Cách viết và điều chỉnh nội dung của bản luận cứ trong vụ án hành chính

"Nếu bạn cho rằng bạn không thể trở thành một Luật sư tử tế, hãy chọn làm Người tử tế, đừng làm Luật sư".

Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của Mỹ

Cách viết và điều chỉnh nội dung của bản luận cứ trong vụ án hành chính

Tại phiên tòa hành chính, Luật sư của người khởi kiện là người trình bày bản luận cứ trước nên việc chú ý theo dõi diễn biến phiên tòa hành chính qua thủ tục khai mạc và hỏi để phát hiện những tình tiết, những thông tin làm cơ sở cho việc điều chỉnh bản luận cứ.

Luật sư của bên bị kiện trình bày bản luận cứ sau phần trình bày bản luận cứ của Luật sư bên khởi kiện, nên ngoài việc theo dõi diễn biến phiên tòa qua thủ tục khai mạc và thủ tục hỏi, Luật sư của bên bị kiện còn phải chú ý theo dõi những luận cứ mà bên đối phương đã trình bày trước Tòa để có thể điều chỉnh bản luận cứ của mình.

Liên hệ

I- LUẬT SƯ VIẾT CÁC PHẦN CỦA BẢN LUẬN CỨ

1- Viết phần tiêu đề

Phần tiêu đề được trình bày ở đầu bản luận cứ bảo vệ. Bên trái trang văn bản là logo của tổ chức hành nghề Luật sư (Văn phòng Luật sư, Công ty luật) mà Luật sư là thành viên (nếu có), ở giữa là Đoàn Luật sư, Văn phòng Luật sư, Công ty luật và địa chỉ liên hệ. Phần tiêu đề của bản luận cứ bao gồm các thông tin ngắn gọn về Đoàn Luật sư, Văn phòng Luật sư, Công ty luật, địa chỉ liên hệ (điện thoại, Fax, Email...). Họ tên của Luật sư không trình bày trong phần tiêu đề mà ở phần mở đầu của bản luận cứ.

Có thể trình bày phần tiêu đề bản luận cứ như sau:

Logo Văn phòng Luật sư/Công ty luật (nếu có)

Đoàn Luật sư:...

Văn phòng Luật sư (Công ty Luật):...

Địa chỉ liên hệ:...

Điện thoại (nếu có):...

Fax (nếu có):...

Email (nếu có):...

Phần tiêu đề như trên không bắt buộc phải thể hiện trong các bản luận cứ nhưng Luật sư nên tận dụng như một cơ hội để cung cấp cho Tòa án và các đối tượng khác những thông tin nhằm mục đích quảng bá cho tổ chức hành nghề Luật sư mà mình là thành viên và cho chính bản thân Luật sư; đồng thời cũng góp phần làm đẹp về mặt hình thức cho bản luận cứ bảo vệ.

Hoặc có thể trình bày phần tiêu đề một cách đơn giản hơn là: “Bản luận cứ bảo vệ cho người khởi kiện (người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) trong vụ án khiếu kiện quyết định hành chính…, hành vi hành chính (hoặc đối tượng khác) của...”.

2- Viết phần mở đầu

Phần mở đầu của bản luận cứ bảo vệ được viết tiếp sau phần tiêu đề. Phần này cần trình bày hết sức ngắn gọn nhưng vẫn bảo đảm đầy đủ thông tin cần thiết.

Luật sư thường mở đầu bản luận cứ của minh bằng “Kính thưa..”. Luật sư cần tránh lạm dụng việc thưa gửi để tâng bốc quá mức hoặc tỏ vẻ nhún nhường một cách không cần thiết đối với hội đồng xét xử bởi vì rất có thể điều đó sẽ có tác động không tốt đến thiện cảm của Hội đồng xét xử đối với Luật sư cũng như với khách hàng của Luật sư. Do không có quy định bắt buộc về vấn đề này nên các Luật sư có thể sử dụng nhiều cách thưa gửi khác nhau nhưng đơn giản nhất, Luật sư chí cần “Kính thưa Hội đồng xét xử” hoặc “thưa quý Tòa”, “thưa Tòa” là đủ.

Trong phần mở đầu của bản luận cứ bảo vệ, sau câu thưa gửi, Luật sư cần giới thiệu về bản thân, bối cảnh tham gia tố tụng và tư cách tham gia tố tụng trong vụ án hành chính.

Khi giới thiệu về mình, Luật sư chỉ cần cung cấp những thông tin thực sự cần thiết một cách ngắn gọn như họ tên, Văn phòng Luật sư hay Công ty luật nơi mình đang làm việc (nếu có), Đoàn Luật sư nơi Luật sư tham gia với tư cách thành viên, cần chú ý tránh đưa ra những thông tin cá nhân không cần thiết thậm chí còn có thể gây sự khó chịu cho Hội đồng xét xử hay những người nghe khác (như thành tích cá nhân, chức vụ, học hàm, học vị...).

Những thông tin trong phần mở đầu của bản luận cứ ít thay đổi (như họ tên Luật sư, họ tên khách hàng, tên Tòa án...) nên Luật sư có thể viết sẵn phần này.

Luật sư cần thể hiện rõ bối cảnh (lý do) tham gia tố tụng và tư cách tham gia tố tụng trong vụ án hành chính của mình trong phần mở đầu của bản luận cứ. Trong vụ án hành chính, Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền cho đương sự (khoản 5 Điều 60 Luật tố tụng hành chính) hoặc với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự (Điểm a Khoản 2 Điều 61 Luật tố tụng hành chính), tuỳ thuộc theo ý chí của đương sự - khách hàng và theo sự thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng của mình.

