạn ví dụ như số lượng khách hàng mang về, số lượng doanh thu trên các cong viec phap ly cua khach hàng của từng luật sư thành viên. Công ty luật của bạn phải thành lập một ủy ban nội bộ bao gồm những luật sư thành viên có kinh nghiệm, uy tín, có thâm niên trong công ty luật của bạn với nhiệm vụ xem xét các yếu tố chủ quan.

Cách phân chia thu nhập này có thuận lợi đó là khuyến khích các luật sư thành viên làm việc ở mức độ cao hơn để họ được chia thu nhập cao hơn. Cách phân chia thu nhập này sẽ sử dụng các yếu tố khách quan chẳng hạn như là điểm khởi đầu để đánh giá, giúp cho việc phân tích các yếu tố chủ quan được chính xác hơn.

Ví dụ, khi xem xét đánh giá một luật sư thành viên nào đó, đầu tiên ủy ban nội bộ sẽ xem xét liệu rằng luật sư thành viên đó đã mang về' được bao nhiêu doanh thu từ khách hàng (yếu tố khách quan) trong kỳ để từ đó xác định điểm khởi đầu tương ứng với một mức thu nhập nào đó mà luật sư thành viên đó được nhận. Từ điểm khởi đầu đó, ủy ban nội bộ sẽ tiếp tục xem xét đến các yếu tố chủ quan chẳng hạn như thái độ làm việc, thời gian mà luật sư thành viên dành cho việc huấn luyện nhân viên, thời gian thực hiện các công việc hành chính, công tác phát triển kinh doanh của công ty luật của bạn, V.V., để từ đó tiếp tục cho điểm đối với luật sư thành viên để người đó được nhận thêm một khoản thu nhập bổ sung khác căn cứ vào mức mà tất cả các luật sư thành viên đã thống nhất.

Một thuận lợi khác của cách phân chia thu nhập này là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Các yếu tố khách quan nhiều khi không thể nào phản ánh được một cách đầy đủ những đóng góp của các luật sư thành viên cho nến cần phải xem xét đến những yếu tố chủ quan thì mới được cho là phù hợp nhất. Cách phân chia thu nhập này cũng giúp giảm bớt tình trạng có nhiều luật sư thành viên đã thể hiện rất tốt trên các số liệu doanh thu từ khách hàng nhưng lại không có uy tín cao với các luật sư đồng nghiệp, không có đầy đủ tư cách đạo đức hành nghề, không dành nhiều thời gian cho công việc phát triển kinh doanh và hành chính của công ty luật của bạn.

Bất lợi chính của cách phân chia thu nhập này là do một phần thu nhập của các luật sư thành viên được tính dựa trên các yếu tố chủ quan, mà các yếu tố này lại chủ yếu dựa trên quan điểm và đánh giá chủ quan của một số luật sư thành viên trong ủy ban nội bộ. Do đó, điều này tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả là một số luật sư thành viên sẽ có thể không cảm thấy hài lòng với những đánh giá của ủy ban nội bộ hay đôi khi những đánh giá của các thành viên trong ủy ban nội bộ trên thực tế cũng có một sự thiên vị nhất định dành cho một vài luật sư thành viên nào đó. Một nhược điểm khác của cách phân chia thu nhập này là các luật sư thành viên vào đầu năm sẽ không thể nào ước tính được thu nhập của minh là bao nhiêu để làm cơ sở phấn đấu vì họ không thể biết được các yếu tố khách quan sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến việc đánh giá thành tích làm việc của họ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest

XI- CÁCH CÔNG TY LUẬT PHÂN CHIA THU NHẬP CHO LUẬT SƯ THÀNH VIÊN QUA TÍNH ĐIỂM

Đây được xem là cách phân chia thu nhập hợp lý nhất trong số các cách phân chia thu nhập đã được trình bày ở trên. Cách phân chia thu nhập này được thiết kế để tưởng thưởng không chỉ cho các luật sư thành viên mang được khách hàng mới về, các luật sư thành viên trực tiếp thực hiện các công việc pháp lý của khách hàng mà còn cho ca những luật sư thành viên có thâm niên cao, những luật sư thanh vien thực hiện các công việc nội bộ khác mà không trực tiếp tạo ra doanh thu từ khách hàng nhưng những hoạt động đó là cần thiết để duy trì và phát triển công ty luật của bạn.