Trường hợp Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện cho đương sự thì phải có văn bản ủy quyền hợp pháp của đương sự, thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa vụ tố tụng hành chính của người ủy quyền - là đương sự mà Luật sư nhận đại diện. Trong trường hợp này, Luật sư cần nêu rõ căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của mình là văn bản ủy quyền hợp pháp của đương sự, tham gia tố tụng trong tư cách người đại diện theo ủy quyền chứ không phải tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Khi này bản luận cứ mang tính chất là bản tự bảo vệ của đương sự chứ không phải là bản luận cứ bảo vệ của Luật sư cho khách hàng. Luật sư cần lưu ý cách xưng hô trong trường hợp này.

Trường hợp Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự thì phải nêu rõ căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của mình là hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa Luật sư với khách hàng và được sự chấp nhận của Tòa án. Theo Luật tố tụng hành chính, Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự vì lý do “được các đương sự nhờ”. Có thể hiểu là Luật sư được đương sự yêu cầu trực tiếp hoặc theo sự phân công của Văn phòng Luật sư, Công ty luật khi có yêu cầu của đương sự.

Với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự, Luật sư cũng cần chú ý các trường hợp: mình cùng một hoặc một số Luật sư đồng nghiệp cùng tham gia bảo vệ cho một khách hàng hoặc bảo vệ cho nhiều khách hàng có lợi ích không đối lập nhau trong cùng một vụ án để viết phần mở đầu cho phù hợp.

Phần mở đầu bản luận cứ có thể trình bày một cách ngắn gọn như sau:

Kính thưa Hội đồng xét xử.. .(1)

Tôi (chúng tôi) là Luật sư...(2) thuộc Văn phòng Luật sư (Công ty luật).. .(3) Đoàn Luật sư.. .(4)

Tham gia phiên tòa này với vai trò...(5) cho khách hàng của tôi (chúng tôi) là.. .(6) là.. .(7) trong vụ án hành chính này.

Do...(8)

Giải thích:

(1) Nêu tên Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa cấp tỉnh, có thể nêu rõ “ Tòa hành chính Tòa án nhân dân tỉnh...”;

(2) Họ, tên Luật sư;

(3) Tên Văn phòng Luật sư, Công ty luật;

(4) Tên Đoàn Luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

(5) Là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hay đại diện theo ủy quyền (cho đương sự là khách hàng của Luật sư);

(6) Nêu họ tên, địa chỉ của khách hàng (có thể là một hoặc nhiều khách hàng);

(7) Nêu tư cách đương sự của khách hàng trong vụ án (người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan);

(8) Nêu lý do tham gia phiên tòa hành chính với tư cách tố tụng ở phần (5) (do khách hàng yêu cầu hoặc lý do khác).

Trước khi viết phần nội dung, có thể dùng câu “Thưa (hoặc Kính thưa) Hội đồng xét xử (hoặc Quý toà)” để thể hiện sự chuyển tiếp từ phần mở đầu sang phần nội dung của bản luận cứ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

3- Viết phần nội dung

Phần nội dung là phần trọng tâm của bản luận cứ bảo vệ trong vụ án hành chính.

Những nội dung như tóm tắt diễn biến vụ án, phân tích tính hợp pháp hoặc không hợp pháp của việc Tòa án thụ lý vụ án, thẩm quyền giải quyết vụ án, thời hiệu khởi kiện, các thủ tục tố tụng được áp dụng từ khi khởi kiện và thụ lý vụ án cho đến thời điểm Tòa án xét xử vụ án, khẳng định việc yêu cầu Tòa án tiếp tục tiến hành xét xử hoặc hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án nếu có căn cứ, xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp cần viết trước một cách chi tiết vì những nội dung này ít bị điều chỉnh, thay đổi. Tuy đề cập đến nhiều vấn đề nhưng dung trọng của những nội dung trên không lớn trong kết cấu của phần nội dung bản luận cứ bảo vệ. Các nội dung nêu trên không nhất thiết phải trình bày trong mọi bản luận cứ mà tùy theo từng vụ án cụ thể, Luật sư lựa chọn đưa vào phần nội dung bản luận cứ những vấn đề cần thiết trong số những nội dung đó.

Trọng tâm của phần nội dung bản luận cứ là các vấn đề cần làm sáng tỏ trong vụ án. Đây là phần chiếm dung lượng lớn trong bản luận cứ, đòi hỏi nhiều công sức, trí tuệ của Luật sư. Trong nội dung này, các

Luật sư đưa ra những lập luận, dẫn chứng, trình bày và nhận định, đánh giá các chứng cứ, kết luận được rút ra sau khi nhận định, đánh giá chứng cứ... nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng.

Các nội dung cụ thể của phần nội dung bản luận cứ cân được viết như sau:

- Tóm tắt diễn biến vụ án hành chính:

Khi tóm tắt diễn biến vụ án hành chính, Luật sư nên đi từ tình tiết chính của vụ án, tức là tình tiết gắn với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện. Từ tình tiết chính đó, Luật sư có thể lựa chọn thêm những tình tiết có liên quan khác để trình bày trong phần tóm tắt nội dung vụ án. Trên thực tế, diễn biến của một vụ việc mà hệ quả của nó là vụ kiện hành chính tại Tòa án có thể rất phức tạp, liên quan đến nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính do các chủ thể quản lý nhà nước ban hành hoặc thực hiện trong một thời gian dài, nếu chọn cách tóm tắt này, Luật sư có thể loại bớt những tình tiết không cần thiết, nhanh chóng nhận diện được đối tượng khiếu kiện trong vụ án.

Những tình tiết của vụ án được nêu trong phần tóm tắt vụ án phải vừa phản ánh đúng sự thật khách quan, đồng thời cũng phải phục vụ cho các luận cứ bảo vệ mà Luật sư sẽ trình bày ở phần tiếp theo; gắn với yêu cầu hợp pháp của đương sự - khách hàng. Vì thế, cũng là tóm tắt về cùng một vụ án hành chính nhưng trong bản luận cứ của Luật sư mỗi bên sẽ có cách trình bày, cách đề cập đến các tình tiết của vụ án khác nhau. Mặc dù phải bảo đảm tính khách quan nhưng Luật sư cần tránh, hạn chế nêu ra những tình tiết bất lợi cho khách hàng khi tóm tắt nội dung vụ án.

Luật sư chuẩn bị nội dung này để trình bày trong trường hợp khách hàng của mình (đặc biệt khi khách hàng là người khởi kiện) không trình bày rõ, đầy đủ về nội dung sự việc, yêu cầu, căn cứ của yêu cầu trong phần đầu của thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hành chính, khi các bên được trình bày trước khi Tòa án tiến hành thủ tục hỏi. Nếu khách hàng đã trình bày đầy đủ thì Luật sư không cần trình bày nội dung này.

- Phân tích tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của việc Tòa án thụ lý vụ án hành chính:

Luật sư mỗi bên có thê có cách phân tích khác nhau để khẳng định việc Tòa án thụ lý vụ án hành chính là đúng hay sai. Các bên thường trình bày về nội dung này trong trường hợp các bên còn tranh cãi về việc người khởi kiện đủ hay không đủ điều kiện khởi kiện, Tòa án thụ lý vụ án đúng hay không đúng.

Trong bản luận cứ bảo vệ cho người khởi kiện, Luật sư cần chú ý đánh giá, nhận định về tính hợp pháp của việc Tòa án thụ lý vụ án. Bản luận cứ bảo vệ người khởi kiện cần nêu và phân tích, đánh giá một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ những thông tin về việc bảo đảm tư cách chủ thể khởi kiện và quyền khởi kiện của người khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, khởi kiện đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án, thủ tục khởi kiện và các thủ tục tố tụng hợp pháp mà Tòa án đã thực hiện để thụ lý vụ án. Trên cơ sở kết luận tư cách chủ thể khởi kiện của người khởi kiện bảo đảm, khởi kiện trong thời hiệu mà luật pháp quy định và vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án, không thuộc các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện, các thủ tục tố tụng mà những người tham gia tố tụng (người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - nếu có, người tham gia tố tụng khác), người tiến hành tố tụng đã thực hiện đầy đủ, hợp pháp thì Luật sư khẳng định Tòa án thụ lý vụ án là đúng và đề nghị Tòa tiếp tục tiến hành xét xử vụ án.

Trong bản luận cứ bảo vệ cho người bị kiện, để trình bày về nội dung này, Luật sư cần chú ý đánh giá, nhận định về tính bất hợp pháp của việc Tòa án thụ lý vụ án. Nếu có những bằng chứng cho thấy việc thụ lý vụ án hành chính là thiếu căn cứ như vụ việc không thuộc thẩm quyền của Tòa án (đối tượng khởi kiện không thuộc loại việc được quy định tại Điều 30 Luật tố tụng hành chính hoặc không đúng cấp Tòa án), vi phạm thời hiệu khởi kiện, chưa bảo đảm thủ tục khởi kiện..Luật sư phải nêu rõ và đưa ra đề xuất đình chỉ việc giải quyết vụ án đế Tòa án quyết định, căn cứ các quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật tố tụng hành chính, dẫn chiếu sang các trường hợp tương ứng tại Khoản 1 Điều 123 Luật tố tụng hành chính.

Ví dụ: Anh B là Phó Công an xã, bị Chủ tịch ủy ban nhân dân xã xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc. Anh B kiện theo thủ tục tố tụng hành chính, yêu cầu Tòa án hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Tòa án thụ lý giải quyết.

Trong tình huống này, Luật sư bên bị kiện viện dẫn các quy định của Luật Cán bộ, công chức và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để lập luận anh B không phải là công chức và căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật tố tụng hành chính (khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống) để khẳng định loại việc này không thuộc thẩm quyền của Tòa án theo tố tụng hành chính.

Cũng giống như khi tóm tắt nội dung vụ án, khi phân tích, đánh giá tính hợp lệ hoặc không hợp lệ của việc Tòa án thụ lý vụ án, Luật sư cần tránh đề cập đến những điểm bất lợi của khách hàng vì phía đối phương có thể sẽ khai thác những thông tin đó để “chống” lại khách hàng của mình.

- Xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp:

Luật sư cần trình bày một cách ngắn gọn để khẳng định vụ án thuộc loại việc nào trong số các loại việc được quy định tại Điều 30 Luật tố tụng hành chính, các bên đương sự trong vụ án là ai, khách hàng của mình tham gia với tư cách đương sự nào. Các bên thường đề cập nội dung này trong trường hợp không thống nhất quan điểm xác định loại việc có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính hay không.