Theo đó, mỗi Luật sư thành viên, sẽ tùy vào số năm thâm niên làm việc cho công ty luật của bạn, sẽ nhận được một số điểm nào đó tương ứng với số năm làm việc. Luật sư thành viên nào mang được khách hàng mới về, dựa vào phí dịch vụ pháp lý nhận được từ những khách hàng mang về, cũng sẽ được nhận một số điểm tương ứng nào đó. Còn đối với những luật sư thành viên nào trực tiếp thực hiện các công việc pháp lý của khách hàng cũng sẽ được nhận một số điểm nào đó dựa trên phí dịch vụ pháp lý mà khách hàng thanh toán. Khoảng thời gian mà các luật sư thành viên dành cho các công việc nội bộ không trực tiếp tạo ra doanh thu từ khách hàng cũng được tính điểm nhưng số điểm sẽ thấp hơn ít nhiều so với số điểm cho khoảng thời gian trực tiếp tạo ra doanh thu từ khách hàng. Sau đó, vào thời điểm chia thu nhập cho các luật sư thành viên vào cuối mỗi kỳ, thu nhập của mỗi luật sư thành viên sẽ được tính dựa vào tổng số điểm mà họ nhận được trong kỳ. Cụ thể, tổng thu nhập của công ty luật của bạn trong kỳ sẽ được chia cho tổng số điểm của các luật sư thành viên trong kỳ để ra được mức thu nhập bình quân trên mỗi điểm. Sau đó, mức thu nhập bình quân trên mỗi điểm đó sẽ được nhân với số điểm mà từng luật sư thành viên có được trong kỳ để ra được tổng số thu nhập của từng luật sư thành viên trong kỳ đó.

Đây được xem là cách phân chia thu nhập khách quan nhất so với các cách phân chia thu nhập được trình bày ở trên do có loại bỏ được yếu tố chủ quan tồn tại ở những cách phân chia thu nhập khác. Theo đó, mỗi luật sư thành viên đều phải nỗ lực hết mình để đạt được kết quả riêng cho bản thân họ trong một tập thể chung và kết quả này có thể được tính toán một cách rõ ràng và cụ thể qua những con số. Mỗi cố gắng của luật sư thành viên đều được tưởng thưởng xứng đáng ở các mức độ khác nhau. Do đó, cách phân chia thu nhập này không những tạo thêm động lực giúp các luật sư thành viên nỗ lực tìm kiếm và thực 

hiện các công việc pháp lý của khách hàng, mà còn đảm bảo công tác điều hành, quản lý, phát triển nguồn nhân lực của công ty luật của bạn vẫn được tất cả các luật sư thành viên dành nhiều thời gian và sự quan tâm đúng mức.

Tuy nhiên, cách phân chia thu nhập này vẫn có một điểm bất lợi nhỏ đó là việc tính toán số liệu sẽ khá phức tạp, cần có nhân sự có chuyên môn theo dõi các hoạt động của các luật sư thành viên và phải có một phần mềm chuyên dụng để ghi nhận các hoạt động hằng ngày của các luật sư thành viên phục vụ cho việc tính điểm chính xác. Ngoài ra, cách phân chia thu nhập loại này vẫn còn tạo ra tình trạng các luật sư thành viên có xu hướng giành giật khách hàng để tự mình làm thay vì chủ động chia sẻ cho các luật sư thành viên khác hay cố ý ghi thêm nhiều thời gian hơn thực tế phát sinh cho các công việc không tạo ra doanh thu. Việc tính điểm cho các luật sư thành viên có thâm niên về lâu dài cũng sẽ làm của các luật sư thành viên có ít thâm niên hơn nhưng lại có năng lực làm việc không thật sự hài lòng và có thể gây tranh cãi giữa họ.

Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

XII- CÁCH CÔNG TY LUẬT PHÂN CHIA THU NHẬP CHO LUẬT SƯ THÀNH VIÊN PHÙ HỢP VỚI TỪNG CÔNG TY

Rất khó để nói rằng cách phân chia thu nhập nào sẽ phù hợp nhất cho công ty luật của bạn vì có khá nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định của bạn chẳng hạn như kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề' của các luật sư thành viên trong công ty luật của bạn, xuất phát điểm của từng luật sư thành viên, các khách hàng mục tiêu, điểm phát triển hiện tại của công ty luật của bạn, mục tiêu phát triển của công ty luật của bạn trong tương lai... Có một số luật sư đã chọn một trong các cách phân chia thu nhập nói trên để áp dụng trong một thời điểm nào đó trong vòng đời doanh nghiệp của họ và rồi họ sẽ chuyển đổi sang một cách phân chia thu nhập khác theo từng chu kỳ phát triển. Ngoài ra, cũng có người lại chọn các điểm mạnh của từng cách phân chia thu nhập nêu trên rồi kết hợp chúng lại với nhau, bổ sung một số yếu tố đặc thù riêng của người đó vào cách phân chia thu nhập hỗn hợp đó để áp dụng cho công ty luật của họ.

Như vậy, giờ đây bạn đã có thể xem xét và chọn lựa cho mình một cách phân chia thu nhập nào đó được cho là phù hợp nhất đối với công ty luật của bạn và để bạn cảm thấy yên tâm hơn, bạn có thể học hỏi thêm kinh nghiệm từ bạn bè, đồng nghiệp của bạn về những cách phân chia thu nhập khác cho luật sư thành viên mà họ đang áp dụng trong công ty luật của họ để từ đó bạn sẽ đưa ra sự lựa chọn về phân chia thu nhập được xem là phù hợp nhất cho công ty luật của bạn. 

Câu chuyện phân chia lợi nhuận giữa các luật sư thành viên trong công ty luật luôn là một chủ để hết sức phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro tranh chấp giữa các luật sư thành viên. Giải quyết được vấn để phân chia thu nhập của các luật sư thành viên sẽ giúp công ty luật của bạn vững mạnh về mặt tổ chức và tập thể các luật sư thành viên sẽ đoàn kết hơn để tiếp tục duy trì và phát triển công ty luật của bạn.

Có nhiều cách phân chia thu nhập khác nhau chẳng hạn như phân chia thu nhập đồng đều, phân chia thu nhập theo tỷ lệ phần trăm vốn góp, phân chia thu nhập qua tỷ lệ vốn góp và trả lương, phân chia thu nhập dựa trên doanh thu từ các khách hàng mang về, phân chia thu nhập hỗn hợp... Mỗi cách phân chia thu nhập đểu có những thuận lợi và bất lợi riêng của nó và sẽ không có một cách phân chia thu nhập nào được xem là hoàn hảo và bất biến. Do đó, việc lựa chọn một cách phân chia thu nhập nào sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các luật sư thành viên, thời gian nào trong vòng đời doanh nghiệp cũng như mục tiêu phát triển lâu dài của công ty luật của bạn.

Xem thêm: Những bất lợi đối với mô hình ‘ăn những gì bạn giết’

Phạm Nhật Thăng - điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (Tham khảo: Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề Luật sư của Luật sư Nguyễn Hữu Phước)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Cách công ty luật phân chia thu nhập cho Luật sư thành viên - Phần II

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.40171 sec| 1164.867 kb