Ý kiến của Luật sư khẳng định vụ án có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục giải quyết các vụ án hành chính hay không, tư cách tham gia tố tụng của các bên đương sự trong vụ án như thế nào trong nhiều trường hợp là rất quan trọng, có thể tác động đến một số quyết định của Tòa án. Ví dụ: trong trường hợp Tòa án xác định không đúng loại việc hoặc thậm chí loại việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (tức là đối tượng khởi kiện không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 30 Luật tố tụng hành chính). Hoặc Tòa án cũng có thể sai sót khi xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính, như xác định không đúng người bị kiện (hay xảy ra trong trường hợp quyết định hành chính là của ủy ban nhân dân, của Chủ tịch ủy ban nhân dân), người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (bỏ sót hoặc đưa người không phải là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng với tư cách đó). Sau khi có ý kiến của Luật sư, Tòa án phải cân nhắc, xem xét lại ý kiến của mình.

Bản thân Luật sư cũng cần chú ý xem xét, đánh giá chính xác tính chất của đối tượng khởi kiện, của quan hệ pháp luật tranh chấp để tránh nhầm lẫn khi xác định loại việc, từ đó tránh được nhầm lẫn trong xác (định văn bản pháp luật áp dụng.

Ví dụ: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện ban hành, phạt về hành vi lấn chiếm đất là quyết định hành chính trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính chứ không phải là quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất là quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai chứ không phải là quyết định hành chính trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

- Các vấn đề cần làm sáng tỏ trong vụ án hành chính:

Các vấn đề cần làm sáng tỏ trong vụ án hành chính được Luật sư trình bày nhằm mục đích trực tiếp bảo vệ hay phản bác yêu cầu khởi kiện, vì vậy cần phải tương ứng theo các yêu cầu khởi kiện và được thể hiện bằng các luận cứ. về kỹ thuật trình bày chung, các luận cứ phải được viết một cách rõ ràng, mạch lạc và phải tính đến khả năng điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp trong khi Luật sư tham gia trực tiếp quá trình (tranh tụng công khai tại phiên tòa  hành chính (chủ yếu qua thủ tục hỏi và tranh luận). Khi viết các luận cứ về những vấn đề cần làm sáng tỏ trong vụ án hành chính để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ, Luật sư cần nêu rõ từng vấn đề với những tình tiết cụ thể, đưa ra chứng cứ và đánh giá các chứng cứ đó, đưa ra phân tích, lập luận, có viện dẫn các quy định pháp luật cụ thể phù hợp và cuối mỗi luận cứ phải rút ra kết luận.

Trong các vụ án hành chính, yêu cầu khởi kiện bắt buộc là yêu cầu xem xét về tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện, ngoài ra có thể có yêu cầu bồi thường thiệt hại. Luật sư các bên cần lập luận theo các yêu cầu này. Tương ứng với các yêu cầu khởi kiện đó, các vấn đề chủ yếu cần làm sáng tỏ trong nội dung bản luận cứ là:

- Tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của yêu cầu khởi kiện.

- Tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của đối tượng khởi kiện - căn cứ để chấp nhận hay phản bác yêu cầu khởi kiện.

- Thiệt hại và bồi thường thiệt hại.

Luật sư của mỗi bên sẽ có hướng khai thác khác nhau đối với các ấn đề đó tuỳ vào việc Luật sư bảo vệ cho phía đương sự nào, tuỳ vào tính chất, nội dung của từng vụ án cụ thể.

Cụ thể là:

Thứ nhất, về tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của yêu cầu khởi kiện

Theo Luật tố tụng hành chính, Tòa án có thẩm quyền phán quyết về tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện - quyết định hành chính, hành vi hành chính và các đối tượng khác được quy định tại Điều 30 Luật tố tụng hành chính và thiệt hại phát sinh bởi các đối tượng đó trên cơ sở yêu cầu của người khởi kiện. Yêu cầu khởi kiện chỉ hợp pháp khi phù hợp với thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết vụ án hành chính.

Trong các vụ án hành chính, người khởi kiện thường yêu cầu Tòa án hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính hoặc tuyên bố hành vi hành chínhC là trái pháp luật. Bên cạnh đó, tùy từng vụ việc cụ thể, người khởi kiện có thể đưa ra một số yêu cầu khác có liên quan như yêu cầu bồi thường thiệt hại, yêu cầu cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính thực hiện trách nhiệm công vụ theo quy định của pháp luật. Những yêu cầu mà người khởi kiện đưa ra có thể hợp pháp, hợp lý nhưng cũng không ít trường họp, những yêu cầu đó không hợp pháp, hợp lý, không có căn cứ để Tòa án bảo vệ. Luật sư của người khởi kiện cần tập trung vào các luận cứ để chứng minh rằng yêu cầu của thân chủ là hợp pháp và có căn cứ. Còn Luật sư của người bị kiện sẽ làm theo hướng ngược lại, nghĩa là phải tìm ra những điểm bất hợp pháp, thiếu căn cứ của yêu cầu khởi kiện.

Ví dụ: Bà X bị Chủ tịch ủy ban nhân dân xã M xử phạt về hành vi chiếm đất công. Bà X cho rằng phần đất bị chính quyền coi là đất công đó thuộc quyền quản lý, sử dụng từ ông bà ngoại chuyển sang cho cha mẹ bà và đến bà tiếp tục sử dụng, không có việc bị thu hồi hay tự nguyện hiến đất cho Nhà nước. Bà X kiện Chủ tịch ủy ban nhân dân xã M, yêu cầu Tòa án: (1) hủy quyết định xử phạt, (2) xác định đất đang tranh chấp thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình.

Trong tình huống này, Luật sư của người bị kiện cần chỉ ra rằng căn cứ Điều 193 Luật tố tụng hành chính thì yêu cầu (2) không thuộc thẩm quyền của Tòa trong vụ án hành chính.

Thứ hai, về tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của đối tượng khởi kiện

Tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của đối tượng khởi kiện là căn cứ để phản bác hay bảo vệ yêu cầu khởi kiện. Trong các vụ án hành chính, vì cho rằng mình có quyền và lợi ích bị xâm phạm nên người khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính. Vì vậy, Luật sư của người khởi kiện cần tập trung vào các luận cứ để chứng minh rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện là bất hợp pháp. Luật sư của người bị kiện sẽ phải chuẩn bị các luận cứ theo yêu cầu ngược lại, tức là phải khẳng định được tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện. Các luận cứ cụ thể trong bản bảo vệ của Luật sư các bên được hình thành dựa trên cơ sở Luật sư đánh giá một cách khách quan tính hợp pháp hoặc bât hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện theo các tiêu chí sau:

- Tính hợp pháp và có căn cứ về hình thức, nội dung của quyết định hành chính hoặc việc thực hiện hành vi hành chính bị khởi kiện;

- Tính hợp pháp về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hànhquyết định hành chính hoặc việc thực hiện hành vi hành chính;

- Thời hiệu, thời hạn ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính.

Những luận cứ, lập luận, dẫn chứng mà Luật sư các bên nêu ra khi đánh giá về tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của đối tượng khiếu kiện vừa nhắm mục đích khẳng định sự thật khách quan của vụ án đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá yêu cầu của các bên là hợp pháp hay không hợp pháp, hợp lý hay không hợp lý.

Ví dụ: quyết định hành chính là bất hợp pháp thì rõ ràng yêu cầu hủy quyết định hành chính là hợp pháp và hợp lý; quyết định hành chính có nhiều nội dung, liên quan đến nhiều đối tượng nhưng chỉ có một người cho rằng mình bị xâm hại và khởi kiện nhưng lại có yêu cầu hủy toàn bộ quyết định hành chính thì yêu cầu đó là không hợp pháp và không hợp lý; người khởi kiện yêu cầu Tòa án phán quyết về những việc không thuộc thẩm quyền của Tòa án trong vụ án hành chính thì yêu cầu đó là không hợp pháp... Vì vậy, Luật sư cần phải chú ý đến mối liên hệ này để khi lựa chọn các luận cứ đánh giá về tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của đối tượng khiếu kiện bảo đảm tính thống nhất, tính logic với các yêu cầu của khách hàng.

Cụ thể là:

Một là, tính hợp pháp và có căn cứ về hình thức, nội dung của quyết định hành chính hoặc việc thực hiện hành vi hành chính bị khởi kiện:

Tính hợp pháp về hình thức của quyết định hành chính: Thể thức văn bản là tiêu chí mà Luật sư cần xem xét khi đối tượng khởi kiện trong vụ án là quyết định hành chính. Việc áp dụng sai thể thức văn bản có thể sẽ dẫn đến hậu quả là quyết định hành chính vô hiệu. Ví dụ như trường hợp hết thời hiệu xử phạt, khong ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả mà lại áp dụng mau quyết định xử phạt, ra quyết định xử phạt nhưng trong đó số tiền phạt là 0 (không) đồng.

Khi xem xét tiêu chí này, Luật sư cần đánh giá quyết định hành chính có tuân theo mẫu văn bản mà pháp luật quy định riêng đối với loại quyết định hành chính đó hay không. Ví dụ: các mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính, biên bản vi phạm hành chính... được ban hành theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, có một thực tế là đôi khi những mẫu văn bản được quy định theo văn bản pháp quy của ngành không thống nhất với mẫu trong các văn bản pháp luật chung.

- Tính hợp pháp về nội dung:

(i) Căn cứ pháp lý ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính: gồm có các văn bản pháp luật và căn cứ pháp lý khác. Đối với căn cứ là văn bản pháp luật, Luật sư cần kiểm tra và đánh giá xem các văn bản pháp luật đó có phù hợp, có còn hiệu lực đối với vụ việc đó hay không. Nếu cơ quan hành chính viện dẫn một văn bản pháp luật hết hiệu lực hay thuộc lĩnh vực khác không phù hợp với quan hệ pháp luật cần điều chỉnh bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính thì quyết định hành chính, hành vi hành chính đó cũng bị coi là bất hợp pháp. Ví dụ, ban hành quyết định hành chính nhưng lại viện dẫn quy định Bộ luật Dân sự làm căn cứ...

Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, các quyết định hành chính, hành vi hành chính còn dựa trên những căn cứ pháp lý đặc thù do pháp luật quy định. Luật sư phải đánh giá các căn cứ mà chủ thể quản lý nhà nước sử dụng trong trường hợp cụ thế đó có đúng theo quy định của pháp luật không.

Ví dụ: Trong các căn cứ để ban hành quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức có chức vụ từ Tổng cục trưởng hoặc tương đương trở xuống, ngoài các văn bản pháp luật là Luật Cán bộ, công chức, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức còn bắt buộc phải có căn cứ là biên bản của Hội đồng kỷ luật. Hoặc trong các căn cứ để ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục thông thường, ngoài các văn bản pháp luật là Luật xử lý vi phạm hành chính, nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể phải có thêm căn cứ là biên bản vi phạm hành chính và một sổ căn cứ khác như biên bản giải trình, quyết định giao quyền... tuỳ theo từng vụ việc cụ thể.

Nếu ít nhất một trong các tài liệu đó không hợp pháp thì căn cứ ra quyết định xử phạt là không hợp pháp, như: lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi vi phạm hành lang công trình giao thông đường bộ, không viện dẫn nghị định quy định về hành vi vi phạm mà lại viện dẫn văn bản về quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì biên bản này không hợp pháp hoặc trường hợp nếu quyết định xử phạt ban hành dựa trên căn cứ là văn bản không được pháp luật quy định để thay thế cho biên bản vi phạm hành chính thì quyết định xử phạt đó là bất hợp pháp (ví dụ, dùng biên bản làm việc thay cho biên bản vi phạm hành chính).

(ii) Đối tượng áp dụng: Khi xem xét đối tượng áp dụng của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính, Luật sư cần khẳng định việc ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chínhC đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức trong trường hợp cụ thể này là đúng hay sai. Ví dụ: Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức, cần phải kiểm tra những thông tin (từ quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương gần nhất...) để khẳng định rằng người bị áp dụng hình thức kỷ luật này là công chức, có chức vụ từ Vụ trưởng trở xuống thì mới là đúng đối tượng.

(iii) Tình tiết khách quan được hiểu là mức độ tương ứng, phù hợp giữa nội dung quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với tính chất, mức độ, nội dung vụ việc. Tiêu chí này có ý nghĩa quyết định đến tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của đối tượng khởi kiện về mặt nội dung, dẫn đến việc Tòa án chấp nhận yêu cầu hủy quyết định hành chính hoặc tuyên bố hành vi hành chính là bất hợp pháp của người khởi kiện hay không.

Ví dụ: Trường hợp đối tượng khởi kiện là quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Luật sư bảo vệ cho người khởi kiện trình bày luận cứ này theo hướng đánh giá không có hành vi vi phạm, nếu có thì mức độ ít nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ, hình thức xử lý được áp dụng trong quyết định đó không tương xứng với hành vi vi phạm, không phù hợp với thẩm quyền của người ra quyết định hành chính... từ đó đề xuất Tòa án chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện, hủy quyết định hành chính. Luật sư bảo vệ cho người bị kiện sẽ trình bày theo hướng có hành vi vi phạm, mức độ nghiêm trọng, hậu quả..., có tình tiết tăng nặng, hình thức xử lý được áp dụng trong quyết định tương xứng với hành vi vi phạm, phù hợp với thẩm quyền của người ra quyết định hành chính... để kết luận rằng nội dung của quyết định hành chính là phù hợp với tình tiết khách quan, từ đó đề xuất bác yêu cầu khởi kiện, giữ nguyên quyết định hành chính bị kiện.

(iv)   Khi xem xét các điều khoản cụ thể trong quyết định hành chính, Luật sư cần đánh giá nội dung của các điều khoản đó là đúng hay sai theo quy định của pháp luật. Nếu trong các văn bản pháp luật đã quy định mẫu cho từng loại quyết định hành chính thì cần dựa vào các mẫu đó để đánh giá cả về mặt nội dung từng điều khoản cụ thể cũng như thể thức văn bản.

Hai là, tính hợp pháp về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính hoặc việc thực hiện hành vi hành chính:

Khi trình bày luận cứ về thẩm quyền ban hành quyết định hành chính hoặc thẩm quyền thực hiện hành vi hành chính, Luật sư cần hiểu đây là một trong những căn cứ rất quan trọng để kết luận về tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của đối tượng khiếu kiện. Nguyên tắc chung, mọi quyết định hành chínhC được ban hành hoặc hành vi hành chính được thực hiện không đúng thẩm quyền đều là bất hợp pháp. Luật sư cần phải khai thác những thông tin về thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính mà Luật sư có được cùng với khả năng phân tích, đánh giá, lập luận xác đáng để thuyết phục Tòa án phán quyết một cách chính xác về vấn đề này.

Nếu có đủ căn cứ để khẳng định rằng đây là tiêu chí quan trọng nhất để Tòa án hủy quyết định hành chính hoặc yêu cầu chấm dứt hành vi hành chính thì luận cứ này cần phải được ưu tiên trình bày trước tiên trong số các luận cứ của Luật sư bên khởi kiện. Riêng với quyết định hành chính, những sai sót về thẩm quyền thường biểu hiện ở việc chủ thể ban hành quyết định không đúng thẩm quyền hoặc người ký quyết định không đúng thẩm quyền. Nếu người ký tên trong quyết định hành chính không phải là người có thẩm quyền ban hành theo quy định pháp luật, Luật sư cần xem xét lý do, có việc ủy quyền hoặc giao quyền ban hành quyết định hành chính không, việc ủy quyền hoặc giao quyền có hợp pháp không. Nếu có chứng cứ, Luật sư bên khởi kiện sẽ phải tập trung lập luận theo hướng không đúng thẩm quyền, không có ủy quyền, giao quyền hoặc có ủy quyền, giao quyền nhưng ủy quyền, giao quyền không hợp pháp. Luật sư bên bị kiện phải tìm chứng cứ và lập luận theo hướng ngược lại.

Nhưng không phải mọi biểu hiện sai sót về thẩm quyền đều có thể dẫn đến việc Tòa án hủy quyết định hành chính. Ví dụ: Tòa án không hủy quyết định hành chính nếu  qua đánh giá một cách khách quan Tòa án thấy rằng nội dung quyết định hành chính hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật và với sự việc thực tế, việc sai sót đó chỉ là do lỗi kỹ thuật trình bày văn bản, người bị kiện đưa ra được căn cứ chứng minh việc sai sót đó là do lỗi nhầm lẫn của người soạn thảo văn bản và có thể sửa chữa được hoặc đôi khi những sai sót về thẩm quyền này không phải là do người ban hành quyết định không nhận thức đúng về thẩm quyền hoặc do lỗi soạn thảo văn bản mà do việc người ban hành phải tuân thủ theo các mẫu ấn chỉ được các văn bản của ngành hướng dẫn (như mẫu ấn chỉ theo Thông tư).

Ví dụ: quyết định hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của ủy ban nhân dân nhưng ở cuối văn bản lại thể hiện là “TM. UBND” - Thay mặt ủy ban nhân dân, thẩm quyền ban hành quyết định theo quy định của pháp luật là cơ quan nhà nước nhưng mẫu ấn chỉ lại ghi là của chức danh...

Trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu lực của quyết định hành chính, hành vi hành chính. Khi nêu luận cứ này, Luật sư cần dựa trên các quy định của pháp luật, căn cứ các tình tiết trong vụ án để đánh giá việc thực hiện trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính của cơ quan hành chính là đúng hay sai. Ví dụ: Khi xem xét trình tự, thủ tục ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục thông thường, Luật sư cần kiểm tra trình tự lập biên bản vi phạm và ban hành quyết định xử phạt của cơ quan hành chính có thẩm quyền. Nếu không lập biên bản vi phạm hoặc sử dụng một hình thức văn bản khác thay thế biên bản vi phạm hành chính (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Ví dụ: trong lĩnh vực thuế, kết luận thanh tra là căn cứ để ban hành quyết định hành chính thuế và quyết định xử phạt) làm căn cứ ra quyết định xử phạt thì bị coi là vi phạm. Như vậy, để đánh giá tính hợp pháp về trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính, Luật sư không chỉ dừng ở việc sử dụng các thông tin trong quyết định hành chính hoặc tài liệu mô tả về hành vi hành chính mà còn phải khai thác ở những tài liệu, văn bàn có liên quan thể hiện trình tự, thủ tục đó. cần lưu ý, các trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, tương ứng với từng loại việc. Vì vậy, Luật sư cần nắm vững các trình tự, thủ tục đó và quy định pháp luật về các trình tự, thủ tục để đánh giá về tính hợp pháp của trình tự đã thực hiện trên thực tế theo từng vụ án.

Ba là, tính hợp pháp về thời hiệu, thời hạn ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính:

Thời hiệu, thời hạn ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính cũng là một căn cứ rất quan trọng để kết luận về tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của đối tượng khiếu kiện. Trong một số trường hợp, việc vi phạm thời hiệu sẽ dẫn đến hậu quả là cơ quan hành chính không được phép ban hành một số quyết định hành chính hoặc thực hiện một số hành vi hành chính nào đó. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu vi phạm thời hiệu mà cơ quan hành chính vẫn ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính đó thì chúng đương nhiên là bất hợp pháp.

Ví dụ: Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc quá thời hạn từ khi lập biên bản vi phạm cho đến khi ra quyết định xử lý nhưng chủ thể có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì quyết định này là bất hợp pháp. Luật sư của người khởi kiện phải triệt để khai thác thông tin này còn Luật sư bên bị kiện thì phải tìm các chứng cứ hợp pháp để chứng minh rằng có lý do chính đáng để không bị coi là vi phạm về thời hạn, thời hiệu.

Khi đánh giá về thời hiệu, thời hạn, Luật sư cần đặc biệt lưu ý những thay đổi trong quy định về thời hiệu, thời hạn trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, không phải mọi bản luận cứ bảo vệ cho các đương sự trong vụ án hành chính đều phải trình bày đủ tất cả các luận cứ nêu trên về tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ, đánh giá tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của đối tượng khởi kiện theo các tiêu chí trên nếu đối tượng khiếu kiện là quyết định hành chính, tuỳ theo nội dung, tính chất, các tình tiết, sự kiện của từng vụ án cụ thể mà Luật sư lựa chọn các luận cứ phù hợp. Ví dụ, có vụ chỉ cần lập luận về trình tự, thủ tục, về thời hiệu, thời hạn, có vụ cần lập luận về nội dung...

Khi tìm được các căn cứ để khẳng định tính bất hợp pháp hoặc hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện, Luật sư xác định các luận cứ và cần trình bày chúng theo một thứ tự hợp lý: luận cứ nào có ý nghĩa quyết định, có tính thuyết phục cao đối với phán quyết của Toà, với việc bảo vệ cho lợi ích của khách hàng sẽ trình bày trước, các luận cứ có giá trị bổ sung, củng cố thêm nhận định về tính bất hợp pháp hoặc bất hợp lý của đối tượng khởi kiện, cho việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng sẽ được trình bày tiếp theo.

Luật sư nên áp dụng nguyên tắc “cái đinh” để viết các luận cứ. Trong từng luận cứ của bài bảo vệ, Luật sư cần nêu nhận định, mỗi nhận định phải viện dẫn các căn cứ thực tế, căn cứ pháp lý và kết luận. Ví dụ: để lập luận về vấn đề thẩm quyền ban hành quyết định thu hôi đât là trái pháp luật, Luật sư cần khẳng định rằng quyết định được ban hành sai thẩm quyền; sau đó nêu căn cứ thực tế chính là những thông tin trong hồ sơ cho thấy người ký quyết định là không đúng thẩm quyền, nêu căn cứ pháp lý là các quy định của Luật Đất đai và của các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai về thẩm quyền thu hồi đất... và nhận định việc ban hành quyết định là hoàn toàn không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, lập luận về yêu cầu bồi thường thiệt hại

Theo quy định của pháp luật, người khởi kiện vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại với điều kiện thiệt hại trong trường hợp này phải là thiệt hại thực tế do việc ban hành và thực hiện quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, danh sách cử tri hoặc hành vi hành chính gây ra và họ phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình.

Trường hợp cần thiết Tòa án có thể thu thập thêm chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác. Nếu người khởi kiện chưa thể cung cấp chứng cứ được, thì Tòa án sẽ tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau trong một vụ án dân sự khác theo thủ tục chung khi đương sự có yêu cầu. Vì vậy, trong bản luận cứ, để bảo vệ cho yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra, Luật sư phải chỉ rõ các khoản bồi thường, mức bôi thường cùng các chứng cứ, căn cứ cụ thể, hợp pháp mà khách hàng của mình đã có được hoặc đã cung cấp cho Tòa án để chửng minh cho yêu cầu bồi thường đó. Nếu chưa đủ cơ sở thì nên chủ động đề xuất theo hướng sẽ tiến hành khởi kiện vụ án dân sự khác.

Với yêu cầu bồi thường thiệt hại của người khởi kiện, Luật sư bảo vệ cho người bị kiện sẽ đưa ra các lập luận, căn cứ để không chấp nhận hoặc chi chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường đó, như: do quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện là hoàn toàn hợp pháp nên không bồi thường; khoản tiền mà người khởi kiện yêu cầu không được pháp luật quy định là thiệt hại để được bồi thường, mức độ thiệt hại thực tế không như mức mà người khởi kiện đã nêu ra.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

4- Viết phần kết luận và đề xuất

Phần này bao gồm hai nội dung chính: Luật sư khẳng định lại quan điểm (những kết luận đã được rút ra sau khi phân tích, chứng minh theo các luận cứ trong phần nội dung) của mình và đề xuất với Tòa án về phương án giải quyết vụ án hành chính nhằm thoả mãn yêu cầu hợp pháp, hợp lý của đương sự - khách hàng.

Phần kết luận cần được trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý, dễ hiểu, tránh gây hiểu nhầm; có căn cứ pháp luật dựa vào việc viện dẫn các quy định pháp luật cụ thể mà không viện dẫn những tài liệu không phải là văn bản pháp luật như bình luận khoa học, giáo trình, tài liệu tham khảo,... Phần kết luận của bản luận cứ bảo vệ trong các vụ án hành chính tập trung khẳng định tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện, khẳng định yêu cầu của các bên. Đó cũng là cơ sở quan trọng để Luật sư đưa ra các đề xuất.

Phần đề xuất phải đưa ra các phương án cụ thể với cách trình bày bảo đảm ngắn gọn, rõ ràng, thế hiện đầy đủ các yêu cầu hợp pháp của các bên. Với bản bảo vệ cho người khởi kiện, các phương án này thường là yêu cầu Tòa án phán quyết về tính bất hợp pháp của đối tượng bị kiện và bồi thường thiệt hại. Đối với yêu cầu phán quyết về tính bất hợp pháp của đối tượng bị kiện, Luật sư cần nêu rõ yêu cầu Tòa án hủy một phần hay toàn bộ quyết định hành chính bị kiện hoặc tuyên bố một, một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật.

Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có), cần phải đưa ra mức bồi thường thiệt hại cụ thể. Ví dụ: trường hợp kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc, nếu có yêu cầu bồi thường thì cần tính'' cụ thể các khoản thiệt hại về vật chất (tiền lương, phụ cấp (nếu có) cộng A các khoản thu nhập hợp pháp hoặc chi phí hợp lý và hợp pháp khác), về tinh thần (nếu có).

Với bản bảo vệ cho người bị kiện, các đồ xuất cũng tương ứng với các vấn đề mà bên khởi kiện đưa ra: yêu cầu Tòa án phán quyêt vê tính họp pháp của đối tượng bị kiện và bồi thường thiệt hại. Đối với yêu cầu phán quyết vê tính hợp pháp của đối tượng bị kiện, Luật sư cần nêu rõ yêu cầu bác một phần hay toàn bộ yêu cầu của người khởi kiện, giữ nguyên quyết định hành chính bị kiện hoặc tuyên bố một, một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính là hợp pháp. Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại (nêu có), đề nghị bác yêu cầu, hoặc nếu chấp nhận bồi thường thi cũng phải đưa ra mức bồi thường thiệt hại cụ thể.

Phần đề xuất phải tương ứng với các vấn đề Luật sư lập luận ở phần nội dung. Nếu ở phần nội dung không có lập luận thì không có cơ sở để đưa ra đề xuất.

Ví dụ: Trong vụ án khởi kiện quyết định hành chính, phần nội dung chỉ lập luận về tính bất hợp pháp của đối tượng khởi kiện là cơ sở bảo vệ yêu cầu hủy quyết định hành chính, không lập luận để chứng minh về thiệt hại do quyết định hành chính gây ra thì phần đề xuất yêu cầu bồi thường thiệt hại là không có sức thuyết phục.

Những yêu cầu về án phí cũng có thể được đề cập trong phần đề xuất. Luật sư phải chú ý những trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, được miễn, giảm án phí như quy định trong Luật Phí và lệ phí.

Ví dụ: Từ những lập luận trên, khẳng định quyết định hành chính là đúng (hoặc trái) pháp luật.

Căn cứ Điều... Luật tố tụng hành chính, Điều... Luật xử lý vi phạm hành chính, Điều... Nghị định... về xử phạt trong lĩnh vực..., Điều... Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (nếu có yêu cầu bồi thường), đề nghị Tòa án (Hội đồng xét xử):

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Cách viết và điều chỉnh nội dung của bản luận cứ trong vụ án hành chính

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.38254 sec| 1261.156 kb